Vƣớng mắc trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 108 - 110)

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, thiếu biện pháp cụ thể, thời lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít, mặc dù vấn đề tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, được triển

khai đến các cấp các ngành, tuy nhiên nội dung, hình thức tuyên truyền cần tiếp tục được nghiên cứu để nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền và nhất là phải phù hợp với từng loại đối tượng, địa bàn, thời lượng tăng thêm, đều đặn, thường xuyên, liên tục. Hiệu quả của công tác này cần được đánh giá bằng ý thức pháp luật của người dân.

Mặc dù tội vô ý làm chết người không phải là tội danh mới, nó đã có lịch sử từ rất lâu đời. Tuy nhiên, nhận thức về tội danh này thì rất hạn chế. Không chỉ ở trong người dân mà ngay chính trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Một phần nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đó là do tội danh này xảy ra không nhiều và không phổ biến trên phạm vi toàn quốc, thể hiện ở tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tội phạm và một nguyên nhân khác mang tính chủ quan đó là việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với loại tội phạm này còn nhiều hạn chế.

Cũng do nhận thức về tội danh này còn nhiều hạn chế, nên công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm này còn nhiều thiếu sót, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm này đang có xu hướng gia tăng, nên chúng ta cần đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về loại tội phạm này để kịp thời ngăn chặn sự gia tăng, và từng bước đẩy lùi loại tội phạm này.

Chúng ta được biết đến vụ hổ nuôi ở Bình Dương cắn chết người như đã nêu ở trên. Xem xét đánh giá về vụ việc này chúng ta thấy: người nuôi hổ đã có hành vi vi phạm pháp luật đó là họ đã nuôi hổ không đảm bảo an toàn, xâm phạm tính mạng của người khác. Ngày 15/01/1994 Việt Nam đã tham gia Công ước CITES về buôn bán quốc tế về các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng". Mặc dù Việt Nam chưa ban hành quy chuẩn riêng về việc nuôi hổ, tuy nhiên trong công ước CITES đã có quy chuẩn chung, đó

là khi nuôi hổ phải bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi. Bên cạnh đó, các quy tắc an toàn trong tội vô ý làm chết người được hiểu là các quy tắc an toàn được ban hành bằng văn bản hoặc các quy tắc an toàn được thừa nhận chung trong xã hội Do vậy, trong trường hợp này, tất cả chúng ta đều thừa nhận việc nuôi hổ và để hổ sổng chuồng là rất nguy hiểm và hổ có thể dễ dàng tước đoạt đi tính mạng của con người. Việc chủ nuôi hổ không đảm bảo an toàn để hổ sổng chuồng gây thiệt hại tính mạng của người khác đó là đã vi phạm các quy tắc an toàn, gây chết một người nên hành vi đó đã vi phạm pháp luật. Người nuôi hổ đã có lỗi vô ý vì quá tự tin vì chủ nuôi hổ đã thấy trước được hành vi nuôi hổ - là một loại thú hoang dã, ăn thịt, to lớn và có thể làm chết người - có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng đã tin rằng với cách phòng bị chuồng trại của mình thì hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả chết người đã xảy ra. Chúng ta thấy tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả chết người. Đối chiếu với quy định tại điều 98 Bộ luật Hình sự thì hành vi để hổ sổng chuồng như nêu trên đã đủ yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người. Tuy nhiên do nhận thức pháp luật chưa được thống nhất nên, trong thực tế, hành vi này không bị xử lý về hình sự mà chỉ giải quyết bồi thường dân sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)