Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 100 - 108)

3.3. Những phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp

3.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

* Đ ổ i m i n i dung và phư ơ ng th c lãnh đ ạ o c a

Đ ả ng đ ố i v i Nhà nư ớ c

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có hiệu quả và chất lượng cao hơn, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và hiệu lực cao trong quản lý, điều hành của nhà nước, theo các quan điểm, mục tiêu và phương hướng được xác định tại Nghị quyết Trung ương 5 khoá X.

Phải nắm vững và thực hiện ba nội dung trọng yếu về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới:

- Lãnh đạo các cơ quan nhà nước kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, nhất là chủ trương về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, về đổi mới thể chế kinh tế, về xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, phát triển kinh tế hợp tác.

- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, thực sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân.

- Tăng cường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác, các tổ chức sự nghiệp, các cơ quan

quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang đối với việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước, nhất là về quản lý kinh tế, tài chính, thu chi ngân sách, việc sử dụng, bảo quản vốn và tài sản của nhà nước, không phân biệt đại diện chủ sở hữu thuộc ngành hoặc địa phương.

* Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước

- Đảng đoàn Quốc hội và các đảng đoàn Hội đồng nhân dân phải tiếp tục kiện toàn về tổ chức, đề cao trách nhiệm trong việc chủ động đề xuất những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình, phản ánh đầy đủ ý kiến của đại biểu với cấp uỷ. Mặt khác cấp uỷ đảng cần lắng nghe đầy đủ các ý kiến đó để kịp thời xem xét và điều chỉnh kỷ cương khi thấy có cơ sở xác đáng.

Khi cấp uỷ đã có quyết định thì đảng đoàn phải lãnh đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc quyết định của Đảng. Mọi đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định đó.

- Có cơ chế gắn hoạt động của trưởng ban và các ban của đảng với hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội và các ban của Hội đồng nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt vai trò của mình.

- Xây dựng quy chế, làm rõ mối quan hệ lãnh đạo của Bộ Chính trị với các Ban cán sự, giữa Ban cán sự đảng ở các Bộ với Ban cán sự đảng Chính phủ cho phù hợp với mối quan hệ về mặt nhà nước. Phát huy vai trò của đảng uỷ, chi bộ trong các cơ quan nhà nước. Sắp xếp lại đầu mối tổ chức đảng trong các khối cơ quan hành chính, doanh nghiệp theo đúng quy định của điều lệ Đảng.

- Kiện toàn ban cán sự đảng ở các cơ quan tư pháp. Nghiên cứu, cụ thể hoá cơ chế cấp uỷ cho ý kiến về việc xử lý các vụ án quan trọng, phức tạp trên cơ sở tôn trọng quyền theo luật định của các cơ quan tư pháp và đảm bảo tốt sự lãnh đạo của Đảng.

- Các cấp uỷ đảng phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; kiện toàn tổ chức, đổi mới hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhằm thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào việc quản lý nhà nước.

Như vậy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng, đây là sự nghiệp dài lâu của toàn Đảng, toàn dân, bởi vì trong việc này còn ngổn ngang nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Những vấn đề đó không phải dễ gì một sớm một chiều mà giải quyết được. Để đạt tới một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đúng nghĩa của nó cần có sự nỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư về trí tuệ, sức người, sức của, của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện một cách khá sâu sắc và toàn diện trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946. Ở nước ta, chính quyền và Nhà nước ngay từ đầu đã thể hiện tính chất dân dân và cách mạng sâu sắc vì nó là thành quả trực tiếp của Cách mạng tháng Tám do nhân dân ta thực hiện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước ta là con đẻ của khối đại đoàn kết toàn dân. Ngay từ đầu chính quyền, Nhà nước của ta là chính quyền, Nhà nước của nhân dân ta, do nhân dân ta giành được. Điều này được khẳng định một cách chắc chắn trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đồng thời thiết lập các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân.

Các giá trị về tư tưởng pháp quyền, dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập 1945 và Hiến pháp 1946 có giá trị và ý nghĩa kế thừa hết sức to lớn đối với thời đại ngày nay. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Qua hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCH đã được đẩy mạnh; tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện hơn; phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Tuy nhiên, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong những năm qua còn một số hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước.

thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng, các Nghị quyết của QH khóa XIII, đặc biệt là Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay, Kết luận Hội nghị T.Ư 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; về Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Ðây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra những yêu cầu mới trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng phải là một Nhà nước đủ khả năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, chăm lo, phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Một nhà nước với thể chế dân chủ, minh bạch; bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh và tinh thông nghiệp vụ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quốc Anh (chủ biên) (2006), Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Hội Luật gia Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.

