Xác định yếu tố của vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 47 - 49)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

2.1.6. Xác định yếu tố của vi phạm hành chính

Quy định đối với việc quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

Tại Mục 1 chương II của Nghị định 60/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có quy định việc vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:

Khoản 4 Điều 7 Nghị định 60/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định: "Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để bùn, đất, cát sỏi, hoặc chất phế thải khác rơi, trôi xuống đường thủy nội địa" [9].

Căn cứ vào quy định này ta thấy rất việc để rơi cát, sỏi xuống đường thủy nội địa là rất khó tránh khỏi vì việc vận chuyển cát, sỏi trên đường thủy nội địa là thường xuyên và chủ yếu. Như vậy rơi lượng lớn nhỏ, ít nhiều, gây ảnh hưởng như thế nào thì bị xử phạt? Việc quy định rơi các chất phế thải khác xuống đường thủy nội địa bị xử phạt căn cứ như thế nào? Việc người dân sống trên mặt nước, đi lại trên đường thủy vứt rác xuống đường thủy thành thói quen. Hơn nữa khi vứt rác thải trên đường thủy rác theo dòng nước trôi đi. Như vậy rất khó để có bằng chứng nếu lượng rác thải không đủ nhiều để đọng lại. Vậy quy định như vậy phải chăng chung chung?

Tại điểm d khoảng 6 Điều 7 Nghị định 60/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định:

Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác không đúng quy định xuống luồng hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Như vậy ta hiểu theo quy định trên cùng hành vi để bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác xuống đường thủy thì bị phạt tiền các mức khác nhau? Hay phải chăng luồng và phạm vi hành lang bảo vệ luồng không phải đường thủy? Và yếu tố các chất phế thải không đúng quy định được hiểu như thế nào? Nếu đọc điều này ta hiểu rằng có chất phế thải đúng quy định được đổ xuống luồng và phạm vi bảo vệ luồng trong đường thủy?

Quy định về phương tiện thủy nội địa

Trong Nghị định 60/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định phương tiện có sức chở trên 12 đến 30 người hoặc các phương tiện có sức chở trên 30 người đến 100 người. Như vậy vấn đề đặt ra là: tiện có sức chở trên 12 đến 30 người thì dưới 12 người có được chở không? Và phương tiện có sức chở trên 30 người đến 100 người thì dưới 30 người có được chở không? Và ta hiểu đương nhiên phương tiện này được chở. Vậy tại sao không quy định luôn rằng phương tiện có sức chở đến mức nào? Quy định như vậy làm điều luật thêm rườm rà, dài dòng.

Vấn đề nữa ta cũng biết phương tiện thủy sức trở căn cứ và mức độ an toàn của phương tiện căn cứ vào trọng lượng. Như vậy khi quy định chung chung từ bao nhiêu người tới bao nhiêu người có chung chung ? Phải chăng thêm quy định bao nhiêu người tới bao nhiêu người tương đương với trọng lượng là bao nhiêu. Ta giải sử phương tiện có sức trở trên 12 người đến 30 người. Nhưng những người trên phương tiện là người lớn và trên phương tiện là trẻ em thì trọng lượng trên phương tiện là khác nhau. Như vậy cần quy định rõ số lượng người được chở ở đây là tương đương với bao nhiêu kg thì sẽ đảm bảo an toàn.

Vấn đề nữa đối với việc xác định yếu tố vi phạm hành chính

Quy định về việc đo nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện. Trong quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì người điều khiển phương tiện không được phép uống rượu bia

khi tham gia giao thông. Nhưng trong quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa quy định này không có? Như vậy theo các nhà làm luật thì trong lĩnh vực giao thông đường thủy khi tham gia giao thông yếu tố này không nguy hiểm? hay là sai sót của nhà làm luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)