Công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đƣờng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 70)

Sở Giao thông Vận tải là cơ quan Thường trực của Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa. Với chức năng của mình, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch để UBND tỉnh tổ chức nhiều đợt ra quân công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ. Trong nhiều năm qua bằng việc tuyên truyền đến từng hộ dân, tạo lập phong trào triển khai và tổ chức tuyên truyền, cũng như việc xác định quyết tâm của các địa phương, các đơn vị có liên quan

trong việc kiểm tra, thống kê các công trình trong phạm vị hành lang an toàn đường bộ và giải tỏa các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ.

Năm 2003 các lực lượng chức năng trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân giải tỏa 29 chợ mở họp trái phép, dỡ bỏ 425 điểm lấn chiếm vỉa hè, dỡ bỏ 15 ngôi nhà, 1978 lều quán xây trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Các lực lượng đã lập biên bản vi phạm và phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước là 55.000.000 đồng.

Thực hiện Công điện số 973/CP-CN ngày 09 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 380/TB-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2004 của Bộ Giao thông Vận tải và Quyết định số 2959/QĐ-CT ngày 21 tháng 9 năm 2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giải phóng mặt bằng và bảo vệ hành lang ATGT trên các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh, Sở Giao thông Vận tải đã có kế hoạch số 980/GTVT-QLGT ngày 22/9/2004 về việc xác định kiểm kê, giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ trên các quốc lộ và đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức đoàn công tác liên ngành gồm Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh Thanh Hóa, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, UBND các huyện có tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh đi qua, kiểm tra, đôn đốc công tác xác định, thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh và tiến hành giải tỏa những trường hợp vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến ATGT.

Kết quả thực hiện đã có 15 huyện đã thành lập tổ công tác giải phóng mặt bằng và bảo vệ hành lang ATGT trên các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh là: Quảng Xương, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung,Vĩnh Lộc, Yên Định, Cẩm Thủy, Bá Thước, Quan Sơn, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Hậu Lộc, Yên Định; 08 huyện đã triển khai kế hoạch xác định, kiểm kê, giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ trên các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh là: Đông Sơn,Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá

Thước, Quan Hóa, Yên Định, Hậu Lộc. Các lực lượng chức năng đã sắp xếp 34 chợ, dỡ bỏ 2.586 điểm lấn chiếm vỉa hè, 19 nhà, 2.894 lều quán xây trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn công trình đường bộ, lập biên bản và phạt tiền nộp Kho bạc nhà nước với số tiền 75.300.000 đồng, đồng thời triển khai các lực lượng và khắc phục được 19/31 điểm đen nằm trên hành lang an toàn đường bộ (tuyến quốc lộ 1A: 15/15 điểm, QL47: 2/6 điểm, QL217: 1/6 điểm, QL15: 1/4 điểm), trên các tuyến đường bộ trong tỉnh đã sửa chữa bổ sung 2.580 cọc tiêu, biển báo, 3.450 mét tường hộ lan, rào chắn.

Theo tinh thần Chỉ thị số 06/CT-CT ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2005, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa đã tổ chức thêm các đợt kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện có tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh. Kết quả đã lập biên bản và xử phạt nộp Kho bạc nhà nước số tiền 50.800.000 đồng, đồng thời xác định, thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh và tiến hành giải tỏa những trường hợp vi phạm ảnh hưởng trực tiếp, chỉ đạo các Công ty quản lý đường bộ sửa chữa bổ sung 1.285 cọc tiêu biển báo, 2.618 mét tường hộ lan, rào chắn, sơn gờ giảm, khắc phục được 05 điểm đen về trên hành lang ATGT (quốc lộ 1A: 01 điểm, quốc lộ 47: 02 điểm, quốc lộ 45: 02 điểm), 11 tuyến đường tỉnh hoàn thành việc lắp đặt biển báo hiệu bắt buộc đội mũ bảo hiểm và các biển báo theo quy định.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/CT-CT ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, năm 2006, 2007 Sở Giao thông vận Thanh Hóa tải tiếp tục chỉ đạo các Công ty quản lý đường bộ Thanh Hóa phối hợp với Công ty quản lý đường bộ 472- Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát, xác định và ưu tiên vốn để xử lý các "điểm đen" trên các tuyến quốc lộ, đuờng tỉnh, khẩn trương bổ sung các biển báo hiệu, cọc tiêu, gờ giảm tốc, đường lánh nạn ở những tuyến giao thông phức tạp đặc biệt là tuyến quốc lộ

