Vi phạm độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 39 - 45)

Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nam, nữ chỉ đƣợc kết hôn khi đạt đến độ tuổi luật định: nam từ đủ hai mƣơi tuổi trở lên, nữ từ đủ mƣời tám tuổi trở lên. Nhƣ vậy, vi phạm tuổi kết hôn là một hoặc hai bên nam, nữ kết hôn khi chƣa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (nam chƣa đủ 20 tuổi, nữ chƣa đủ 18 tuổi). Quy định tuổi kết hôn của nam và nữ đều đƣợc nâng lên so với Luật HN&GĐ năm 2000.Pháp luật không chỉ quy định nam, nữ phải tuân thủ điều kiện về độ tuổi khi kết hôn mà còn cấm hành vi chung sống nhƣ vợ chồng khi chƣa đủ tuổi kết hôn luật định. Căn cứ vào quy định pháp luật, tảo hôn đƣợc hiểu là việc lấy vợ, lấy chồng giữa hai bên nam nữ khi một hoặc hai bên chƣa đủ độ tuổi kết hôn mà không phụ thuộc vào việc quan hệ đó có đƣợc xác lập theo quy định pháp luật về đăng ký kết hôn hay không.

Có ba căn cứ hình thành nên quy định pháp luật về độ tuổi kết hôn. Thứ

nhất, độ tuổi kết hôn căn cứ vào chỉ số phát triển tâm sinh lý của con ngƣời

thức đƣợc việc kết hôn và có khả năng thực hiện các trách nhiệm của gia đình khi họ phát triển đến một mức độ nhất định về thể chất và ý thức xã hội. Độ tuổi là thƣớc đo cho sự phát triển của con ngƣời, đảm bảo đủ điều kiện để họ

thực hiện các trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Thứ hai, khả

năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền về HN&GĐ của vợ chồng. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng và các quan hệ xã hội khác.Để mục tiêu của việc kết hôn đạt đƣợc, vợ chồng phải có những kỹ năng nhất định trong đời sống gia đình và là tế bào của xã hội. Phát triển đến độ tuổi nhất định, con ngƣời mới có khả năng tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh việc trách nhiệm, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã hội.Tuổi trƣởng thành của con ngƣời là tuổi hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, sức khỏe, có đủ điều kiện thực hiện tốt trách nhiệm vợ

chồng, cha, mẹ. Thứ ba, độ tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc

nâng lên là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bƣớc qua tuổi mƣời tám thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân sự năm 2005 ngƣời chƣa đủ mƣời tám tuổi là ngƣời chƣa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật đồng ýẦ Theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, thì đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nhƣ vậy, nếu cho phép ngƣời chƣa đủ mƣời tám tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của ngƣời nữ khi xác lập các giao dịch nhƣ quyền yêu cầu ly hôn thì phải có ngƣời đại diện.

Trƣớc khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên hạ độ tuổi kết hôn đối với vùng dân tộc thiểu số để phù hợp với thực tế, tập quán của các dân tộc, vùng miền, tuy nhiên quan điểm đó không đƣợc chấp nhận. Nạn tảo hôn còn đang diễn ra khá phổ biến trong đồng bào các dân

tộc thiểu số, nhất là đồng bào sinh sống ở các khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu.Những nơi mà sự hiểu biết về pháp luật còn thấp và phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại và có ảnh hƣởng nhất định đối với đời sống của đồng bào. Ở vùng dân tộc thiểu số, tảo hôn là do tập tục đã tồn tại từ ngàn đời. Nguyên nhân chủ yếu là các dân tộc này thƣờng sống tách biệt, khép kắn, kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc; ngƣời dân, nhất là trẻ em ắt đƣợc học hành, không có điều kiện giao lƣu, tìm kiếm việc làm khó khăn, nên kết hôn sớm nhƣ một lẽ tự nhiên. Một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nƣớc cũng nằm trong khu vực Tây Bắc là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai...

Bảng 1. Tỷ lệ tảo hôn tại một số tỉnh cao nhất cả nƣớc (năm 2009)

Nguồn: Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ LĐ-TB-XH (2010). Theo thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, 5/6 tỉnh khu vực Tây Bắc nằm trong số các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất cả nƣớc.

