1.3. Điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây
2.4.1. Kết hôn, chung sống như vợ chồng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một
một vợ, một chồng
Khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nguyên tắc cơ bản
của chế độ HN&GĐ là Ộhôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳngỢ, do đó luật cấm ngƣời đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác hoặc chƣa có vợ, chƣa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có chồng, có vợ. Căn cứ của việc cấm kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời đang có vợ, có chồng là vì ngƣời đang có vợ hoặc có chồng là ngƣời đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp, các bên vợ chồng đều còn sống và chƣa ly hôn. Nhà nƣớc chỉ thừa nhận chế định hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng về hôn nhân.
Tuy nhiên, hiện nay tục Ộđa thêỢ vẫn còn tồn tại ở một số đồng bào thiểu số bởi nhận thức của họ về luật pháp nói chung và hiểu biết về đăng ký kết hôn nói riêng nhìn chung rất thấp. Điển hình là ngƣời Mông ở tỉnh Điện Biên hiện nay còn có Ộbản đa thêỢ ở xã Xa Dung.Ở xã có 20 bản, trong đó ngƣời Mông (chiếm 80%) và ngƣời Thái (20%) sinh sống. Nhƣng tình trạng đẻ nhiều khiến cuộc sống các hộ gia đình thiếu ăn thƣờng xuyên. Đặc biệt, phong tục đa thê xảy ra bởi ngƣời Mông có quan niệm Ộmƣời gái chẳng bằng một traiỢ. Do đó, mọi nỗ lực thoát nghèo của chắnh quyền xã gặp nhiều khó khăn. Biết rõ lấy nhiều vợ là vi phạm pháp luật nhƣng nhiều khi cán bộ tƣ pháp bất lực trong việc ngăn chặn, xử lý bởi từ bao đời này ngƣời Mông có
phong tục vợ cả không có con t rai thì cƣới vợ hai về để mong có con trai nối dõi. Trƣờng hợp tiêu biểu trong chuyê ̣n Ộđa thêỢ là ông Lầu Chƣ́ Di (bản Xa Dung A) có ba vợ và tám đứa con. Trong số ba bà thì chỉ có bà vợ cả do bố mẹ ông Di cƣới có thủ tục đăng ký kết hôn đàng hoàng. Hai bà còn lại ông đều cƣới ỘchuiỢ hoặc cứ đến sinh sống với nhau nhƣ vợ chồng.Điều ấy dân bản biết hết và sau này chắnh quyền biết. Thế nhƣng xã không có biện pháp ngăn chặn[59].
Từ thực tế trên có thể nhận thấy tuy rằng xã hội hiện nay đã có những tiến bộ văn minh nhất định song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hủ tục đã lỗi thời, lạc hậu. Mục đắch của pháp luật quy định cấm ngƣời đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với ngƣời khác nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân bền vững và tiến bộ của loài ngƣời, việc vi phạm điều cấm này làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của vợ hoặc chồng hợp pháp, ảnh hƣởng tới lối sống lành mạnh trong gia đình và xã hội.
2.4.2. Các trường hợp vi phạm giữa những người luật cấm kết hôn hoặc cấm chung sống như vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2014 cấm kết hôn hoặc cấm chung sống nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời có quan hệ cận huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng. Cấm kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ; giữa những ngƣời có họ trong phạm vi ba đời vì theo khoa học, những ngƣời cùng huyết thống hoặc có huyết thống gần nhau không đảm bảo việc thực hiện chức năng duy trì nòi giống nếu họ là vợ chồng. Những ngƣời cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời nếu là vợ chồng của nhau thì con sinh ra có thể bị biến dạng về di truyền, không lành lặn về mặt thể chất, trắ tuệ, tinh thần. Vì lợi ắch của gia đình, xã hội và nòi giống, pháp luật cấm những ngƣời nêu trên kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng với nhau. Cấm kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là căn cứ vào truyền thống đạo đức của dân tộc ta, tránh đảo lộn trật tự trong gia đình hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để mƣu cầu việc kết hôn trái với ý nghĩa cao đẹp của sự tƣơng thân, tƣơng ái trong quan hệ nuôi dƣỡng.