1A, 45, 47, đường Hồ Chí Minh. Các tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa, bổ sung mới 2.560 cọc tiêu, biển báo, 1.785 mét tường hộ lan, khắc phục được 15 điểm đen, phong trào giao thông nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Tăng cường công tác chống tái lấn chiếm lòng đường, hành lang bảo vệ công trình GTĐB. Do đó các tuyến giao thông trong tỉnh an toàn thông suốt. Qua công tác tuần tra, kiểm tra hành lang an toàn đường bộ, các lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý vi phạm, xử phạt nộp Kho bạc nhà nước số tiền 75.800.000 đồng.

Ngày 27 tháng 12 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1856/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 phê duyệt Kế hoạch thực hiện lập lại trật tự hành lang ATGTĐB, đường sắt thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa nêu rõ mục tiêu, giải pháp, các giai đoạn thực hiện, nguồn kinh phí thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành, đơn vị và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện lập lại trật tự hành lang ATGTĐB, đường sắt thuộc địa bàn tỉnh. Để tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh; UBND tỉnh đã có Quyết định số 1247/QĐ UBND ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Tổ công tác liên ngành để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện tốt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2008, các tuyến quốc lộ, đường tỉnh đã được các Công ty quản lý đường bộ Thanh Hóa đã duy tu, bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa, bổ sung mới 2.560 cọc tiêu, biển báo, 1.785 mét tường hộ lan, khắc phục được 15 điểm đen; bổ sung mới 1.800 cọc H, gần 2.000 mét tường hộ lan. Cải tạo, khắc phục 02 điểm đen đường đấu nối trên quốc lộ 217, 05 điểm đen

đường nhánh đấu nối trên các tuyến đường tỉnh, phối hợp với Khu quản lý đường bộ IV- Cục Đường bộ Việt Nam khắc phục được 03 điểm đen là đường nhánh đấu nối trái phép trên đường Hồ Chí Minh. Tiếp tục thu thập hồ sơ cải tạo 15 đường nhánh đấu nối vào đường chính, cải tạo cắt cong 10 vị trí, 50 điểm có bán kính nhỏ hoặc giảm dốc trên các tuyến quốc lộ 47, 15, 217 và các tuyến đường tỉnh khác. Đây cũng là năm tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ diễn ra khá phức tạp, nhiều địa phương, đơn vị và cá nhân tự ý mở đường ngang đấu nối trái phép vào quốc lộ (có 139 đường dân sinh, đặc biệt có 25 lối đi dân sinh gây mất ATGT); xây dựng nhà, công trình trong hành lang an toàn đường bộ; che khuất tầm nhìn. Đắp lấn từ trong ra đường để làm đường đi, làm nơi để xe, kinh doanh thương mại; lấn chiếm lề, lòng đường làm nơi họp chợ; tự ý để các vật liệu, vật tư ra ra hành lang. Các lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt và nộp vào Kho bạc Nhà nước số tiền 66.400.000 đồng.

Tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ năm 2009 vẫn diễn ra phức tạp, nhiều địa phương, đơn vị và cá nhân tự ý mở đường ngang đấu nối trái phép vào quốc lộ, mở đường ngang qua đường sắt; xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang an toàn đường bộ. Đắp lối đi lấn từ trong ra đường để làm lối đi, làm nơi để xe, kinh doanh thương mại; lấn chiếm và sử dụng lòng, lề đường làm nơi họp chợ; phơi rơm rạ, tự ý để các vật liệu, vật tư ra hành lang;

