1.3. Cơ sở lý luận của việc quy định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự
1.3.1. Cơ sở về kinh tế-xã hội
Quy định về tuổi chịu TNHS của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội của quốc gia đó. Các nhà làm luật sẽ dựa vào những sự phát triển của nền kinh tế đất nước, những biến động về tình hình xã hội để đưa ra một độ tuổi thích hợp, mà khi đến độ tuổi đó chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình gây ra. Với sự phát triển của kinh tế, xã hội, các quyền cơ bản của con người ngày càng được đề cao, vì thế hầu hết các quốc gia đều hạn chế tác động vào các quyền cơ bản đó. Kinh tế, xã hội phát triển kèm theo trẻ em ngày càng được quan tâm bảo vệ, đặc biệt là từ khi công ước bảo vệ quyền trẻ em ra đời, trong đó xác định trẻ em là từ 18 tuổi trở lên, nên xu hướng của pháp luật các nước đề n ng độ tuổi chịu TNHS cao hơn so với trước đ y.
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, thể lực của con người sẽ sớm hoàn thiện, các giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con người cũng sẽ diễn ra sớm hơn trước đ y. Hoạt động giáo dục ngày càng được chú trọng nâng cao, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước giúp con người tiếp cận nhanh hơn với tri thức, hoàn thiện nh n cách. Hơn nữa, với các phương pháp giáo dục tích cực sẽ giúp tính tự lập trong xử sự của con người phát triển sớm. Việc tuyên truyền pháp luật được đưa vào trường học và các v ng s u v ng xa, đ y là mặt tích cực của nền giáo dục hiện đại giúp nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Vì vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên hạ thấp độ tuổi chịu TNHS vì ở độ tuổi thanh thiếu niên, nhiều người đã có sự phát triển vượt trội về thể chất và tinh thần, có hiểu biết về những hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cũng có những mặt trái nhất định. Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế th cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; sự di d n cơ học từ các vùng nông thôn về các đô thị trong khi vẫn giữ thói quen, văn hoá của vùng nông thôn; sự ứng xử giữa con người với nhau cũng có những biến động so với trước đ y. Kinh tế phát triển dẫn đến lối sống ích kỷ, chạy theo đồng tiền, bố m ly hôn, hoặc bỏ mặc con cái, thiếu sự quan tâm, thiếu tình thương yêu của gia đ nh, có lối sống lệch lạc. Thêm nữa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là nguyên nh n khiến một bộ phận giới trẻ lâm vào tình trạng sống ảo, nhận thức lệch lạc về giá trị cuộc sống, bị lôi cuốn vào các trò chơi thiếu lành mạnh, bạo lực, uống rượu bia, ma túy dẫn đến các hành vi phạm tội. Nhiều tệ nạn xã hội có liên quan đến Internet đã xảy ra khắp nơi, mọi lứa tuổi. Nhiều game online cho trẻ em không hợp với thuần phong mỹ
tục, mang tính bạo lực, ảnh hưởng đến nhân cách của người chơi, có nhiều game mang tính chất bạo lực, những hành động giết người hang loạt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ em, người vị thành niên. Rất nhiều thanh thiếu niên bị lừa qua mạng xã hội, nguy hiểm hơn nữa là những vụ ẩu đả, giết người chỉ vì những hiềm khích, ức chế, cãi lộn qua mạng xã hội. Nhiều hình ảnh, nội dung khiêu dâm dễ dàng tìm kiếm trên Internet dẫn đến những tội phạm với chủ thể hoặc nạn nhân là trẻ em ngày càng gia tăng. Hơn nữa do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trẻ em có điều kiện tiếp xúc thông tin đại chúng như internet, sách báo…nên nhận thức về xã hội và pháp luật ngày càng cao nên việc hiểu biết cũng như nguy cơ lợi dụng những lỗ hổng hay chính sách nh n đạo của nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội là ngày một lớn. Những người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Thậm chí hành vi nguy hiểm của lứa tuổi từ 12 đến dưới 14 cũng sẽ diễn biến phức tạp.Vì thế, có nhiều quan điểm cho rằng nên giảm độ tuổi chịu TNHS.
Ở một khía cạnh khác, cùng với sự phát triển cuả nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội xuất hiện là tất yếu. Trẻ em ở thành phố nhìn chung sẽ có sự phát triển nhanh hơn trẻ em ở những vùng nông thôn hay dân tộc vùng núi, nhận thức về pháp luật cũng rõ rang hơn trẻ em miền núi. Do đó, cũng có nhiều quan điểm cho rằng cần quy định tuổi chịu TNHS theo vùng miền, theo địa bàn nông thôn, thành thị. .[tr.19 ] Tuy nhiên, trong một quốc gia phải có sự thống nhất quy định tuổi chịu TNHS, không thể quy định tuổi chịu TNHS theo vùng miền mà chỉ có thể cân nhắc khi xét xử trong thực tiễn[43,tr7].