NGUYÊN NHÂN VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 70 - 88)

Thứ nhất, hoạt động xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân tỉnh, trong những năm, hoạt động QLNN trong lĩnh vực GTĐB đã đư các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm, trong đó có việc xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB. Các lực lượng chủ yếu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là lực lượng cảnh sát, Thanh tra giao thông vận tải.

Hàng năm với số vụ vi phạm bị lập biên bản xử lý, số tiền nộp Kho bạc Nhà nước tại Thanh Hóa là tương đối lớn so với cả nước, nhưng cũng mới chỉ phản ánh được một phần công việc xử lý vi phạm, vẫn còn nhiều phương tiện tham gia giao thông vi phạm nhưng chưa bị xử lý. Trong đó có thể thấy các lý do cơ bản như lực lượng chưa đủ mạnh, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ trang bị cho các lực lượng này còn thiếu, lạc hậu, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được so với nhiệm vụ được giao.

Thêm vào đó là việc phát triển các làng nghề truyền thống tại nhiều địa phương trong tỉnh về đá Granit, đá vôi. Các quốc lộ có các làng nghề đó là quốc lộ 45 với hệ thống các làng xã tại khu vực nối các làng: Thị trấn Nhồi huyện Đông Sơn, xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Lộc, xã Hoàng Sơn, Trung Chính huyện Nông Cống; quốc lộ 217 có khu vực xã Hà Lĩnh huyện Hà Trung, Xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc, Xã Thiết Ống huyện Bá Thước; đường tỉnh 518 có xã Yên Lâm huyện Yên Định; quốc lộ 1A có xã Trường Lâm huyện Tĩnh Gia... Những địa phương này luôn có một lượng phương tiện lớn được người dân tự cải biến, gia công về máy, hệ thống lái, khung, thùng xe làm thay đổi thiết kế kỹ thuật ban đầu của xe ô tô để phục vụ việc chuyên chở đá. Những phương tiện này không được kiểm định an toàn kỹ thuật. Tuy nhiên đây là

những phương tiện tham gia giao thông với tần suất rất lớn trên các tuyến đường, gây mất ATGT. Đến hết năm 2010 các lực lượng chức năng tại Thanh Hóa chưa thể xử lý triệt để được lượng phương tiện tại lưu hành trên các làng nghề nêu trên. Đây cũng là những địa phương có số lượng TNGT lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2010 số vụ tai nạn tại các địa phương này là rất lớn với quy mô về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Trong đó:

- Huyện Tĩnh Gia: xảy ra 35 vụ TNGT, làm chết 35 người, làm bị thương 15 người.

- Huyện Quảng Xương: xảy ra 22 vụ TNGT, làm chết 25 người, bị thương 09 người.

- Huyện Hà Trung: xảy ra 13 vụ TNGT, làm chết 15 người, bị thương 04 người.

- Thị xã Bỉm Sơn: xảy ra 12 vụ TNGT, làm chết 11 người, làm bị thương 07 người.

- Triệu Sơn: xảy ra 11 vụ TNGT, làm chết 10 người, làm bị thương 06 người.

- Huyện Đông Sơn: xảy ra 09 vụ TNGT, làm chết 08 người, làm bị thương 05 người.

- Nông Cống: xảy ra 07 vụ TNGT, làm chết 08 người, làm bị thương 04 người.

Ngoài việc xử lý những vi phạm rõ nét đối với các lỗi vi phạm pháp luật GTĐB, lực lượng chức năng gặp khó khăn trong việc xử lý vi phạm trong các làng nghề, còn những lý do khác có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Đó là hoạt động xử lý vi phạm của cơ quan chức năng đối với hành vi vi phạm pháp luật GTĐB còn nhẹ, chưa đúng với mức độ lỗi của hành vi vi phạm.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, mỗi hành vi vi phạm hành chính thì: "mọi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần". Và sau khi bị phạt người có hành vi vi phạm phải chấm dứt việc vi phạm. Tuy nhiên việc xử phạt người vi phạm hành chính về GTĐB rất khó thực hiện theo quy định trên. Trong nhiều trường hợp khi lập biên bản xử phạt thì việc buộc người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm là rất khó thực hiện điển hình là các lỗi vi phạm: lốp mòn, biển số mờ, quá tải trọng phương tiện, quá khổ, quá tải cầu đường. Bởi việc xử phạt buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm có thể gây tình trạng bức xúc cho người điều khiển phương tiện đặc biệt là các lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô, ảnh hưởng đến TTATXH. Hoặc việc xử phạt của lực lượng chức năng, phần lớn là xử lý đúng lỗi vi phạm, tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại xử lý bằng việc lập vi phạm tránh lỗi và chuyển sang lỗi khác; hoặc theo quy

định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002: "Một

người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm". Đây là một hiện tượng phổ biến hiện nay của các lực lượng chức năng tại tỉnh Thanh Hóa. Điều này đã và đang là nguyên nhân làm tăng nguy cơ vi phạm và tái vi phạm pháp luật GTĐB, đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gián tiếp gây ra TNGT, làm giảm hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này, đồng thời làm giảm hiệu lực thi hành của Luật GTĐB nói chung và các văn bản pháp luật khác.

