TĂNG CƢỜNG TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ NGHIÊM MINH, TRIỆT ĐỂ, KỊP THỜI MỌI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 91 - 94)

TRIỆT ĐỂ, KỊP THỜI MỌI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

Tại Hội nghị ATGT năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh:

Đi đôi với công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phải nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Phải coi xử lý vi phạm hành chính là một biện pháp giáo dục có tính hiệu quả nhất. Xử lý vi phạm phải kiên quyết, nghiêm minh, công khai, minh bạch. Trong thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt quan trọng; cần huy động tối đa lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, huy động cả lực lượng công an xã, tình nguyện viên, dân phòng… không để trống địa bàn, dù ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa.

Tiếp tục duy trì kết quả thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, không được lơi lỏng trong xử lý; cần hướng dẫn người dân thực hiện đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn [96, tr. 2].

Như vậy để đạt được mục tiêu giáo dục pháp luật GTĐB không những chỉ làm tốt công tác giáo dục, mà phải coi trọng những biện pháp

cưỡng chế thực hiện pháp luật. Đây là biện pháp quan trọng của Nhà nước pháp quyền bởi vì các QPPL của Nhà nước được ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Hoạt động xử lý các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB hiện nay có nhiều lực lượng tham gia như lực lượng cảnh sát (chủ yếu là lực lượng Cảnh sát giao thông), lực lượng Thanh tra giao thông vận tải và chính quyền các cấp. Để không chồng chéo, hoặc đùn đẩy né tránh dẫn đến bỏ trống thực hiện công tác tuần tra kiểm soát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật GTĐB trước hết cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, xem có chức năng nhiệm vụ nào trùng lắp lên nhau thì loại bỏ. Đối với lực lượng Cảnh sát giao thông công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản trong xử lý vi phạm.

Để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát người và phương tiện và cũng như nâng cao hiệu quả công tác này cần xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông trong sạch vững mạnh. Trước mắt cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới trong địa phương tỉnh Thanh Hóa. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian, không để địa bàn không có lực lượng Cảnh sát giao thông phụ trách cũng như tránh sự trồng tréo; không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của những người thi hành công vụ, đảm bảo phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật GTĐB và xử lý nghiêm minh, triệt để để giáo dục, răn đe và phòng ngừa, đồng thời tránh được các biểu hiện tiêu cực. Nếu mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đều bị xử lý nghiêm minh, triệt để, hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực GTĐB sẽ được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB sẽ giảm và đó là yếu tố quan trọng có tác dụng tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông, đồng thời làm ổn định trật tự ATGT, giảm thiểu TNGT.

Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cũng phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các chuyên đề, các đợt cao điểm để đề ra các biện pháp, giải pháp đồng thời phát huy kết quả đạt được và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện công vụ. Lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB phải chấp hành nghiêm chỉnh "quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GTĐB" được ban hành theo Thông tư số 27/2009/TT- BCA (C11) ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Thanh tra giao thông vận tải phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra theo đúng Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ, tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng nhiệm vụ giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác tham gia đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời cũng cần có những bổ sung kịp thời các quy trình có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cho phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ như quy định chỉ được dừng phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm hoặc vấn đề trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ cho việc cưỡng chế thi hành pháp luật GTĐB mà trước hết lực lượng Cảnh sát giao thông cần quan tâm đúng mức và đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị công cụ hỗ trợ như máy đo nồng độ cồn, cân tải trọng, máy đo tốc độ phương tiện, máy ảnh chuyên dụng, camera, phương tiện, nhiên liệu để phục vụ tuần tra, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, trong đó phải đặc biệt quan tâm trang bị cho cảnh sát cấp huyện.

Cùng với việc tăng cường trang thiết bị cho các lực lượng chức năng, thì biên chế cho các đơn vị cũng phải luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển chung đặc biệt là với lực lượng Thanh tra giao thông vận tải tại tỉnh Thanh Hóa. Với biên chế 80 công chức hiện nay đang là quá ít so với chức năng và nhiệm vụ được giao. Với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh,

đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng trong tỉnh Thanh Hóa như hiện này, trong phạm vi nhiệm vụ được giao, việc hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng này là rất khó khăn, thêm vào đó là trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng này còn rất hạn chế, tạo ra nhiều khó khăn khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy UBND tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm sớm tăng cường biên chế, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng này, đồng thời tiếp tục trang bị công cụ hỗ trợ hiện đại để việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 91 - 94)