Công tác triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Kế hoạch "Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt" đã được toàn thể các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai theo kế hoạch đề ra. Ban ATGT tỉnh ban hành Văn bản số 37/BATGT-TH ngày 21 tháng 5 năm 2009 chỉ đạo các thành viên Ban ATGT tỉnh theo nhiệm vụ được phân công, theo dõi địa bàn, tăng cường công tác phối hợp đảm bảo

trật tự hành lang ATGTĐB trên các tuyến quốc lộ 1A, 10, 15, 45, 47, 217 và đường Hồ Chí Minh theo Quyết định 1445/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh. Công tác tuyên truyền, kiểm đếm, thống kê, lập hồ sơ dự toán giải tỏa hành lang an toàn đường bộ được các địa phương triển khai, song tình trạng cấp đất xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp dọc quốc lộ, đường tỉnh, tình trạng đấu nối tự do vào quốc lộ, đường tỉnh mà không xây dựng đường gom vẫn xảy ra. Các lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm và xử phạt nộp vào Kho bạc nhà nước với số tiền 89.500.000 đồng.

Kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo trật tự ATGT. Vì vậy năm 2010 Ban ATGT tỉnh đã tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, các đơn vị quản lý tích cực duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa bổ sung cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan, khắc phục điểm đen, tăng cường công tác chống lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng lề đường, hành lang bảo vệ công trình GTĐB; ngành giao thông vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án giao thông, các đơn vị quản lý, bảo trì cầu đường đảm bảo giao thông thông suốt. Xử lý các trường hợp tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ và các trường hợp xây dựng lều quán buôn bán hàng an trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ. Kết quả, các lực lượng chức năng, chủ yếu vẫn là lực lượng Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa đã ra quân các đợt cao điểm xử lý vi phạm và xử phạt nộp vào Kho bạc nhà nước với số tiền 71.200.000 đồng.

Từ việc lấn chiếm, xây dựng công trình trong hành lang an toàn đường bộ và đấu nối đường trái phép vào quốc lộ, tỉnh lộ đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến trật tự ATGTĐB và công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Đó là:

Thứ nhất, sẽ phá vỡ quy hoạch phát triển hạ tầng GTĐB, gây lãng phí đáng kể nguồn vốn đầu tư xây dựng mạng lưới đường bộ, làm giảm hiệu quả khai thác của công trình đường bộ.

Thứ hai, không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật ban đầu của đường bộ, hạn chế tầm nhìn cho phương tiện tham gia giao thông, gây khó khăn cho công tác tổ chức GTĐB. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra TNGTĐB.

Thứ ba, hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ là biểu hiện của việc coi thường pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự ATGT và TTATXH.

Như vậy cần phải có sự chỉ đạo và thực hiện đồng bộ trong phạm vi toàn tỉnh và cả nước về công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB và lập lại trật tự hành lang ATGTĐB.

Điều này đòi hỏi các cấp, ngành trong toàn tỉnh Thanh Hóa cần nghiêm túc nhìn nhận và biện pháp thực hiện:

Thứ nhất, là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, pháp luật phải được mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ phải được khắc phục theo quy định của pháp luật. Các hình thức xử lý vi phạm phải đảm bảo được chức năng điều chỉnh của pháp luật, hướng các hoạt động bảo vệ hành lang an toàn đường bộ vào đúng trật tự, đảm bảo sự bền vững của công trình và an toàn cho mọi hoạt động GTĐB.

Thứ hai, xử lý tốt các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu hậu quả dẫn tới đô thị hóa các tuyến đường, làm mặt đường bị thu hẹp, tạo ra các xung đột bất ngờ trên đường chính, phá vỡ các chỉ tiêu kỹ thuật ban đầu của tuyến đường, làm phức tạp cho tổ chức giao thông, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Thứ ba, việc xử lý nghiêm những vi phạm về hành lang an toàn đường bộ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục người dân nâng cao ý thức hay nói cách khác là làm cho các tổ chức, cá nhân có thói quen chấp hành luật pháp. Các quyết định xử lý phải có tính răn đe, đủ khả năng ngăn chặn các hành vi

tái phạm xảy ra, đồng thời phải có tính khả thi, đảm bảo tính hiệu quả của việc áp dụng pháp luật với chi phí xã hội thấp nhất, nhưng hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 63 - 70)