1.3. Cơ sở lý luận của việc quy định tuổi chịu TNHS trong pháp luật hình sự
1.3.4. Cơ sở về nhu cầu đấu tranh chống tội phạm
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng là cơ sở thực tiễn để xác định và quy định độ tuổi chịu TNHS. căn cứ vào kết quả của thực tiễn của nhiều công trình, khảo sát về tội phạm học, điều tra hình sự,…sẽ giúp các nhà
làm luật sẽ điều chỉnh độ tuổi chịu TNHS một cách phù hợp. Trong bối cảnh trẻ hóa tội phạm như hiện nay, theo khảo sát Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao công bố năm 2018 cho thấy, trung bình mỗi năm có 10.000 vụ phạm pháp hình sự do người vị thành niên thực hiện. Theo nhận định về tình hình tội phạm hiện nay, vấn đề đáng lo ngại là về lứa tuổi. Người phạm tội từ 18 - 30 tuổi chiếm khoảng 70%, dưới 18 tuổi chiếm 8%, tỷ lệ này cũng đang có chiều hướng gia tăng. Đa số người phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự, con số này chiếm 82%.[52] Tuy nhiên, có những vụ án xảy ra trong thời gian gần đ y, người thực hiện hành vi phạm tội là những người chưa thành niên, đều nhận thức rõ hành vi phạm tội của m nh nhưng vẫn tái phạm với cùng một tội danh gây hậu quả lớn cho xã hội nhưng h nh phạt còn chưa đủ nghiêm khắc khiến cho họ còn bất chấp vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Trẻ vị thành niên là đối tượng cần được chăm sóc, bảo vệ và quan tâm đặc biệt vì về mặt t m sinh lý các em chưa phát triển hoàn thiện. Nhưng thực tiễn cũng cho thấy một số trường hợp, hành vi của những người ở lứa tuổi này cũng đã g y ra cho xã hội những thiệt hại rất lớn và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng thậm chí đặc biệt nghiêm trọng. Việc không truy cứu TNHS đối với họ đã để lại những hậu quả không tốt cho xã hội, kích động những người trong lứa tuổi này thực hiện hành vi nguy hiểm, nhiều trường hợp họ lấy việc đó để kh ng định mình. Hiện nay, đứng trước thực trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng cần phải hạ độ tuổi chịu TNHS và tăng mức hình phạt để trừng trị tội phạm, nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa.
Từ những thực trạng đó, có nhiều quan điểm cho rằng quy định tuổi chịu TNHS trong pháp luật Việt Nam hiện hành là không còn phù hợp và cần thiết phải giảm mức tối thiểu chịu TNHS và mức tuổi người thành niên là thấp hơn 18 tuổi tròn. Đ y cũng là vấn đề nhức nhối trong xã hội và các nhà lí
luận hình sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét về tỉ lệ phạm tội, tội phạm là người chưa thành niên chiếm tỉ lệ rất ít. Hơn nữa, trẻ vị thành niên xét về mặt tâm sinh lý các em phát triển vẫn chưa hoàn thiện, chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường giáo dục và gia đ nh. V thế, việc giảm độ tuổi chịu TNHS là quá hà khắc và không thích hợp.
Tóm lại, xuất phát từ nguyên tắc nh n đạo trong pháp luật, từ những đặc điểm tâm sinh lý học, căn cứ về cả điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý, tâm sinh lý học với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các nhà làm luật đã căn cứ vào những yếu tố đó để đưa ra quy định về tuổi chịu TNHS một cách phù hợp.
1.4. Mối liên hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự
Tuổi chịu TNHS là khoảng thời gian tối thiểu kể từ khi chào đời cho đến một thời điểm nào đó để một cá nh n được nhà nước thừa nhận là có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội gây ra. Khoảng thời gian tối thiểu này thường không phải là duy nhất, không được áp dụng xuyên suốt và thống nhất đối với tất cả các tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự của một quốc gia. Trái lại, luật hình sự thường phân chia tuổi chịu TNHS thành các nhóm khác nhau để bảo đảm nguyên tắc công bằng, nh n đạo và phân hoá TNHS. Theo đó, tuỳ thuộc vào loại tội phạm khác nhau mà các nhà lập pháp sẽ quy định tuổi chịu TNHS đối với cá nhân phạm tội một cách tương ứng và phù hợp, do đó mà tuổi chịu TNHS có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với TNHS.
