Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

1.3.3.2. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Sự đa dạng của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đòi hỏi sự phân định rạch ròi thẩm quyền xử phạt của mỗi chủ thể trong những trường hợp cụ thể để tránh chồng chéo, đảm bảo kỷ luật nhà nước và pháp chế. Do đó, việc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa theo những nguyên tắc chung có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Nguyên tắc chung xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa nói riêng và xử lý vi phạm hành chính nói chung dựa trên ba tiêu chí: thẩm quyền quản lý, mức tối đa của khung hình phạt, hình thức xử phạt.

a. Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lý

Là nguyên tắc cho phép phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính giữa hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên ngành. Trong bộ máy hành chính của Nhà nước ta, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung trên đơn vị lãnh thổ tương ứng. Hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân không bó hẹp trong phạm vi một ngành hay một lĩnh vực cụ thể nào. Còn cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là những cơ quan có thẩm quyền riêng trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể. Từ địa vị pháp lý như vậy, nên Pháp lệnh cũng như Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định cụ thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn địa phương mình quản lý. Đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thủy nội địa như Công an, thanh tra giao thông… thì có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Việc quản lý nhà nước trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực giao thông đường thủy nội địa có phạm vi rất rộng lớn và chủ thể tham gia quản lý nhà nước cũng rất đa dạng nhưng không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền mà chỉ là những chức danh được quy định trong Nghị định 60/2011/NĐ-CP mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

b. Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung hình phạt

Phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính phổ biến, được áp dụng xử lý đối với hầu hết hành vi vi phạm hành chính. Mặt khác, tất cả các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đều có quyền áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ khác nhau mức phạt tiền tối đa có thể áp dụng, do đó phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở mức tối đa hình phạt là một nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc này cho phép phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giữa các chức danh có thẩm quyền xử phạt trong cùng lĩnh vực quản lý. Ví dụ như Chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ được phạt tiền đến 200.000 đồng, Trưởng công an huyện được phạt tiền đến 10.000.000 đồng…

Nội dung của nguyên tắc này là trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung hình phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Theo nguyên tắc này, trong trường hợp thụ lý xem xét trách nhiệm hành chính của một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, để xác định xem mình có thẩm quyền xử phạt hay không, người áp dụng pháp luật chỉ cần xem xét từng hành vi vi phạm hành chính cần xử phạt thuộc chức danh của mình hay không, mà không phải băn khoăn nếu tổng số tiền phạt được tổng hợp khi ban hành quyết định xử phạt vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình.

c. Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình thức xử phạt và mức phạt

Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính cũng như Nghị 60/2011/NĐ-CP đều quy định rõ mỗi chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được

áp dụng những hình thức xử phạt gì và mức phạt đến đâu. Do đó, hình thức và mức phạt là một tiêu chí quan trọng để xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, theo đó, chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với một vi phạm hành chính phải là người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền này có ý nghĩa thực tiễn với việc xác định đúng chức danh có thẩm quyền xử phạt để xử lý trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, vì mỗi hình thức xử phạt và mức phạt với mỗi hành vi có thể thuộc những chức danh khác nhau. Do đó, xác định thẩm quyền trong trường hợp này phải căn cứ vào hình thức và mức xử phạt dự liệu sẽ áp dụng đối với từng hành vi vi phạm. Người đang thụ lý vụ việc phải xác định thẩm quyền xử phạt theo sự phân hóa như sau:

 Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

 Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

 Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)