Bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính, xác định lại tính chất của các hình thức đó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 75 - 76)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

3.2.12. Bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính, xác định lại tính chất của các hình thức đó

lại tính chất của các hình thức đó

- Không phân biệt hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung: Xét về mặt lý luận, việc phân chia hình thức xử phạt vi phạm hành chính thành hai loại hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung không có cơ sở vững chắc. Đây là chỉ là sự "sao chép" một cách máy móc cách thức phân chia hình phạt của luật hình sự. Trong luật hình sự, việc phân chia hình phạt thành 2 loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung có nhiều ý nghĩa thể hiện ở: hình phạt chính được áp dụng bắt buộc đối với người phạm tội và có tính nghiêm khắc hơn hẳn so với hình phạt bổ sung, còn hình phạt bổ sung có thể được áp dụng theo quyết định của Tòa án. Còn trong xử phạt vi phạm hành chính, cách phân chia này ít có ý nghĩa vì: một là, hình thức xử phạt chính không nghiêm khắc hơn thậm chí còn gây thiệt hại về vật chất ít hơn so với hình thức xử phạt bổ sung (ví dụ như: phương tiện vi phạm bị tịch thu còn giá trị hơn số tiền bị phạt); hai là, hình thức xử phạt bổ sung không mang tính chất do người có thẩm quyền chọn mà được quy định rõ trong văn bản quy phạm pháp luật. Xét về mặt thực tiễn ở nước ta, việc phân chia này có nhiều bất cập: một là, do hoàn cảnh mà người có thẩm quyền không thể áp dụng hình thức xử phạt chính được nhưng cũng không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung do hình thức xử phạt bổ sung phải đi kèm với hình thức xử phạt chính; hai là, hình thức xử phạt chính không nghiêm khắc hơn so với hình thức xử phạt bổ sung; ba là, hình thức xử phạt bổ sung không có giá trị như hình phạt bổ sung trong luật hình sự. Xét về kinh nghiệm, nước ta trước 1989 và ở hầu hết các nước trên thế giới, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính không có sự phân chia hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Vì những

lý do trên mà Luật xử phạt vi phạm hành chính không nên phân chia hình thức xử phạt thành hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Như vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

- Cần nêu rõ nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt đối với từng nhóm vi phạm hành chính để trên cơ sở đó, các luật, pháp lệnh chuyên ngành, các văn bản pháp quy sẽ quy định về các hình phạt được áp dụng đối với một vi phạm hành chính cụ thể.

- Bổ sung hình thức xử phạt lao động công ích: áp dụng đối với những vi phạm mà hình thức phạt tiền không mang lại hiệu quả.

- Cách quy định về hình thức phạt tiền:

+ Chế tài phạt tiền không quy định theo số tiền cụ thể mà theo một con số trên tỷ lệ với mức lương tối thiểu. Ví dụ: Bộ luật Xử phạt vi phạm hành chính của Nga quy định mức phạt tiền đối với hành vi "tham gia giao thông không có vé" từ 1/2 đến 2 tháng lương tối thiểu. Cách thức này đảm bảo quy phạm sẽ có giá trị lâu dài, không phải sửa đổi theo tình hình kinh tế.

+ Đối với một số lĩnh vực đặc thù, mức phạt tiền được tính theo tỷ lệ phần trăm số hàng phạm pháp hoặc tính theo số lần của giá trị thu lợi bất chính.

- Cho phép nộp tiền phạt bằng ngoại tệ

- Việc áp dụng hình phạt trục xuất phải được quy định trong Luật. - Việc áp dụng hình phạt trục xuất phải được quy định trong Luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)