Đối với những trường hợp chủ thể tuổi còn quá trẻ, non nớt, suy nghĩ còn nông cạn mà thực hiện hành vi nguy hiểm nào đó x m hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, nhà làm luật thường phải cân nhắc tính cần thiết phải xử lý về hình sự hay không. Việc xử lý hình sự thể hiện chính sách hình sự của quốc gia và tác động trực tiếp tới hiệu quả đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia có
nghĩa vụ thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ nhân quyền, nh n đạo hoá luật hình sự và thúc đẩy nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo vệ người chưa thành niên với tư cách là một nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Xuất phát từ những lý do này, luật hình sự của một số quốc gia trên thế giới phân chia tuổi chịu TNHS thành các nhóm khác nhau, theo đó có nhóm tuổi chỉ phải chịu TNHS một cách hạn chế, nhóm tuổi khác lại chịu TNHS về mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự. Nói cách khác, trong cùng một BLHS, với các loại tội phạm khác nhau thì tuổi chịu TNHS cũng có thể khác nhau. Ví dụ đối với Điều 17 luật hình sự Trung Quốc, chỉ những tội như giết người hoặc cố ý g y thương tích dẫn đến thương tích nặng hoặc chết người, hiếp d m, cướp giật, mua bán chất ma tuý, đốt nhà, đặt bom, đầu độc mới được luật quy định tuổi chịu TNHS là 14, còn tất cả các tội phạm khác thì tuổi chịu TNHS lại là 16 15,tr43 ; tương tự như vậy, ở Việt Nam cũng chỉ rõ một số tội phạm nhất định có quy định tuổi chịu TNHS của chủ thể là 14, còn các tội phạm còn lại thì tuổi chịu TNHS là 16 , cá biệt còn có một số tội được BLHS quy định tuổi chịu TNHS là 18 .
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, tuổi chịu TNHS luôn có mối liên hệ chặt chẽ với trách nhiệm hình sự. Nội dung của mối liên hệ này thể hiện ở việc tuổi chịu TNHS thường được ph n chia thành các nhóm khác nhau để bảo đảm nguyên tắc công bằng, nh n đạo và phân hoá trách nhiệm hình sự. Khi tuổi chịu TNHS được chia thành những nhóm khác nhau thì TNHS của người phạm tội thuộc mỗi nhóm tuổi cũng rất khác nhau. Theo đó, TNHS đối với chủ thể phạm tội thuộc nhóm tuổi thấp hơn sẽ nh hơn và ngược lại, TNHS đối với chủ thể phạm tội thuộc nhóm tuổi cao hơn sẽ nặng hơn. Lý do của sự phân hoá TNHS này dựa trên những cơ sở khoa học cho thấy những người ít tuổi thường non nớt, ít kinh nghiệm sống, dễ bị kích động dẫn đến phạm tội và đặc biệt cũng là đối tượng dễ giáo dục và uốn nắn để trở thành người lương thiện.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu những vấn đề lý luận về tuổi chịu TNHS, ở chương này tác giả đã tr nh bày được những nội dung cơ bản sau:
- Đưa ra khái niệm tuổi chịu TNHS của một người là khoảng thời gian tối thiểu kể từ khi chào đời cho đến một thời điểm nào đó để một cá nhân được nhà nước thừa nhận là có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi phạm tội gây ra. Tuổi chịu TNHS có những đặc điểm như: được quy định trong luật hình sự;, tuổi chịu TNHS chỉ áp dụng với chủ thể là cá nhân; phản ánh khoảng thời gian tối thiểu của một người từ khi sinh ra cho đến lúc bắt đầu có khả năng gánh chịu TNHS;, được tính theo tuổi tròn và được tính theo năm;. Tuổi chịu trách nhiệm hìmh sự được ghi nhận trong luật hình sự của mỗi quốc gia, và mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử sẽ có quy định khác nhau về độ tuổi chịu TNHS.
- Ph n tích và làm rõ cơ sở kinh tế - xã hội, cơ sở pháp lý, cơ sở tâm sinh lý học và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở để các nhà làm luật đưa ra quy định về tuổi chịu TNHS. Xét từ mặt kinh tế - xã hội, từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy người từ dưới 14 tuổi thực hiện tội phạm ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số tội phạm là người dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số người phạm tội, các hành vi phạm tội phần lớn đều mang tính bột phát và cảm tính. Phân tích về sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh cho thấy sự phát triển của người dưới 18 tuổi chưa hoàn thiện về cả thể chất và tinh thần, chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ và quyết định chính xác hình vi của m nh. Đặc biệt là độ tuổi từ 11-12 tuổi đến 14-15 tuổi, độ tuổi này có sự nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, việc này rất dễ dẫn đến mất thăng bằng t m lý và hành động mang cảm tính, bộc phát.
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