TT Tỉnh/thành phố Nam 15-19 tuổi Nữ 15-19 tuổi Nữ 15-17 tuổi Cả nƣớc 2,19% 8,51% 3,12% 1 Hà Giang 17,25% 25,52% 14,31% 2 Cao Bằng 10,70% 16,73% 8,64% 3 Bắc Cạn 5,49% 13,08% 5,86% 4 Lào Cai 11,37% 23,16% 11,83% 5 Điện Biên 14,40% 27,60% 17,53% 6 Lai Châu 18,65% 33,83% 21,20% 7 Sơn La 14,03% 29,08% 17,14% 8 Yên Bái 5,16% 16,11% 6,15% 9 Kon Tum 4,69% 15,75% 7,85% 10 Gia Lai 5,46% 17,26% 7,83%

Ở khu vực Tây Bắc, trong độ tuổi 10 -19 tuổi, cứ 10 em trai thì có 1 em có vợ, 5 em gái ở độ tuổi trên thì 1 em có chồng. Hầu hết các trƣờng hợp này đều chỉ làm lễ cƣới hỏi theo tập tục mà chƣa đăng ký kết hôn. Dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất với 33%, dân tộc Thái 23,1%, dân tộc Mƣờng chiếm 15,8% [71].

Lai Châu là tỉnh vùng cao khó khăn nhất nƣớc, với dân số 402.200 ngƣời gồm 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 86%. Qua khảo sát, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra khá phổ biến ở tất cả các dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều tra, từ năm 2004 -2011, tỉnh Lai Châu có trên 1600 ngƣời tảo hôn, trong đó tập trung chủ yếu ở một số dân tộc Thái, Mông, Dao, Mảng, Cống, La HủẦ ở các dân tộc Mảng, Cống, La Hủ chiếm khoảng 80% so với tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn toàn tỉnh; Theo số liệu Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Lai Châu năm 2012, khoảng gần 1/3 dân số nam và nữ 15 Ờ 19 tuổi đã từng kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng không đăng ký kết hôn, đƣa con số toàn tỉnh có hơn 35% số cặp vợ chồng dân tộc thiểu số tảo hôn.

Tỉnh Sơn La có xã có tỷ lệ tảo hôn chiếm gần 52% cặp vợ chồng đã kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng. Tỷ lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nƣớc: xã Lóng Luông (huyện Mộc Châu) từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì có đến 204 cặp vợ chồng tảo hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52% tổng số cặp vợ chồng; xã Vân Hồ tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng số cặp vợ chồng, xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu) chiếm 49%, các xã Kim Bon, Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo hôn từ 25,4 đến 39%, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu) có tỷ lệ thấp nhất là 27% [47]. Theo thống kê của Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh Sơn La, năm 2013, toàn tỉnh có 7.618 cặp kết hôn thì có 1.234 cặp tảo hôn. Năm 2014 có 746 cặp tảo hôn trong tổng số 4.435 cặp kết hôn. Vắ dụ, trƣờng hợp em Lò

Văn Tỉnh và Lò Thị Mừng (cùng 16 tuổi, dân tộc Thái), ở bản Bó Hạc, xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn), lấy nhau sau khi Lò Văn Tỉnh đang đi học thì ỘcƣớpỢ đƣợc Mừng (theo tục cƣớp vợ của ngƣời Mông). Bố mẹ chồng là anh Lò Văn Quý và chị Lò Thị Nguyện (31 tuổi) cũng tảo hôn từ rất sớm, sinh ra cậu con trai cả Lò Văn Tỉnh đã đi vào vết chân cha. Ngay cả chị Nguyện cũng có suy nghĩ lấy vợ sớm cho con dẫu biết là sai, nhƣng vẫn muốn cƣới cho có ngƣời làm, cũng là để con trai khỏi đi đánh nhau[36]. Đây là suy nghĩ của đại đa số đồng bào thiểu số nơi đây trƣớc vấn nạn tảo hôn.

