2.3.5 .Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tha miễn
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện PLHS
Trên cơ sở các vấn đề của thực trạng về tuổi chịu TNHS đã được phân tích trên đ y, tác giả đưa ra một số đề xuất như sau:
Thứ nhất, cần điều chỉnh định nghĩa pháp luật của khái niệm tuổi chịu TNHS. Về mặt lập pháp, khái niệm về “người đủ tuổi chịu TNHS vẫn chưa được các nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS. Tại Điều 12 BLHS 2015 chỉ quy định: “người từ đủ 16 tuổi trở lên phái chịu TNHS về mọi tội phạm... và “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng,... . Tuy nhiên, khái niệm về tuổi chịu TNHS lại không được quy định trong Điều luật này, điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng quy phạm phát luật về tuổi chịu TNHS. Tác giả kiến nghị thêm định nghĩa về khái niệm tuổi chịu TNHS vào Điều 12 như sau:
Điều 12. Tuổi chịu TNHS
1. Tuổi chịu TNHS là khoảng thời gian tối thiểu kể từ khi chào đời cho đến một thời điểm nào đó để một cá nhân được nhà nước thừa nhận là có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội gây ra.
2. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Thứ hai, cần điều chỉnh lại các thuật ngữ về tuổi chịu TNHS một cách thống nhất, cần thống nhất cách diễn đạt “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi , “người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi , và “người từ đủ 18 tuổi . Đồng thời cần xem x t, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để tránh nhầm lẫn đối với những điều luật vẫn còn quy định chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu như khoản 3 Điều 103, điểm b khoản 2 Điều 91,... cần có những chỉnh sửa, ban hành những văn bản hướng dẫn kịp thời để đảm bảo tính hợp lý, khoa học và thống nhất của BLHS. Thứ ba, về quy định tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên, cần được xem x t, điều chỉnh lại cho phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Cần điều chỉnh lại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 của Điều 103 để đảm bảo sự nghiêm khắc của pháp luật.
Thứ tư, cần xem x t, điều chỉnh loại và mức TNHS cho các lứa tuổi. Về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. Qua những vụ án đặc biệt nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện xảy ra trong thời gian qua, mặc dù hậu quả gây ra cho xã hội là đặc biệt lớn nhưng TNHS mà họ phải gánh chịu chỉ là tối đa 12 năm t hoặc 18 năm t đã g y bức xúc rất lớn cho xã hội. Để đảm bảo tính răn đe và tác giả kiến nghị trong thời gian tới cần nâng mức hình phạt t đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi lên đến 30 năm tù.
Thứ năm, BLHS 2015 cần cân nhắc bổ sung quy định miễn, giảm TNHS đối với người cao tuổi để thể hiện rõ ràng hơn nữa tính nh n đạo của pháp luật hình sự. Bởi v xu hướng chung của thế giới hiện nay là dần bỏ án tử hình, quyền con người ngày càng được nâng cao và chú trọng, đặc biệt là với những đối tượng là người chưa thành niên hay người cao tuổi. Do đó, tác giả cho rằng nên quy định bổ sung một khoản tại Điều 12 về độ tuổi tối đa phải chịu TNHS và miễn giảm TNHS đối với người từ 60 tuổi trở lên.
Cuối cùng, mặc dù hiện tượng người dưới 18 tuổi phạm tội đang có chiều hướng gia tăng và tội phạm do họ thực hiện ngày càng nguy hiểm, nhưng tác
giả nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ nhiều phía, trong đó có môi trường sống có nhiều cám dỗ, sự quản lý xã hội chưa tốt của các cơ quan chức năng, sự thiếu quan tâm của gia đ nh và nhà trường…. Hơn nữa hiện tượng tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện chưa đủ phổ biến để