Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 67 - 72)

2.2. Giá trị lịch sử của Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946

2.2.4. Đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật

quyền, độc đoán, gắn liền với việc xác lập và phát triển dân chủ. Động lực ra đời của hệ tư tưởng này bắt nguồn từ những quan điểm của người xưa rằng, sự công bằng, pháp luật là những thuộc tính vốn có từ ngàn xưa của trời đất.

Tư tưởng về tinh thần thượng tôn pháp luật đã được nhà triết học vĩ đại Hy Lạp Plato, ngay từ thời cổ đại ông đã nhận thấysự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào mà pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Và ngược lại nếu pháp luật đứng trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì Nhà nước sẽ được “cứu thoát”.

Những tư tưởng vĩ đại đó tiếp tục được các nhà tư tưởng chính trị - pháp lí của Cách mạng tư sản phát triển lên một thế giới quan chính trị - pháp lí mới. Đó là thế giới quan của các nhà tư tưởng của cách mạng dân chủ tư sản Anh, Pháp, và Đức của Locke, của Montesquieu, của Kant và của Hegel.

Nhà nước pháp quyền không phải là hiện tượng kinh nghiệm mà là mô hình lí luận, lí tưởng cần phải tuân thủ. Nhà nước đó phải là nhà nước cộng hoà thuần tuý, chân chính, nơi có pháp luật ngự trị, mọi cá nhân, mọi chủ thể mang quyền lực nhà nước phải phụ thuộc vào pháp luật.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, có tính chuẩn mực chung, phù hợp với tập quán, truyền thống, giá trị đạo đức của dân tộc. Do vậy, pháp luật cần được tôn trọng và những "công bộc" trong hệ thống tư pháp càng phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Thượng tôn pháp luật là thượng tôn lẽ phải, lẽ công bằng, là không có ai ở trên pháp luật và cũng không có ai không được pháp luật bảo vệ. Để tinh thần thượng tôn pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, cần xây dựng một hệ thống tư pháp với quyền lực được phân công rành mạch, phán quyết dựa trên những căn cứ pháp lý, bảo đảm tinh thần duy lý, không thiên vị để bảo đảm pháp luật được thực thi.

Một trong những đòi hỏi quan trọng của nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật.

Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng luật pháp và bản thân cũng phải chịu những hạn chế của luật pháp.

Luật pháp phải thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý muốn của các vị hoàng đế, những nhà độc tài, các tướng lĩnh, chức sắc tôn giáo hay các đảng phái chính trị tự phong.

Công dân ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân thủ luật pháp của xã hội bởi vì họ tuân thủ chính những nguyên tắc và qui định của họ. Công lí đạt được một cách hoàn thiện nhất khi luật pháp được xây dựng bởi chính người dân, những người phải tuân thủ luật pháp.

Theo pháp quyền, một hệ thống toà án độc lập và vững mạnh phải có sức mạnh, quyền lực, các nguồn lực và uy tín để buộc các quan chức Chính phủ, kể cả những nhà lãnh đạo cao nhất phải chịu trách nhiệm trước các qui định và pháp luật của quốc gia.

Vì thế các thẩm phán phải là những người có đạo đức tốt, có chuyên môn, độc lập và vô tư. Để thực hiện được vai trò quan trọng của họ trong hệ thống chính trị và pháp lí, các thẩm phán phải trung thành với nguyên tắc dân chủ.

Luật pháp của một nền dân chủ có thể có nhiều nguồn: Hiến pháp thành văn, các bộ luật và qui định, các giáo huấn tôn giáo và sắc tộc, các thông lệ và truyền thống văn hoá. Dẫu có nguồn gốc gì đi nữa, luật pháp phải có những qui định bảo vệ các quyền và sự tự do của công dân.

Theo yêu cầu được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, luật pháp không được áp dụng riêng cho bất cứ cá nhân hay nhóm người nào.

Công dân không bị bắt tuỳ tiện, nhà cửa không được khám xét mà không có lí do chính đáng hoặc không bị tịch thu tài sản cá nhân.