Ở tỉnh Lào Cai, tảo hôn xảy ra ở hầu hết các dân tộc trong tỉnh, nhƣng ngƣời Mông, Dao, Tày, Nùng, Phù Lá... có tỷ lệ cao nhất. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, từ năm 2006 - 2010 có 952 cặp tảo hôn. Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251 cặp); Si Ma Cai: 6,2% (52/826 cặp)... Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) một năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến 17 tuổi, thậm chắ có em 13 tuổi đã lập gia đình. Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết các thôn, bản, nhiều nhất là ở cộng đồng ngƣời Mông, Dao, Phù LáẦThậm chắ có những em chỉ mới học lớp năm đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng [71].

Trƣờng hợp của em Giàng Thị Hoaở bản Huổi Chá, Điện Biên là một vắ dụ cho thực trạng tảo hôn.Hoa lấy chồng từ năm 15 tuổi - khi mới đang học lớp 7 tại xã nhà. Nay Hoa đã 18 tuổi - vừa đủ tuổi kết hôn nhƣng em đã sinh con đến lần thứ ba. Hai lần sinh đầu, con của Hoa đều tử vong sau sinh do sinh non tháng. Một trong những yếu tố xảy ra tình trạng này là sinh đẻ không đúng độ tuổi theo khoa học về phát triển sinh lý con ngƣời. Ngoài sự mất mát to lớn là hai đứa con, Hoa còn gặp nhiều thiệt thòi khác do tảo hôn. Hệ lụy của việc tảo hôn đối với Hoa cũng chắnh là bài học cho những trẻ em khác ở bản Điện Biên nói riêng, các xã, bản vùng cao Tây Bắc nói chung[18].

Trên đây là những số liệu thống kê chƣa hoàn toàn đầy đủ song phản ánh đƣợc phần nào vấn nạn tảo hôn ở đồng bào thiểu số đang diễn ra ở Tây Bắc. Hầu hết các cặp vợ chồng tảo hôn đều chƣa đƣợc đăng ký kết hôn và gia đình các em cho phép chung sống nhƣ vợ chồng, sinh con khi chƣa đến độ tuổi kết hôn. Bên cạnh đó, các trƣờng hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn là do cơ quan có thẩm quyền thiếu trách nhiệm, sai sót, nhầm lẫn trong việc xác minh điều kiện kết hôn, nhƣng cũng không ắt trƣờng hợp bản thân cán bộ đăng ký cho phép kết hôn bởi xem đây là hiện tƣợng phổ biến trong đồng bào thiểu số. Những hệ lụy do tảo hôn ở vùng miền núi đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chất lƣợng cuộc sống của chắnh những gia đình Ộtrẻ conỢ, rộng hơn là của cộng đồng dân cƣ khu vực đó. Trƣớc hết là hậu quả về sức khỏe, tâm, sinh lý ở trẻ em, nhất là trẻ em gái. Các bé gái lấy chồng, sinh con khi cơ thể, tâm sinh lý chƣa phát triển hoàn thiện dễ dẫn đến các tai biến sản khoa, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ cao, con sinh ra thƣờng ốm yếu, dễ mắc bệnh. Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này lâm vào cảnh khó khăn do chƣa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình.Đau lòng hơn còn có những cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết, suy nghĩ chƣa chắn chắn, chỉ vì những chuyện xắch mắch nhỏ giữa hai vợ chồng nhƣ hiểu lầm nhau hay vợ chồng ăn nói thiếu tôn trọng là dẫn đến vợ hoặc chồng ăn lá ngón để tự vẫn, bỏ lại những đứa con bơ vơ không cha, không mẹ. Một vấn đề nữa là ở những vùng dân tộc, miền núi, đi kèm với nạn tảo hôn là tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày.Không hiếm những gia đình bố mẹ mới chỉ ngoài hai mƣơi tuổi mà đã có ba, bốn đứa con.Điều dễ nhận thấy là hầu hết những gia đình nhƣ vậy, cuộc sống của họ vô cùng vất vả, thiếu ăn, thiếu học và cứ tình trạng này kéo dài thì những đứa trẻ đó khi lớn lên cũng sẽ lại trở thành những ông bố, bà mẹ trẻ con.Từ vấn nạn này thì chuyện thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ con

không đƣợc đi học, không đƣợc chăm sóc đầy đủ về dinh dƣỡng, y tế, văn hoá tinh thần là chuyện tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)