Theo Báo cáo của Ban Dân tộc và số liệu điều tra của Chi cục Dân số và KHHGĐ tỉnh Lai Châu, từ năm 2004 - 2011, tỉnh Lai Châu có trên 200 ngƣời kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa những ngƣời có quan hệ cận huyết thống, tập trung chủ yếu ở một số dân tộc rất ắt ngƣời trên địa bàn tỉnh có nguy cơ suy giảm chất lƣợng dân số nhƣ dân tộc: Mảng, La Hủ, CốngẦTrong đó, đáng chú ý nhất là dân tộc Mảng. Dân tộc Mảng là một trong những dân tộc thiểu số có số dân ắt nhất trong 54 dân tộc Việt Nam, với hơn 3500 ngƣời và chỉ có duy nhất ở huyện Mƣờng Tè, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu). Về nhận thức, ngƣời Mảng tồn tại trong sự chi phối của các thế lực siêu nhiên (ma, quỷ).Theo họ cái gì cũng có ma, từ sông, suối, đất đá, cỏ cây, muông thú đều có ma.Vì vậy, trong cuộc sống họ kiêng đủ thứ và coi trọng thầy mo để cúng làm phép đuổi tà ma ra khỏi thân thể ngƣời, ra khỏi gia đình và làng bản.Một dân tộc đã nghèo, thì lại càng sinh ra nhiều tục lệ, nhiều lễ cúng gây tổn hao về kinh tế và thời gian nên càng nghèo.Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu, tỷ lệ đói nghèo của ngƣời Mảng cao, ắt ngƣời học lên cao và đi công tác ở nơi khác.Tắnh đến thời điểm cuối năm 2011, cả tỉnh có 540 hộ gia đình ngƣời Mảng thì có đến 529 hộ nghèo. Về hôn nhân, ngƣời
Mảng quan niệm rằng: "Khi con gái đi lấy chồng sinh con, những đứa con ấy
mang họ khác thì không còn là con ma của nhà mình, nên con của anh em trai và con của chị em gái được quyền tự do tìm hiểu xây dựng gia đình", nghĩa là khi con gái kết hôn thì đứa con đƣợc sinh ra sẽ mang họ của ngƣời chồng, mà
đối với ngƣời Mảng, khi đứa trẻ đã mang họ của gia đình khác thì không còn liên quan gì đến dòng họ bên ngoại nữa. Từ quan niệm đơn giản đó, ngƣời Mảng cho rằng con anh trai lấy con em gái, con chị gái lấy con em gái và ngƣợc lại là chuyện bình thƣờng. Chắnh vì tình trạng chung sống cận huyết thống nên ở ngƣời Mảng có tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng rất cao. Cả bản Nậm Nghẹ (xã Hua Bum) có khoảng 30 hộ dân thì có đến 7 cặp vợ chồng không có con. Không chỉ còn tình trạng chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống mà dân tộc Mảng còn tồn tại rất nhiều hủ tục khác nhƣ sinh con vẫn đem ra ngoài bìa rừng, đem xuống suối rửa. Đặc biệt ngƣời Mảng rất sợ đẻ con sinh đôi, khi đó họ sẽ đem chôn sống đứa trẻ vì cho rằng đó là con ma hiện về làm hại dân làng.Ngoài ra, đến các bản Mảng, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tƣợng đàn ông, phụ nữ ngồi hút thuốc lào, uống rƣợu suốt ngày mà không lao động.Theo cách nói của ngƣời Mảng thì Ộgạo có thể hết nhƣng rƣợu thì không bao giờỢ.Không chỉ uống rƣợu, ngƣời Mảng còn rất "nghiện" thuốc lào. Từ đàn ông đến đàn bà, ngƣời trẻ đến ngƣời già, thanh niên hay bà bầu, ngƣời cho con bú đều coi thuốc lào nhƣ món ăn không thể thiếu. Việc ngƣời dân Mảng ngập tràn trong rƣợu và hút thuốc lào là hiện tƣợng đáng báo động bởi nó ảnh hƣởng đến sức khỏe và khả năng duy trì giống nòi của một dân tộc vốn dĩ đã kém phát triển, tụt hậu. Đây cũng là một trong những dân tộc có tuổi thọ thấp nhất của tỉnh (trung bình chỉ 50 tuổi)[29].
Theo khảo sát của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Yên Bái tại 11 xã nằm trong vùng dự án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn, chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống, trong năm 2011 đã có 260 cặp kết hôn và chung sống nhƣ vợ chồng, trong đó có tới 185 cặp không có đăng ký kết hôn; đồng thời đã phát hiện ra 10 trƣờng hợp chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống tại 3 xã. Điển hình nhƣ xã Bản Công, huyện vùng cao Trạm Tấu tỉnh Yên Bái trong năm 2012 đã có 4 cặp chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết
thống. Đáng chú ý, trong tổng số 18 cán bộ chủ chốt xã thì có tới 8 trƣờng hợp có con cháu ruột kết hôn, chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống. Xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, trƣờng hợp vợ chồng cận huyết thống lại là chắnh gia đình của cán bộ lãnh đạo trạm y tế xã[72]Ầ Sự mơ hồ và hạn chế trong nhận thức của không chỉ ngƣời dân mà ngay chắnh trong cán bộ, đảng viên về tác hại của kết hôn, chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống thực sự là thách thức lớn với việc nâng cao chất lƣợng dân số tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng đồng bào Mông ở Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cũng quan niệm, họ hàng lấy nhau càng gần thì càng không phải chia sẻ tài sản với ngƣời ngoài, khác họ là lấy nhau đƣợc. Đây thực sự là những thách thức lớn trong công tác nâng cao chất lƣợng dân số để phát triển bền vững tại những vùng đồng bào dân tộc ở vùng cao.