Thứ hai, do ý thức của người tham gia GTĐB chưa chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật GTĐB và tình trạng vi phạm hành lang ATGTĐB diễn ra nghiêm trọng.

Theo Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2003 đến năm 2010 các lỗi vi phạm thường bị là vi phạm tốc độ, đi sai phần đường, vượt sai phần đường, vi phạm về nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, quá khổ, quá tải cầu, đường, chở hàng rời không phủ bạt, để vật liệu rơi vãi, lốp mòn, lốp sai kích cỡ, biển

số mờ, chiếm khoảng 55%. Hệ thống phanh, hệ thống lái 10%. Theo số liệu của Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ Thanh Hóa, trong số gần 50 nghìn phương tiện kiểm định không đạt tiêu chuẩn từ năm 2003 đến 2010 thì có đến 59,5% phương tiện không đạt tiêu chuẩn về phanh, 27,9% hệ thống lái. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản vi phạm pháp luật giao thông và nguyên nhân chính gây TNGT.

Một nguyên nhân vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Một bộ phận các đối tượng vi phạm có ý thức kém, có biểu hiện thách thức lực lượng chức năng trong việc chấp hành xử lý vi phạm đặc biệt là các phương tiện là xe mô tô và tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 26 tuổi. Đối với các lỗi vi phạm về tốc độ, chở hàng rời không có bạt che đậy, chở quá khổ, quá tải, độn nhíp, thay đổi tình trạng kỹ thuật ban đầu của xe, lắp lốp xe sai kích cỡ hoặc không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hệ thống đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xây dựng tương đối hoàn thiện và hiện đại, đồng thời do việc xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư và thường xuyên chạy đua theo tiến độ công trình, do vậy người lái xe rất dễ chấp nhận vi phạm pháp luật giao thông.

Theo số liệu Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa nguyên nhân chính gây TNGT: - Do vi phạm tốc độ: chiếm 26,63% về số vụ, chiếm 25,95% số người chết và bị chiếm 25,58% số người bị thương.

- Do vi phạm phần đường: chiếm 33,17% về số vụ, chiếm 34,46% số người chết, chiếm 44,96% số người bị thương.

- Do thiếu chú ý quan sát: chiếm 22,43% về số vụ, chiếm 22,97% số người chết chiếm 16,27% số người bị thương.

- Do tránh vượt sai quy định: chiếm 9,34% về số vụ, chiếm 11,06% số người chết và chiếm 7,75% số người bị thương.

- Do nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép: chiếm 0,93% số vụ, chiếm 0,85% số người chết.

- Do nguyên nhân khác: chiếm 7,47% về số vụ, chiếm 5,53% số người chết, bị chiếm 6,20% số người bị thương.

Trong số những nguyên nhân cơ bản gây tan nạn giao thông thì ô tô gây ra chiếm 27,1%, do người điều khiển mô tô, xe máy chiếm 62,3%.

Có thể thấy một phần nguyên nhân vi phạm giao thông do người tham gia giao thông phản ánh ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, chưa tự giác. Thêm vào đó là thói quen tùy tiện trong nếp sống, sinh hoạt dẫn đến sự tùy tiện đi lại.

Một trong những hành vi vi phạm Luật GTĐB ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tham gia giao thông, gây mất trật tự ATGTĐB hiện nay là việc lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ và lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Tình trạng xây nhà cửa, lều quán, tập kết vật liệu xây dựng, phơi rơm rạ, nông sản, chiếm lòng đường để buôn bán chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt là ở các xã, phường, thị trấn có quốc lộ chạy qua, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh còn khá phổ biến, nhiều đoạn đường bị chiếm dụng nghiêm trọng để trong giữ xe, họp chợ khiến phương tiện tham gia giao thông qua những nơi này vô cùng nguy hiểm. Điển hình như các chợ khu vực Thị xã Bỉm Sơn, Chợ cầu Quán Nam thành phố Thanh Hóa, chợ Lưu Vệ huyện Quảng Xương, chợ Yên Định huyện Yên Định, chợ Vĩnh Lộc huyện Vĩnh Lộc, Chợ Voi Thành phố Thanh Hóa...

Thứ ba, do tốc độ tăng nhanh của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, công tác quản lý đăng ký, kiểm định các loại phương tiện GTĐB và đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Sự phát triển kinh tế, xã hội đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tuy nhiên sự quản lý đối với

việc đăng ký xe và công tác đăng ký, đăng kiểm vẫn còn nhiều tồn tại và chưa được coi trọng đúng mức.

Theo quy định hiện hành, việc đăng ký cấp, thu hồi biển số xe cơ giới đường bộ do cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện, nhưng việc kiểm định xác nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và xác định các phương tiện hết niên hạn sử dụng phương tiện xe cơ giới do các đơn vị trong ngành đăng kiểm thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan này chưa thường xuyên, một số phương tiện được xác định là hết niên hạn sử dụng vẫn chưa thu hồi biển số mà tiếp tục được đưa về vùng sâu, vùng xa để tiếp tục sử dụng.

