Vi phạm sự tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 45 - 49)

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, đây không chỉ điều kiện kết hôn mà còn đƣợc ghi nhận là nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ.Vi phạm sự tự nguyện chắnh là việc một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ kết hôn trái ý muốn của họ do bị lừa dối, bị cƣỡng ép, bị cản trở hoặc kết hôn giả tạo.

Có ba căn cứ quan trọng hình thành nên quy phạm pháp luật về sự tự

nguyện kết hôn. Thứ nhất, hôn nhân chỉ có thể đạt đƣợc mục đắch khi việc kết

hôn tự nguyện. Tự nguyện trong kết hôn gắn liền với việc tự nguyện chung sống, xây dựng gia đình, thực hiện các nghĩa vụ và quyền HN&GĐ. Sự tự nguyện là yếu tố đảm bảo cho các thành viên trong gia đình chung sống với nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình

đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Thứ hai, kết hôn tự nguyện xóa bỏ tàn tắch của hôn

nhân phong kiến lạc hậu. Hôn nhân tự nguyện đảm bảo sự tự do của con ngƣời trong việc kết hôn, lựa chọn ngƣời bạn đời nhằm chung sống lâu dài, hạnh phúc. Con ngƣời có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, xây dựng gia đình với ngƣời mà mình yêu thƣơng, chia sẻ về mặt tình cảm cũng nhƣ thực hiện các trách nhiệm với nhau. Mọi sự gắn bó không xuất phát từ sự cộng đồng ý chắ trong việc kết hôn đều là mầm mống của sự tan vỡ, là nguyên

nhân của các xung đột trong đời sống gia đình. Thứ ba, kết hôn tự nguyện loại

trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện. Con ngƣời tự do nhất là con ngƣời tự nguyện nhất, nhất là trong lĩnh vực HN&GĐ. Quyền bày tỏ ý chắ khi tham gia các quan hệ xã hội do chắnh chủ thể thực hiện và quyết định. Quyền kết hôn là quyền quan trọng của con ngƣời nhằm thiết lập hôn nhân và

xây dựng gia đình. Trên cơ sở quyền đó, nam nữ có quyền lựa chọn ngƣời bạn đời để làm vợ, làm chồng và gắn bó với nhau suốt đời.

Các trƣờng hợp vi phạm sự tự nguyện kết hôn thƣờng gặp ở đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc Việt Nam thƣờng là yêu sách của cải trong kết hôn (tục Ộthách cƣớiỢ) làm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ; cƣỡng ép kết hôn (tục Ộcƣớp vợỢ, tục Ộnối dâyỢ), cƣỡng ép, cản trở kết hôn do xem Ộlá sốỢ và do mê tắn dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc; tôn giáo.

Ngày nay, phần lớn ngƣời dân tộc Thái đều tôn trọng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, song ở một số nơi vẫn còn duy trì tập tục thách cƣới cao mang tắnh chất gả bán.Thách cƣới không phải là vấn đề xa lạ đối với dân tộc thiểu số mà ngay cả ngƣời dân tộc Kinh. Tuy nhiên, thách cƣới mang tắnh chất Ộyêu sách của cảiỢ, đòi hỏi vật chất quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn thì lại cần xóa bỏ. Để tổ chức nghi lễ kết hôn, nhà trai phải mang sang nhà gái Ộcống vậtỢ bao gồm một lƣợng lớn thực phẩm, gia súc, rƣợu và một khoản tiền nhất định để lấy đƣợc ngƣời con dâu, nếu nhà trai đáp ứng đƣợc những đòi hỏi này của nhà gái thì lúc đó cô dâu, chú rể mới chắnh thức trở thành vợ chồng. Khi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn thì hủ tục Ộthách cƣớiỢ lạc hậu trên gây ra không ắt phiền phức và sự tốn kém. Thậm chắ, có nhiều gia đình nghèo, do muốn dựng vợ gả chồng cho con cái đành phải vay mƣợn tiền bạc sắm lễ vật thách cƣới để rồi sau đám cƣới linh đình ấy là Ộcòng lƣngỢ trả nợ.Đối với ngƣời Mƣờng (Hòa Bình), hôn nhân đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định,từ yêu đƣơng tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cƣới xin. Ngày nay tuy ngƣời Mƣờng đã cho phép trai gái tự tìm hiểu bạn đời song một số nơi vẫn còn duy trì việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ xếp đặt, con cái không có quyền lựa chọn, nhất là con gái, hôn nhân thƣờng trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều nghi lễ phức tạp, tiêu tốn nhiều tiền của, việc định giá cô dâu hoàn toàn do nhà gái