Năm 2012, Tổng cục dân số đã thực hiện khảo sát tình trạng kết hôn, chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống ở 44 xã của 9 huyện thuộc tỉnh Lào Cai và đã phát hiện 224 cặp vợ chồng cận huyết thống. Trong đó, có 221 cặp là con bác lấy con dì; con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu, cháu lấy dì/cô/chú... thì là cá biệt. Có một số trƣờng hợp ở Bắc Hà và Sapa con anh trai lấy con em trai. Khảo sát trên cũng cho biết một số kết quả đáng báo động trên thực tiễn: Trong 224 cặp này có 24 cặp chƣa sinh con, số 200 cặp còn lại sinh ra 558 trẻ, trong đó có 51 trẻ không bình thƣờng, bẩm sinh đã mắc các bệnh nhƣ: Bạch tạng, thiểu năng trắ tuệ, liệt, câm, lông mi trắng, mù lòa... và có 8 trẻ đã chết yểu[71].
Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống chắnh là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật đối với những đứa trẻ đƣợc sinh ra, gây suy thoái chất lƣợng giống nòi, ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững. Hầu hết những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống
rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với sự kết hợp của các gien lặn mang bệnh. Các bệnh thƣờng gặp phổ biến nhƣ: hồng cầu hình liềm, rối loạn chuyển hóa, thiếu enzim G6PD (Enzim bảo vệ tế bào), tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ có thể bị biến dạng xƣơng mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền nhƣ mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Tại huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) - nơi có 90% dân số là ngƣời Mƣờng, có tới 23% dân số trong huyện mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia[69]. Trƣờng hợp gia đình ông Bùi Văn X và bà Bùi Thị T ở huyện Kim Bôi là một trong những trƣờng hợp hôn nhân cận huyết thống.Ông bà lấy nhau đƣợc hơn 20 năm, do sự chỉ định của bố mẹ hai bên, khi mà ông và bà đều có cùng huyết thống (ông là con bác và bà là con dì).Đến nay, ông bà sinh đƣợc tất cả 5 ngƣời con, thì cả 5 cùng mắc các bệnh hiểm nghèo khác nhau. 1 ngƣời con đã chết, còn 4 ngƣời con khác cũng không hoàn toàn bình thƣờng về trắ lực và sức lực. Cả 4 ngƣời con hiện luôn đau ốm, khi thời tiết thay đổi, cả 4 đều bị cơn bệnh hành hạ.Trong đó, ngƣời con út sau khi đi khám chữa bệnh, các bác sĩ cho biết bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh, gia đình còn nhiều khó khăn nên không thể đủ điều kiện chữa trị [26].
Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì chất lƣợng của thế hệ sau là cần thiết. Nhƣng vấn đề kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống rất khó tiếp cận, quản lý tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, có thể nói đây là hủ tục vì trình độ dân trắ thấp, đồng bào chƣa hiểu rõ những hậu quả mà kết hôn hay chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống gây ra. Có những trƣờng hợp cƣới không cần đăng ký kết hôn, thực tế cán bộ tƣ pháp địa phƣơng nắm bắt
đƣợc tình hình nhƣng không thể giải quyết trƣớc tình trạng Ộphép vua thua lệ làngỢ, dù đã sử dụng các biện pháp khuyến khắch, vận động, giảng giải cho ngƣời dân hiểu đƣợc những vấn đề mà con cháu họ sẽ gặp phải nếu chung sống nhƣ vợ chồng cận huyết thống.
Đối với các quan hệ nuôi dƣỡng, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định rõ cấm kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, giữa ngƣời đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dƣợng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Xét về quan hệ thực tế, giữa những ngƣời này không có quan hệ huyết thống nhƣng có quan hệ nuôi dƣỡng, chăm sóc nhau hoặc từng có quan hệ chăm sóc, nuôi dƣỡng. Quy định nhƣ vậy nhằm bảo đảm thuần phong mỹ tục, đạo dức truyền thống của ngƣời Việt Nam, giữ gìn tôn ti trật tự trong gia đình, ngăn chặn hiện tƣợng lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để cƣỡng ép đối phƣơng kết hôn với mình.