THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 35 - 58)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM

Bước vào thế kỷ XXI, nhiều vấn đề trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã đặt ra cho đất nước nhiều cơ hội và thách thức. Do đó đòi hỏi phải tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật GTĐB.

Để tạo cơ sở pháp lý trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững TTATXH, củng cố an ninh quốc phòng. Ngày 29 tháng 6 năm 2001 tại kỳ họp Quốc hội khóa X đã thông qua Luật GTĐB, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2002. Luật GTĐB là cơ sở pháp lý quan trọng trong công cuộc đổi mới để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001-2010 mà văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đề ra.

Để thực hiện Luật GTĐB 2001 và hướng dẫn cụ thể thi hành Luật GTĐB năm 2001, ngày 10 tháng 7 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2001/NĐ-CP về việc đảm bảo trật tự ATGTĐB và trật tự ATGT đô thị.

Nhằm đáp ứng cơ sở pháp lý trong quá trình quản lý và sự biến đổi xã hội, từ năm 2001, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng công tác bổ sung các văn bản trong lĩnh vực ATGTĐB. Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/2002/NQ- CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông; Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật GTĐB, Nghị định 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB thay thế hai nghị định trên. Ban Bí Thư đã ra Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT. Tiếp đó Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2003/CT-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2003 triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí Thư Trung

ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT, tiếp tục thực hiện Nghị định số 13/2002/NĐ-CP của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng, tiến tới giảm dần TNGT và ùn tắc giao thông.

Ngày 13 tháng 7 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định 39/2001/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGTĐB và trật tự ATGT đô thị, thay thế Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 và Nghị định số 78/1998/NĐ-CP. Tuy nhiên do sự phát triển của đất nước, các như Nghị định 39/2001/NĐ-CP đã bộc lộ những thiếu sót, nhiều nội dung không phù hợp với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật GTĐB năm 2001 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2002. Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 thay thế Nghị định 39/2001/NĐ-CP. Quá trình phát triển đất nước, Nghị định 15/2003/NĐ-CP vẫn chưa đáp ứng được về cơ sở pháp lý cũng như còn nhiều hạn chế cần sửa đổi, bổ sung. Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 đã được Chính phủ ban hành.

Năm 2004 Chính phủ ban hành ba nghị định liên quan đến lĩnh vực GTĐB. Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 về việc quy định niên hạn sử dụng xe tải và xe trở người; Nghị định số 136/2004/NĐ- CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải; Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 quy định về việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB.

Quá trình phát triển đất nước đòi hỏi việc quản lý xã hội, Nhà nước luôn có sự điều chỉnh về mặt chủ trương, chính sách phù hợp tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình phát triển và hội nhập. Có thể nói lĩnh vực giao thông luôn vận động, thay đổi, phát triển nhanh chóng. Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, tiếp đó là Nghị định số:

146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Chính Phủ ra đời quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đã đáp ứng được một phần trong quá trình làm giảm vi phạm trật tự ATGT.

Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Luật GTĐB đã được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009. So với Luật GTĐB năm 2001 Luật GTĐB năm 2008 đã có nhiều thay đổi.

Cụ thể:

- Có 68 điều sửa đổi, bổ sung (chiếm 76,40%), 18 điều mới (chiếm 20,23%). Luật đã quy định chặt chẽ hơn đối với một số hành vi sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia). Cụ thể, người điều khiển mô tô, xe máy thì nồng độ cồn không được "vượt quá 50 miligam/100 lít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở". Mức này đã được 35 nước trên thế giới áp dụng và thấp hơn so với quy định của Luật 2001. Về quy tắc GTĐB, Luật GTĐB 2008 bổ sung các đối tượng không được đi vào đường cao tốc (người di bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô…) và quy định tuổi trẻ em được chở thêm trên mô tô, xe gắn mày là dưới 14 và xe đạp là dưới 7 tuổi (Luật GTĐB không quy định độ tuổi cụ thể).

- Lái xe ô tô, xe máy chuyên dùng và người kinh doanh vận tải: Luật GTĐB năm 2008 nghiêm cấm người "điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máy hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Luật mới nâng độ tuổi tối thiểu của người lái xe ô tô, cụ thể là: lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi là 24 tuổi (quy định cũ là 21 tuổi), xe trên 30 chỗ ngồi là 27 tuổi (quy định cũ là 25 tuổi). Đối với người lái xe tải kéo sơ mi rơ moóc, nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng FC và độ tuổi tối thiểu từ 21 lên 24. Công tác QLNN cũng có rất nhiều điểm bổ sung và mới theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN. Trong đó đáng chú ý là thay đổi cơ bản khái niệm đất của đường bộ, không chỉ đơn thuần là "phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng" mà còn thêm "phần đất dọc hai bên

đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ". Luật mới cũng quy định tủy lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26% để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.

Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo Luật GTĐB năm 2001 đã không còn phù hợp, Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 được ban hành, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo Luật GTĐB năm 2008. So với Nghị định 146/2007/NĐ-CP, Nghị định 34/2010/NĐ-CP có những điểm mới cơ bản đó là:

- Bỏ 03 điều gồm: Điều 51 (cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính), Điều 53 và Điều 54 của Chương IV (Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm); chuyển Điều 26 (xử phạt các hành vi về đào tạo, sát hạch lái xe) ở Mục 4 cũ thành Điều 41 ở Mục 6; gộp Điều 32 trong Nghị định 146/2007/NĐ-CP (xử phạt người điều khiển xe taxi, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi) vào Điều 31 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP (xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm về vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải đường bộ); bổ sung 05 điều mới: Điều 42 (xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới) và 04 điều (43, 44, 45 và 46) ở Mục 7 (áp dụng thí điểm đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt).