Công dân phạm tội phải được xét xử công khai và nhanh chóng, được đối diện và chất vấn những người cáo buộc. Nếu bị kết án, họ có thể không

Công dân không bị ép buộc phải nhận tội. Nguyên tắc này bảo vệ cho công dân khỏi bị ép buộc, lạm dụng hoặc đánh đập và giảm đáng kể tình trạng cảnh sát sử dụng những biện pháp đó.

Với những phân tích như trên thì ta có thể thấy Hiến pháp 1946 thể hiện sự thượng tôn pháp luật. Hiến pháp 1946 thực sư do một Quốc hội lập hiến thông qua. Tức là Nghị viên nhân dân là cơ quan lập pháp cũng không thể sửa đổi hiến pháp, mọi sửa đổi, bổ sung hiến pháp đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70). Đạo luật gốc phải là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân và phải đảm bảo quyền con người không bị xâm phạm từ bất kỳ chủ thể nào, kể cả nhà nước.

Việc tổ chức bộ máy nhà nước có sự phân định rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Nghị viện là cơ quan lập pháp có quyền cao nhất của nước Việt Nam với thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc và đặt ra pháp luật (Điều 22, 23). Song nghị viện phải chịu trách nhiệm trước nhân dân khi quy việc bãi miễn tại Điều 41. Điều này thể hiện cơ quan quyền lực nhà nước tối cao vẫn phải căn cứ vào Hiến pháp để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, nếu vi phạm có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào bởi người dân. Đối với cơ quan chấp hành pháp luật là Chính phủ bao gồm bao gồm Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước và nội các. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện nhân dân, có thể bị nghị viện nhân dân bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thành viên nội các.

Các nghị viên và thành viên của chính phủ đều bị truy cứu trách nhiệm khi vi phạm pháp luật.

Tinh thần thương tôn pháp luật thể hiện rõ nét nhất khi Hiến pháp 1946 đã thiết lập và xây dựng cơ chế: Khi xét xử, các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không có quyền can thiệp.

Ngoài ra, việc tổ chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử mà không tổ chức theo đơn vị hành chính là một yếu tố làm tăng thêm tính độc lập trong hoạt động của toà án. Với cơ chế này, toà án không bị phụ thuộc và bị tác động của cơ quan hành pháp nên các quyết định của toà án có tính khách quan và chính xác hơn.

Tại sao với quy định như vậy lại thể hiện được tinh thần thượng tôn pháp luật? Bộ máy nhà nước gồm có ba cơ quan, lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì thế quyền lực nhà nước cũng được phân thành nhánh quyền lực lập pháp, nhánh quyền lực hành pháp và nhánh quyền lực tư pháp. Như đã phân tích ở phần trước, những người được trao quyền luôn có xu hướng lạm quyền, chuyên quyền, đặc biệt là những người nắm quyền hành pháp. Vậy phải có cơ chế để kiểm soát nhánh quyền lực này cũng như nhánh quyền lập pháp, đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng thực hiện. Do vậy nhánh quyền lực tư pháp phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không thể do một cá nhân hay một cơ quan nhà nước nào làm ảnh hưởng. Các thẩm phán phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết, các thẩm phán phải độc lập với nhau và với các cơ quan nhà nước khác trong bộ máy nhà nước.

Đối với người dân theo quy định tại Điều 11 Hiến pháp năm 1946: “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người dân” [25, Điều 11].

Với các quy định như trên trong hiến pháp 1946 nhân dân Việt Nam thực sự đã trở thành những công dân của một đất nước dân chủ thực sự, không còn là thần dân của chế độ phong kiến chuyên chế hay chế độ phong kiến nửa thực dân. Người dân Việt có đầy đủ các quyền con người, được ghi nhận trong Hiến pháp và có cơ chế bảo đảm cho các quyền đó không bị xâm phạm từ bất kỳ chủ thể nào.

Chương 3

GIÁ TRỊ KẾ THỪA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN, DÂN CHỦ TRONG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1945 VÀ HIẾN PHÁP 1946

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 67 - 72)