Những tiền đề, điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 72 - 76)

3.1.1. Tiền đề về tư tưởng và quan điểm

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là sự thể hiện của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết, ngay từ rất sớm, trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” viết năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những yêu sách quan trọng, trong đó đáng chú ý là yêu sách thứ 7 đòi: “thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” và kèm theo hai câu thơ:

“Bảy xin Hiến pháp ban hành,

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [14].

Những nội dung trên của Bác Hồ đó thể hiện một quan điểm hoàn chỉnh về yêu cầu quản lý xã hội theo pháp luật trong một xã hội dân chủ, một Nhà nước hợp hiến, theo tinh thần pháp quyền và thượng tôn pháp luật.

Những tư tưởng đó không bao giờ xa rời Hồ Chí Minh, khi Người đó trở thành người sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tác giả của Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 bất hủ, người trực tiếp chỉ đạo xây dựng Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng để không ngừng củng cố và phát triển.

Mặc dù bản thân khái niệm Nhà nước pháp quyền không được nhắc đến trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhưng những tư

tưởng cốt lõi, chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật lại được coi là kinh điển đề cập một cách khoa học và cách mạng. Đó là tư tưởng về xây dựng một Nhà nước kiểu mới, hoạt động trên cơ sở một nền pháp luật dân chủ, bảo đảm pháp chế nghiêm minh, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ… Nói cách khác, trong khi đặt vấn đề xây dựng một xã hội mới, một Nhà nước kiểu mới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đó kế thừa và phát triển tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới với bản chất của nền dân chủ mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng xuyên suốt của Người là xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, một Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, hoạt động và quản lý xã hội theo pháp luật và do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tư tưởng đó của Người đó được Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát huy trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

3.1.2. Tiền đề chính trị

Quan điểm chính trị xuyên suốt của Đảng ta là: chế độ Xã hội ở nước ta là chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dân chủ học trong đời sống chính trị, kinh tế, văn học - xã hội là một tiền đề quan trọng. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Xây dựng Nhà nước pháp quyền suy cho cùng chính là thực hiện quyền làm chủ đích thực của nhân dân. Nhà nước ta luôn luôn là công cụ mạnh mẽ và có hiệu lực đối với việc dân chủ học mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn học - xã hội... Bảo đảm cho nhân dân thực hiện tốt nhất các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nâng cao tính chủ động tích cực về mặt xã hội của họ, làm cho họ có điều kiện thực hiện phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách, pháp luật và giám sát

việc thực hiện đường lối, chính sách và pháp luật. Chính vì vậy, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là yêu cầu và đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa [28].

3.1.3. Tiền đề kinh tế

Sự ra đời và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đó tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống xã hội, trình độ của lực lượng sản xuất có sự phát triển nhanh chúng, làm thay đổi và xuất hiện nhiều hơn quan hệ kinh tế mới trong sản xuất – kinh doanh, lưu thông tiền tệ… Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành cơ chế pháp lý bảo đảm cho sản xuất – kinh doanh phát triển lành mạnh. Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tự nó đó là một đòi hỏi tất yếu khách quan buộc Nhà nước phải thay đổi chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý kinh tế – xã hội. Đến lượt nó Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời và hoàn thiện khi các điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội phát triển tới một trình độ nhất định [28].

Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường không phủ nhận các quy luật khách quan của thị trường, mà là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội. Do vậy, đặc tính của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tạo ra những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

3.1.4. Tiền đề về cơ sở xã hội

Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được thực hiện trong một môi trường của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức các tầng lớp nhân dân trong việc thực hành và phát huy dân chủ, xây dựng và củng cố sự đồng thời xã hội. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đó ra Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung của Nghị quyết đã nhấn mạnh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đó chính là tiền đề rất quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xây dựng và đứng vững trên một cơ sở xã hội rộng rãi và vững chắc như vậy. Chính điều này đó tạo nên một nét đặc trưng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về mặt xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy không loại bỏ được sự phân tầng xã hội theo hướng phân hóa giàu, nghèo, nhưng có khả năng xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Những mâu thuẫn xã hội phát sinh trong các điều kiện kinh tế thị trường do được sự điều tiết thông qua pháp luật, chính sách và các công cụ khác của Nhà nước nên ít có nguy cơ trở thành các mâu thuẫn đối kháng và tạo ra các xung đột có tính chất chia rẽ xã hội. Đây là một trong những điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị, đoàn kết các lực lượng xã hội vì các mục tiêu chung của sự phát triển [28].

Sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền vai trò quản lý xã hội của Nhà nước và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân tạo nên sự đồng thuận xã hội, tăng cường khả năng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các giai tầng, các cộng đồng dân cư và các dân tộc. Nhờ vậy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, có được nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết toàn dân, phát huy được sức sống tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hành và phát huy dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)