- Quy định tăng mức tiền phạt hầu hết các hành vi: nâng mức tiền phạt lên từ 2 đến 10 lần đối với các hành vi vi phạm quy tắc GTĐB (Điều 14) và xâm phạm đến kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ (từ Điều 15 đến Điều 18) tương đương với mức phạt tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng:

+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ ngoài đô thị (điểm a khoản 2 Điều 14, mức phạt cũ từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, tăng gấp 5 lần).

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ (khoản 6 Điều 15, mức phạt cũ từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng, tăng gấp 8 lần).

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thi công trên đường đô thị không thực hiện theo phương án thi công hoặc thời gian quy định (điểm a khoản 3 Điều 16, mức phạt cũ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tăng gấp 10 lần).

Những điều chỉnh trong việc xây dựng văn bản pháp luật của hoạt động lập pháp và sự đổi mới nội dung của văn bản trong hoạt động hành pháp và đã tạo ra những căn cứ pháp lý thuận lợi cho hoạt động QLNN và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB.

Đối với hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thì đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để Thanh Hóa thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về GTĐB đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, Luật GTĐB năm 2001, 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự ATGT; Nghị quyết 32/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc giao thông, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh giáo dục và tuyên truyền pháp luật, kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát và thanh tra giao thông vận tải, cải thiện kết cấu hạ tầng, tăng cường quản lý phương tiện, giải pháp đào tạo và quản lý người điều khiển phương tiện, giảm

thiểu thiệt hại do TNGT và nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực GTĐB; Luật GTĐB năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, từ năm 2003 đến tháng 12 năm 2010 công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được thực hiện có hiệu quả và duy trì ổn định.

Năm 2003 Ban thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Thông tri số 17/TT/TU chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03/2003/CT-UB về các biện pháp làm giảm TNGT, Chỉ thị số 10/CT-UB và Chương trình hành động số 1227/UB- CN về việc thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW. Với sự quan tâm đặc biệt trong công tác QLNN về vấn đề GTĐB của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự quán triệt công tác đảm bảo trật tự ATGT đến các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội đã chủ chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của đơn vị, chủ yếu là hai đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT đó là các lực lượng Cảnh sát và Thanh tra giao thông vận tải.

Cùng ra quân trong năm 2003 có lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội chỉ đạo cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông vận tải Thanh Hóa tập trung kiểm tra chuyên đề về xe khách trước khi xuất bến để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi: Vận chuyển chất nổ, chất cháy, chở hàng quá tải, xe dù, chạy vòng vo. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 các lực lượng chức năng đã kiểm tra, lập biên bản và xử lý 64.796 trường hợp, tổng số tiền phạt nộp Kho bạc Nhà nước là 14.300.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe ô tô 269 trường hợp, đánh dấu vi phạm trên giấy phép lái xe là 4.257 trường hợp, tạm giữ, đình chỉ hoạt động 14.699 lượt phương tiện vi phạm, xử lý 1.985 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

TNGTĐB năm 2003 trên toàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp, trong đó chủ yếu là các lỗi vi phạm về tốc độ 102 vụ chiếm 42,3%, tránh vượt sai quy định 42 vụ chiếm 17,4%, thiếu chú ý quan sát 39 vụ chiếm 16,2%. Đối tượng gây TNGT gồm xe mô tô gây ra 124 vụ chiếm 51,5%, ô tô gây ra 100 vụ chiếm 41,5% và công nông gây ra 12 vụ chiếm 5%.

Sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể- xã hội, các cấp ủy, chính quyền phối hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để chế tai nạn, ùn tắc giao thông và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB. Trong đó UBND tỉnh đã ban hành công văn số 218/UBND ngày 19 tháng 01 năm 2004 về thực hiện những biện pháp cấp bách bảo đảm trật tự ATGTĐB, Kế hoạch số 1158/KH-UB ngày 31 tháng 3 năm 2004, Công văn số 1358/UB-CN ngày 14 tháng 4 năm 2004 về việc thực hiện Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô.

Với sự quyết tâm của các cấp, các ngành và sự chỉ đạo của Công an và Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông vận tải đã tuần tra kiểm soát, liên tiếp mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm theo các chuyên đề, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên

nhân trực tiếp gây ra TNGT. Do vậy năm 2004 các lực lượng chức năng đã lập

biên bản 67.864 trường hợp vi phạm trật tự ATGT (trong đó ô tô: 20.768; mô tô: 38.856, phương tiện khác: 8.240). So với năm 2003 tăng 13.036 trường hợp, phạt tiền 64.871 trường hợp, nộp kho bạc nhà nước hơn 15.000.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 2.759 trường hợp, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe 10.402 trường hợp, tạm giữ 4.782 phương tiện (110 ô tô, 4.434 mô tô, 238 phương tiện khác), xử lý 10.545 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.

TNGTĐB trong năm 2004 trên các tuyến đường qua Thanh Hóa đã xảy ra 228 vụ TNGT, làm chết 222 người, làm bị thương 117 người. So với cùng kỳ năm 2003 giảm được 09 người (-3,8%), giảm 06 người chết (-2,6%), giảm 02 người bị thương (-1,7%).

Trên địa bàn tỉnh đã không để xảy ra ùn tắc giao thông và ngăn chặn kịp thời tình trạng đua xe trái phép, số người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm đã chấp hành tương đối tốt, đặc biệt trên tuyến Quốc lộ 1A là 90%, trên các tuyến quốc lộ khác đạt 82%, trên các tuyến tỉnh lộ đạt 68%. Toàn tỉnh có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 35 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)