Trình độ quản lý, năng lực đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa đồng đều, có hiện tượng cắt xén nội dung, chương trình đào tạo khá phổ biến ở nhiều trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, một số trung tâm sát hạch chưa đủ hệ thống chấm điểm tự động. Việc quản lý, giáo dục lái xe chưa được các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chú ý đúng mức; chưa thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật định kỳ cho lái xe, chưa đủ các điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, khám, chăm sóc sức khỏe, các chế độ bảo hộ, bảo hiểm cho lái xe theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy tình trạng không ít lái xe coi thường kỷ cương pháp luật, nhiều trường hợp lái xe chống người thi hành công vụ, nhiều lái xe còn nghiện ma túy.

Trong vòng từ năm 2003 đến năm 2010, cùng chung với sự phát triển kinh tế của đất nước, nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng tăng cao, nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ liên tục tăng. Nếu như năm 2003, Thanh Hóa quản lý 10.055 ô tô, 236.439 mô tô, thì đến năm 2006 ô tô là 14.550 chiếc, mô tô 449.925 chiếc và cho đến năm 2010, số lượng ô tô do tỉnh quản lý đã lên đến 28.310 chiếc, xe máy tăng lên 806.311 chiếc.

Việc phân bổ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong tỉnh không đồng đều, thường tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố, những huyện trung du, đồng bằng như Thị xã Bỉm Sơn, Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Hà Trung, Yên Định, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Nông Cống, Tĩnh Gia. Một số lượng lớn là xe cũ, hoặc đã hết niên hạn sử dụng, nhiều xe tự chế đang lưu hành như xe công nông, xe lôi... phát triển tự phát không đảm bảo an toàn, đang hoạt động trong các làng nghề như Yên Định, Bá Thước, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Đông Sơn, ở các vùng sâu, vùng xa ở một số huyện miền núi như: Thường Xuân, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát.

Theo thống kê của Phòng quản lý phương tiện người lái thuộc Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành có khoảng 55% số xe có tuổi đời bình quân 15 đến 17 năm, thậm chí cao hơn, khoảng 35% số xe đã qua thời kỳ cải tạo, thay thế, hoán cải không còn giữ nguyên tình trạng kỹ thuật ban đầu.

Theo số liệu tổng hợp kết quả kiểm định về an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ của Trung tâm kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới đường bộ thuộc Sở Giao thông Vận tải Thanh Hoá từ năm 2003 đến 2010 đã kiểm định 172.951 lượt phương tiện, trong đó số phương tiện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là 126.567 lượt (đạt 73,23%), số phương tiện không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật là 46.303 lượt (chiếm 26,77%).

Phân tích nguyên nhân không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật gồm: - Hệ thống phanh: 59,50%.

- Hệ thống lái: 27,90%. - Khung, thân, vỏ: 13,33%. - Hệ thống thiết bị điện: 11,70%.

- Hệ thống treo: 9,92%.

- Hệ thống bánh lốp xe: 9,72%.

- Kính chắn gió, kính cửa, gương chiếu hậu, cần gạt nước: 7,31%. - Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu: 6,18%.

- Hệ thống tuyến lực: 6,85%. - Tiêu chuẩn khí thải:9,5%. - Động cơ: 3,5%.

- Tiếng ồn: 0,75%.

- Đồng hồ tốc độ: 0,34%.

Như vậy, trong vòng 08 năm tính từ năm 2003, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong tỉnh Thanh Hóa tăng nhanh, số lượng phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật lên đến 26,77%. Đây là con số rất lớn, chiếm gần 1/3 phương tiện kiểm định, gây trở ngại cho hoạt động GTĐB cũng như cho hoạt động QLNN trong lĩnh vực GTĐB. Với số lượng phương tiện không đạt về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật xe cơ giới đường bộ, nếu kiểm định và khắc phục các chi tiết sai hoặc không đạt kỹ thuật, thì hoạt động quản lý của cơ quan chức năng sẽ đơn giản và đem lại kết quả hoạt động cho phương tiện cơ giới và nâng cao hiệu quả QLNN. Tuy nhiên sau khi kiểm định, số lượng phương tiện không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đó vẫn hoạt động hoặc có nhiều xe ô tô tải sau khi kiểm định an toàn kỹ thuật đạt, những người chủ phương tiện này liền thay toàn bộ hệ thống lốp với kích cỡ lớn hơn để phục vụ hoạt động chuyên chở hàng hóa và luôn trong tình trạng chở quá tải. Đây là một trong những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, là những nguyên nhân trực tiếp gây TNGT trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng được nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tuyến đường vẫn chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Còn nhiều đoạn đường được thiết kế và thi công chưa đạt kỹ thuật, như độ nghiêng, độ bám dính mặt đường, độ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 70 - 88)