Phƣơng thức nộp phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

2.1.5. Phƣơng thức nộp phạt

Theo Nghị định 60/2011/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 100/2008 đã cho phép trừ tiền phạt vi phạm giao thông vào tài khoản cá nhân: "Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng". Tuy nhiên, phần lớn người vi phạm về an toàn giao thông không có tài khoản tại ngân hàng khiến quá trình xử phạt, nộp phạt qua tài khoản rất khó khăn và bất cập. Thêm nữa, trong quá trình triển

khai thực tế, giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt với hệ thống ngân hàng, kho bạc chưa liên thông với nhau nên đến nay việc áp dụng trên thực tế chưa có tính khả thi cao. Ngoài ra, việc thu, nộp tiền xử phạt vẫn phải tuân theo quy định của Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh thì người bị xử phạt từ 200.000 đồng trở lên phải nộp phạt tại Kho bạc nhà nước- cơ quan tài chính của Nhà nước. Về phương diện lý luận thì quy định việc nộp phạt này cho phép hạn chế những tiêu cực trong việc nộp phạt, tránh được tình trạng thất thoát tiền phạt của Nhà nước. Tuy nhiên, theo phương diện thực tế, quy định này tỏ ra không phù hợp với ý chí của nhà làm luật. Bởi lẽ, theo phương thức nộp phạt như hiện nay Nhà nước sẽ phải xây dựng hệ thống cơ quan thu tiền nộp phạt ở khắp mọi nơi, trong khi mục tiêu của Nhà nước ta những năm gần đây là tinh giảm gọn nhẹ hệ thống hành chính, hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh đó, thủ tục này gây khá nhiều phiền hà cho các chủ thể bị xử phạt. Các chủ thể phải mất một khoảng thời gian khá lâu để hoàn thành và nhiều khi tìm đến Kho bạc nhà nước để nộp phạt cũng không phải dễ dàng gì khi cường độ công việc, cuộc sống gấp gáp như hiện nay.

Mặt khác, pháp luật còn quy định thêm "Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt" (Khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh 2002). Theo như quy định này, người bị xử phạt chỉ được nộp phạt tại Kho bạc nhà nước do người ra quyết định chỉ định. Quy định này cũng có nhiều điểm bất cập. Quy định này khó thực hiện bởi lẽ: Phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa thường lưu thông theo tuyến, neo đậu tại các bến đã được quy định của cơ quan chức năng, hơn nữa người điều khiển và làm việc trên phương tiện thủy thường ít khi lên bờ sinh hoạt. Một chuyến đi thường kéo dài quá 10 ngày. Vì các lý do trên mà khi bị lập biên bản nộp phạt tại kho bạc nhà nước người vi phạm thường không thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan chức năng xử phạt thực hiện hộ. Điều này

dẫn tới tình trạng tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện công việc của cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)