Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 67 - 68)

- Các biện pháp khác được quy định tại Chương II Nghị định 60/2011/NĐCP

3.2.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: Cần phải tăng mức tiền xử phạt đối với lực lượng trực tiếp thi hành nhiệm vụ mà không có vị trí lãnh đạo. Bởi các chức danh không có vị trí lãnh đạo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường, đa số chỉ có thẩm quyền phạt đến 200.000 đồng, một số trường hợp có thẩm quyền phạt đến 500.000 đồng. Việc qui định mức xử phạt tiền quá thấp cho các chức danh không có vị trí lãnh đạo đã dẫn đến thực tế là hầu hết các vụ việc đơn giản, có thể chỉ áp dụng phạt tiền đến trên 200.000 đồng, sau khi lập biên bản cũng phải gửi lên cấp có thẩm quyền cao hơn, làm mất thời gian và công sức cho cả người vi phạm và người xử phạt. Vấn đề này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai phạm trong xử lí vi phạm hành chính. Mặt khác, cần phân định rõ chức năng của thanh tra giao thông và của công an. Hiện nay trên thực tế cùng một lĩnh vực giao thông đường thủy thì có hai lực lượng đang được quy định thẩm quyền xử phạt. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cũng đã phân định rõ thẩm quyền xử phạt của hai lực lượng này. Tuy nhiên, do sự phối hợp " khá chặt chẽ" nên trong nhiều trường hợp chiến sĩ cảnh sát và thanh tra giao thông cùng tuần tra để xử phạt. Có thể nói đây là một sự lãng phí về biên chế một cách không cần thiết, nhiều khi tạo ra tâm lý bất bình cho người dân. Nên chăng, thanh tra giao thông chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm tra, những nơi hay tuyến không có cảnh sát giao thông thì thanh tra giao thông mới xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm công trình giao thông.

Quy định cho tất cả các chức danh có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành

chính gây ra. Quy định như vậy là phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là "mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải được đình chỉ ngay... mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật". Điều này sẽ tránh được tình trạng "khập khễnh" hiện nay là một người được trao thẩm quyền xử phạt tiền đối với một hành vi vi phạm nào đó, nhưng lại được không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, kết quả là việc xử lý không triệt để hậu quả vi phạm hoặc trong đa số trường hợp phải chuyển vụ việc vi phạm hành chính lên cấp trên, dẫn đến sự bất hợp lý, không kịp thời cũng như việc "vô hiệu hóa" thẩm quyền của một số chức danh trong xử phạt vi phạm hành chính như đã đề cập ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa - qua thực tiễn thành phố Hà Nội (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)