quyết định, nhà trai phải chấp nhận. Thành ngữ Mƣờng có câu Ộlấy đƣợc cô dâu hết ba trâu chắn lợnỢ, hoặc ỘLễ án du khu mặt nạỢ có nghĩa lấy đƣợc cô dâu, bên nhà chồng phải rất vất vả, lo toan.

Hủ tục vi phạm sự tự nguyện kết hôn nữa là tục Ộcƣớp vợỢ để cƣỡng ép ngƣời phụ nữ làm vợ. Ở Phù Yên (Sơn La) hiện vẫn còn Ộmùa cƣớp vợỢ, bắt đầu từ tháng 11 âm lịch theo tục của ngƣời Mông. Theo đó, chàng trai Mông đến chợ, nếu bắt gặp một cô gái và cảm thấy Ộƣng cái bụngỢ liền quay về rủ thêm một số thanh niên trong bản tìm bắt cô gái theo mình. Nếu hai ngƣời đã có tình ý từ trƣớc thì việc này diễn ra đơn giản, cô gái sau một hồi chống cự sẽ để chàng trai đƣa về nhà sống cùng, sau đó chàng trai sẽ đƣa cô gái về nhà bố mẹ đẻ của cô để làm các nghi lễ cƣới hỏi truyền thống. Nhƣng từ lâu phong tục này đã bị biến tƣớng, nhiều gia đình ngƣời Mông đã tổ chức ỘcƣớpỢ con gái nhà ngƣời khác làm vợ cho con mình một cách đầy vũ lực mà không đƣợc sự đồng ý của cô gái. Một khi cô gái bị bắt đi, khó lòng quay lại đƣợc nữa vì theo tục lệ của ngƣời Mông, đã ở nhà trai một đêm thì không đƣợc phép trở về nhà cha mẹ đẻ nữa. Sau ba ngày, nhà trai mới cử ngƣời sang nhà gái báo chắnh thức về chuyện Ộbắt vợỢ. Điều này dẫn đến cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, đi ngƣợc lại với nguyên tắc của Luật HN&GĐ. Bên cạnh đó, ngƣời Mông còn có tục Ộcùng họ không đƣợc phép lấy nhauỢ, trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng họ giống nhau (vắ dụ họ Giàng, họ Cƣ, họ Má, họ LừuẦ) thì họ dù xa bao nhiêu đời đi nữa cũng không đƣợc phép lấy nhau, vì theo quan niệm truyền thống của ngƣời Mông, đã cùng mang họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau nhƣ họ hàng chứ không đƣợc phép cƣới xin.

Tục Ộnối dâyỢ cũng là một trong những hủ tục mà luật cấm, theo đó khi ngƣời chồng chết, ngƣời vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của ngƣời chồng quá cố; khi ngƣời vợ chết, ngƣời chồng góa bị ép buộc kết

hôn với chị gái hoặc em gái của ngƣời vợ quá cố. Luật tục này ắt xuất hiện ở khu vực Tây Bắc mà thƣờng phổ biến ở đồng bào Ê đê (ở Phú Yên, Tây Nguyên) hay ngƣời Bru Ờ Vân Kiều (ở dọc dãy Trƣờng Sơn).

Một trong những trƣờng hợp vi phạm kết hôn tự nguyện là cƣỡng ép, cản trở hôn nhân do xem Ộlá sốỢ và mê tắn dị đoan. Trong phong tục cƣới hỏi của ngƣời Mông ở Sa Pa (Lào Cai) lại có tục bói số hợp vợ, hợp chồng, đây là một khâu hết sức quan trọng, việc này quyết định cho sự thành hôn hay không của đôi trai gái trẻ. Sau khi nắm bắt thông tin ngƣời con gái đƣợc ngƣời nhà trai chấp nhận thì nhà trai tiến hành làm thủ tục bói số để đoán biết số mệnh của cô dâu tƣơng lai và con trai nhà mình có hợp số mệnh không? Có sống đƣợc cả đời tới khi già không? Tục bói số vợ chồng của vùng ngƣời Mông Sa

