XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ, TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 97 - 102)

CƢỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƢỜNG BỘ

Việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB nhằm phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng GTĐB là một yêu cầu quan trọng, cần được UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải quan tâm, tập trung chỉ đạo.

Kết cấu hạ tầng GTĐB trên toàn tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây đã tương đối hoàn thiện và bền vững, tuy nhiên đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ vẫn còn ít, từ đó làm tăng nguy cơ vi phạm pháp luật GTĐB, làm tăng TNGT và luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông đặc biệt là trong mùa mưa bão. Đó là hệ thống đường bộ còn hẹp, chưa tách được các dòng phương tiện cơ giới và dòng phương tiện thô sơ tham gia giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Các vị trí giao nhau chủ yếu vẫn trong tình trạng giao nhau cùng mức với đường sắt, vẫn chưa cắt cong, giảm dốc được các tuyến đường. Dân số tăng nhanh, trong đó thường tập trung ở Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn và tình trạng di cư đến các khu kinh tế, khu công nghiệp, do vậy nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa dọc các tuyến đường tăng nhanh, kể cả những tuyến đường mới xây dựng phát triển đến đâu, thì nhà dân lại lấn chiếm đường, đất đến đó. Việc sử dụng đường, hành lang an toàn đường bộ theo quy định vẫn còn hạn chế.

Trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Thanh Hóa (khu vực đông dân cư) hoặc các tuyến đường trong thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa cần lắp hệ thống camera để theo dõi mật độ giao thông, đồng thời có thể xác định chính xác đối tượng, phương tiện vi phạm và thời gian vi

phạm, từ đó các lực lượng chức năng tổ chức các chuyên đề ra quân xử lý vi phạm đạt hiệu quả cao.

Đối với cơ quan chuyên môn là Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa cần có cơ chế phối hợp để xác định vị trí các biển báo, biển chỉ dẫn để điều chỉnh cắm mới hoặc bổ sung, và cần tập trung vào các biển quy định về tải trọng cầu, phối hợp để xác định vị trí cắm mốc thông tin tốc độ, biển thông báo bắt đầu khu đông dân cư và hết khu dân cư; biển tốc độ tối đa cho phép và hạn chế tốc độ tối đa. Theo đó Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải cần đưa ra một số nguyên tắc cho công tác rà soát, điều chỉnh các biển báo hiệu đường bộ. Các loại cầu mới xây dựng được thiết kế với tải trọng H30-XB80, HL93 (là cấp tải trọng được thiết kế lớn nhất hiện nay có thể thỏa mãn tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ) hoặc cấp tương đương thì không được cắm biển tải trọng. Các cầu khác, tùy theo kết quả kiểm định để cắm biển hạn chế tải trọng cho phù hợp.

Đối với các biển báo hiệu khu đông dân cư, chỉ cắm biển báo hiệu ở những nơi thực sự đông dân cư sinh sống, nơi có thể gây ảnh hưởng đến lưu thông của các phương tiện giao thông. Tuyệt đối không được cắm các biển này theo "vị trí quy hoạch địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn mà ở đó dân cư còn thưa thớt". Đối với khu vực đông dân cư phải cắm một biển "Bắt đầu khu đông dân cư" và một biển "hết khu đông dân cư" để người tham gia giao thông có đầy đủ thông tin. Đối với biển báo thông tin về tốc độ, là một loại biển không có trong Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01, các đơn vị quản lý đường bộ không được lạm dụng cắm tràn lan, chỉ cắm ở những nơi thật sự cần thiết với khoảng cách từ 30-50km. Đối với biển quy định tốc độ tối đa cho phép, chỉ cắm ở những nơi thật sự nguy hiểm như: đoạn đường cong liên tục, đèo dốc, điểm đen cần phải hạn chế tốc độ liên tục 24/24 giờ.

Với biển báo thông tin tốc độ, giá trị tốc độ tối đa cho phép và khoảng cách cắm biển tương ứng phải phù hợp và đủ dài để các phương tiện có khả

năng điều chỉnh tốc độ theo quy định của biển báo. Sau khi hết biển yêu cầu về hạn chế tốc độ, phải cắm biển "hết hạn chế tốc độ tối đa". Những trường hợp khác có thể thay thế bằng biển "đi chậm", biển "nguy hiểm khác" hoặc các biển cảnh báo phù hợp.

Song song với việc rà soát các điểm để lắp đặt các biển báo phù hợp, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa cần tiếp tục rà soát những biển báo không phù hợp với tình hình đường, cầu, cống tạo thuận lợi cho phương tiện GTĐB được lưu thông thuận lợi đặc biệt là các phương tiện là ô tô vận tải hàng hóa. Tất cả các biển báo hạn chế tải trọng cầu do nhà thầu thi công lắp đặt theo hồ sơ thiết kế phải được gỡ bỏ ở những cầu xây dựng thiết kế tải trọng H30-XB80, HL93. Các biển hạn chế tốc độ trong các khu đô thị cũng phải được xem xét đánh giá và gỡ bỏ vì khi phương tiện tham gia giao thông vào đường trong đô thị thì nghiễm nhiên phải chấp hành quy định tốc độ của đường đô thị là 40km/h.