2. Nguyễn Đăng Dung (2005), Giáo trình Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Đăng Dung (2009), Giáo trình lịch sử học thuyết chính trị, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Sách chuyên khảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Sĩ Dũng (2008), Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ

khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (Khóa VII), Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Đảng cộng sản Việt nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám ban chấp hành trung ương khóa VII Hà Nội năm 1995, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt nam (2007), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nam đối với việc tổ chức Cơ quan lập hiến và sự ra đời của Quốc hội đầu tiên ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1), Đặc san, tháng 4 - 2001. 13. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài - Sách tham khảo, Nxb Lao động xã hội.

14. Hồ Chí Minh (1990), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc Gia, Nxb Sự thật. 15. Hồ Chí Minh (1990), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Nxb Sự thật. 16. Hồ Chí Minh (1996), Tuyên ngôn độc lập năm 1945, những giá trị và ý

nghĩa thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (1945), Tuyên ngôn độc lập 1945.

18. Hồ Chí Minh, Vũ Đình Hòe (2008), Pháp quyền Nhân nghĩa, Nxb Chính trị trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

19. Montesquieu (2006), Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm (người dịch), Nxb Lý luận chính trị.

20. Đỗ Mười (1991), Bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VII ngày 29 tháng 11 năm 1991, Hà Nội.

21. Đỗ Mười (1992), Sửa đổi hiến pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

22. Bùi Đình Phong (2007), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền lập hiến Việt Nam” tại Hội thảo “Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội tổ chức, tháng 1-2007.

23. Phạm Ngọc Quang (2007), “Nhà nước của dân, do dân và vì dân từ Hiến pháp 1946 đến thực tiễn nhà nước ta hiện nay”, tại Hội thảo Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội tổ chức, tháng 1-2007.

24. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Nhận diện nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5).

25. Quốc hội (2009), Hiến pháp 1946 của Nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

26. Quốc Hội (2009), Hiến pháp năm 1992; sửa đổi năm 2001, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

27. Phạm Hồng Thái (2007) “Tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946 - giá trị mang tính thời đạitại Hội thảo Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội tổ chức, tháng 1-2007.

28. Phan Đăng Thanh (2001), “Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tháng 8-2001.

29. Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

30. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Tư pháp.

31. Đào Trí Úc (2009), “Hành trình của quyền con người”, Tạp chí khoa học pháp lý, (2), tr.1-8.

32. Đào Trí Úc (2011), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).

33. Mão Vũ (1998), Đổi mới hoạt động lập pháp - một nội dung quan trọng của đổi mới hoạt động của quốc hội, trong hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Trang Web

35. http://luatminhkhue.vn/hanh-chinh/xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc- phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam.aspx 36. http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4376 37. http://tapchitaichinh.vn/Trien-khai-thi-hanh-Hien-phap-nam-2013/Tiep- tuc-xay-dung-va-hoan-thien-Nha-nuoc-phap-quyen-XHCN-theo-tinh- than-va-noi-dung-cua-Hien-phap-moi/48666.tctc 38. http://vtv.vn/trong-nuoc/gia-tri-lich-su-cua-tuyen-ngon-doc-lap-nam- 1945-2014090220182678.htm 39. http://www.na.gov.vn/Sach_QH/phathuygiatri/1.htm 40. http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx? List=fb861767-a968-468e-a093-f627d365a2a4&ID=1916 41. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Xay-dung-nha-nuoc-phap- quyen/2014/25460/Xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o- Viet.aspx 42. http://www.vksbacninh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=a rticle&id=1218:hien-phap-1946-y-nghia-va-nhung-gia-tri-co- ban&catid=44:tin-dia-phuong&Itemid=75 43. http://www.xaydungdang.org.vn/uploads/thuhuyen/tailieu/3.chuyen_de_ nha_nuoc_phap_quyen_cvcc2012_s.pdf

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng pháp quyền, dân chủ Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp 1946 và những giá trị kế thừa (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)