Pa có hai hình thức khác nhau. Hình thức thứ nhất bói bằng hương: Khi bói

ngƣời cha hay mẹ của con trai lấy ba nén hƣơng đốt cháy sẵn ra đứng chắnh giữa ngoài cửa chắnh đọc lời cầu khấn với ma trời, ma đất, đọc ngày tháng năm sinh, con gái thứ mấy của nhà gái với con trai nhà mình sau đó quay vào trong nhà đứng tại cột ma chắnh đọc lời cầu khấn một lần nữa, đọc xong họ cắm cả ba nén hƣơng xuống gốc cột ma chắnh, họ theo dõi và đoán biết kết quả tốt xấu qua quá trình cháy của ba nén hƣơng đó nếu ba nén hƣơng cháy đều nhau đến hết là đƣợc. Nếu có một nén hƣơng cháy ở độ cao hơn, hai nén cháy thấp hơn đều nhau là rất tốt nó biểu hiện nén hƣơng cháy cao hơn là cha mẹ trụ cột gia đình, còn hai nén cháy thấp đều nhau là cô dâu, chú rể tâm đầu ý hợp sau này hai vợ chồng sẽ có lối sống kỷ cƣơng, kắnh trên nhƣờng dƣới, sống lâu tới đầu bạc răng longẦ Cả ba nén hƣơng cháy không đều nhau là

xấu. Hình thức thứ hai bói bằng con gà: khi bói ngƣời ta bắt một con gà con

tầm bẩy tám lạng hay một cân cùng với ba nén hƣơng ngƣời cha hay mẹ bói đều đƣợc, ngƣời bói cầm con gà và hƣơng đốt cháy sẵn ra đứng chắnh giữa ngoài cửa chắnh đọc lời cầu khấn nhƣ đã nêu trên sau đó vào trong nhà đứng

trƣớc cột ma chắnh đọc lời cầu khấn nhƣ trên xong, ngƣời bói cắm ba nén hƣơng xuống chân cột ma chắnh. Họ đem con gà bói đó cắt tiết tại trung tâm gian nhà chắnh thƣờng thờ cúng tổ tiên khi con gà gần chết họ thả con gà xuống đất để con gà dẫy nảy tứ tung, khi chết hẳn đầu quay về phắa nào cũng đƣợc. Cách xem và đoán nhận biết biểu hiện tốt xấu: ngƣời bói thấy con gà chết quay đầu về hƣớng đông và hƣớng bắc họ cho là tốt, họ cho rằng nó biểu hiện của điều tốt. Nếu con gà đó chết quay đầu về hƣớng tây, nam là biểu hiện không tốt. Theo quan điểm của ngƣời Mông Sa Pa thì hƣớng tây là hƣớng ỘtốiỢ, hƣớng nam là hƣớng ỘtụtỢ. Nếu biểu hiện nhƣ vậy thì việc cƣới hỏi sẽ không đƣợc thực hiện.Chỉ khi nhà trai cảm thấy hợp số mệnh giữa con trai nhà mình với ngƣời yêu qua tục bói số thì các bƣớc tổ chức mới đƣợc triển khai tiếp theo[20]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng dù các bên nam, nữ có yêu thƣơng nhau, mong muốn xây dựng cuộc sống gia đình cùng nhau, nhƣng nếu Ộquẻ bóiỢ không tốt thì cũng bị cản trở không đƣợc phép đến với nhau, hôn nhân của họ phải phụ thuộc vào những điều mê tắn, điều này vi phạm đến sự tự nguyện trong kết hôn.

Từ những phân tắch trên đây, có thể thấy rằng kết hôn, lấy vợ, lấy chồng vi phạm sự tự nguyện diễn ra khá phổ biến và nguyên nhân xuất phát từ các hủ tục lâu đời đã hằn sâu trong quan niệm, tƣ tƣởng của ngƣời dân. Muốn ngăn ngừa, loại trừ các vi phạm này thì điều quan trọng là phải thay đổi đƣợc nhận thức của ngƣời dân, đƣa hôn nhân về đúng bản chất của nó: hôn nhân phải dựa trên cơ sở tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm điều kiện kết hôn của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực tây bắc việt nam 03 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)