Bên cạnh việc thực hiện các quy định về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng GTĐB, một số vấn đề trong việc tổ chức các quy định pháp luật về kết cấu hạ tầng GTĐB cần tiếp tục được nghiên cứu và đề xuất triển khai như sau:

- Hệ thống điện báo, thông tin, tín hiệu chỉ dẫn, hệ thống gương hình cầu cần được lắp đặt theo quy định ở những nơi cần thiết;

- Xây dựng đường lánh nạn ở một số đoạn đường trên tuyến quốc lộ 217, 15 tại khu vực có đèo, dốc;

- Tổ chức thống kê, phân loại các đường đấu nối trái phép vào hệ thống quốc lộ, xóa bỏ đường đấu nối vào quốc lộ trái phép;

- Hoàn thành việc cải tạo các điểm đen về TNGT đã phát hiện, các điểm mới xuất hiện phải được lập hồ sơ và cải tạo trong một thời gian nhất định.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội, tổ chức chính trị các cơ quan chức năng trong toàn tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý bảo vệ và lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ. Xác định công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch. Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện, phát huy những mặt đạt được, khắc phục các thiếu sót trong chỉ đạo điều hành.

Nâng cao năng lực QLNN về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất đai, xây dựng nhà ở, lều quán, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu kinh tế dọc các tuyến đường bộ, đấu nối đường nhánh trực tiếp vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, phát hiện và xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng như: Lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất trái phép, trồng cây lâu năm trên đất dành cho hành lang an toàn đường bộ, xây các công trình không phép, sai phép, vi phạm quy hoạch đã được công bố. Chấm dứt tình trạng xử phạt nhưng vẫn cho công trình tồn tại.

Khu Quản lý đường bộ và Sở Giao thông Vận tải phải soạn thảo được quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị quản lý đường bộ về công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trình UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở để các đơn vị phối hợp thực hiện. Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thành quy hoạch các vị trí đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh để thảo luận với Bộ Giao thông Vận tải.

Các đơn vị quản lý đường bộ phải phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương thống kê, phân loại công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ theo mốc thời gian, đồng thời lập dự toán kinh phí đến bù hỗ trợ giải tỏa các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ theo mốc thời

gian, các công trình khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ và công trình gây mất ATGT báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam.

Tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các bộ phận làm công tác đến bù giải phóng mặt bằng, công tác quản lý đường bộ. Thành lập các ban giải phóng mặt bằng chuyên trách, các tổ công tác xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ tại các địa phương là cơ quan tham mưu giúp việc cho đoàn công tác liên ngành của tỉnh nhằm đảm bảo tính chuyên môn, nâng cao chất lượng của công tác quản lý, giải tỏa chống lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ. Nâng cao chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án đền bù giải phóng mặt bằng trong xây dựng công trình giao thông.

Từ những giải pháp trên UBND tỉnh Thanh Hóa cần tập trung xây dựng một chiến lược cho sự phát triển giao thông đường trong toàn tỉnh trên cơ sở của sự phát triển kinh tế- xã hội, gia tăng dân số và nhu cầu thực tế tại địa phương. Trong đó tập trung vào một số nội dung cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục ưu tiên huy động các nguồn lực đầu tư hoàn chỉnh một bước cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải giữa các vùng, các huyện trong tỉnh và kết nối với các trung tâm kinh tế trọng điểm của đất nước. Xây dựng đồng bộ hệ thống GTĐB trong Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn và đô thị Ngọc Lặc.

Hai là, hoàn thành đầu tư nâng cấp, mở rộng các quốc lộ: 1A, 47, 45, 10, 15, 217, xây dựng cầu Thắm, cầu Bút Sơn, cầu Đò Đại, nâng cấp các cầu yếu trên các tuyến quốc lộ; xúc tiến việc đầu tư xây dựng đường ven biển đoạn qua Thanh Hóa, kéo dài quốc lộ 10 đến Ghép, Quốc lộ 47 đến cửa khẩu Khẹo, Quốc lộ 45 sang Nghệ An, nâng cấp đường Hồi Xuân- Tén Tằn, đường Cành Nàng-Phú Lệ thành quốc lộ.

Ba là, cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường tỉnh; xây dựng và hoàn thành Đại lộ Nam sông Mã, đường Ngã Ba Voi đi Sầm Sơn, Đại lộ Lê Lợi kéo dài, đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa, cầu Hoằng Khánh (huyện Hoằng Hóa), cầu Hoành (huyện Yên Định), cầu Thiệu Khánh (huyện Thiệu Hóa), cầu Cẩm Vân, Cầu Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), cầu Kim Tân (huyện Thạch Thành); triển khai đầu tư xây dựng mới đường đô thị Thạch Quảng- Bỉm Sơn, Bỉm Sơn- Nga Sơn- đảo Nẹ, đường nối quốc lộ 217 - quốc lộ 45 - quốc lộ 47, đường nối quốc lộ 47 - quốc lộ 10.

Như vậy hệ thống GTĐB của tỉnh Thanh Hóa mới hoàn thiện phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương và trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 97 - 102)