Mặt khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 39)

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và cũng không có tội phạm. "Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan" [19]. Theo đó, mặt khách quan của tội vô ý làm chết người là những biểu hiện của tội vô ý làm chết người diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Trong đó bao gồm: hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội: thời gian, địa điểm phạm tội,… Trong đó hành vi nguy

hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là những biểu hiện cơ bản của yếu tố mặt khách quan của tội vô ý làm chết người.

Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là yếu tố cơ bản không chỉ đối với tội vô ý làm chết người mà còn là yếu tố cơ bản của mọi cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra hậu quả nguy hiểm, là nguyên nhân gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, là biểu hiện bên ngoài của ý thức, ý chí chủ quan của người phạm tội,… cụ thể đối với tội vô ý làm chết người hành vi khách quan là nguyên nhân gây thiệt hại cho sự sống của con người. Hậu quả làm chết người chỉ xuất hiện sau khi có hành vi khách quan diễn ra. Sau khi có hành vi khách quan diễn ra mới có thể xem xét đến các yếu tố khác như chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm.

Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người phải thỏa mãn ba đặc điểm:

Thứ nhất: Hành vi khách quan phải có tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người xâm hại đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ đó là quyền sống của con người. Quyền thiêng liêng cao quý nhất mà tự nhiên ban cho mỗi con người. Bất kỳ một quốc gia nào từ xưa đến nay, không phân biệt Á, Âu đều đề cao và đặc biệt bảo vệ quyền sống. Điều này cho thấy hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người có tính nguy hiểm cao.

Thứ hai: Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là hoạt động có ý thức và ý chí. Sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí là hai điều kiện cần và đủ để xác định hành vi khách quan của tội phạm.

Trường hợp làm chết người do bị cưỡng bức thân thể là trường hợp đặc biệt thuộc loại biểu hiện không phải hành vi. Biểu hiện này tuy vô ý làm chết người nhưng không phải là kết quả của hoạt động ý chí mà là kết quả của

sức mạnh khống chế họ, bản thân người bị cưỡng bức thân thể chỉ như là một công cụ phạm tội của kẻ đã dùng sức mạnh khống chế họ. Trường hợp làm chết người do bị cưỡng bức tinh thần khác so với trường hợp bị cưỡng bức về thân thể. Trường hợp bị cường bức tinh thần người làm chết người do áp lực bên ngoài. Biểu hiện tuy có bị chi phối bởi ý chí của kẻ đe dọa nhưng vẫn là kết quả của hoạt động ý chí và do đó vẫn là hành vi của chính họ. Tùy thuộc vào mức độ của sự cưỡng bức về tinh thần để đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi này.

Thứ ba: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự. Hành vi thực hiện chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm cụ thể khi hành vi đó được qui định trong luật hình sự. Việc thực hiện hành vi khách quan thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm qui định trong luật hình sự đồng nghĩa với vi phạm pháp luật hình sự hay trái pháp luật hình sự. Tội vô ý làm chết người, trải qua các thời kỳ lịch sử lập pháp Việt Nam được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như ngộ sát, thất sát thương, lầm lỡ làm chết người … nhưng về bản chất vẫn thể hiện đó là hành vi vô ý làm chết người. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kế thừa truyền thống lập pháp và quy định về tội phạm này. Quy định này trở thành cơ sở pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người có thể bằng hành động và không hành động.

Hành động phạm tội vô ý làm chết người là hình thức của hành vi khách quan làm con người đang sống bị chết thông qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Hành động phạm tội có thể chỉ tác động đơn giản xảy ra một lần trong thời gian ngắn hoặc dài, hoặc có thể là tổng hợp của nhiều động tác khác nhau, hoặc có thể lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài. Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào con người hoặc thông qua trung gian là các công cụ, phương tiện phạm tội. Trường hợp hành động phạm

tội thông qua công cụ phương tiện phạm tội như: trường hợp giăng dây điện trần để bẫy chuột tại nơi ít người qua lại, nhưng đã dẫn đến hậu quả điện giật làm chết người; hoặc trường hợp dùng súng tự chế bắn chim, thú nhưng không may trúng vào người khác làm chết người, hành động tự cấp cứu cho người khác không đúng cách dẫn đến chết người….

Không hành động phạm tội là hình thức hành vi khách quan làm chết người thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm, ví dụ như: người sửa thiết bị điện, khi đi ra ngoài mua bổ sung thiết bị để lắp đặt, sửa chữa đã không cắt cầu dao, khi người khác không biết đến khu vực đó đã bị điện giật dẫn đến chết người.

Tính trái pháp luật được thể hiện ở chỗ, chủ thể phải làm việc đó đã không thực hiện việc làm đó mặc dù có điều kiện để làm, nghĩa vụ phải làm. Nghĩa vụ phải làm này có thể xuất phát từ nhiều căn cứ, như: căn cứ phát sinh do luật định, do quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp,… Bên cạnh đó, nghĩa vụ phải làm này còn có thể phát sinh do các nguyên tắc bảo đảm an toàn được đa số mọi người công nhận và thực hiện.

Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là những hành vi gây chết người trong điều kiện sinh hoạt thông thường. Trường hợp vô ý làm chết người trong một số trường hợp cụ thể đã có quy định của Bộ luật Hình sự trực tiếp điều chỉnh thì áp dụng các quy định đó để truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì áp dụng Điều 202 Bộ luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số dạng hành vi vô ý làm chết người:

Trải qua cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng mặc dù đã được nhà nước thống nhất quản lý

nhưng lượng vũ khí, vũ khí tự tạo, chất nổ nằm trong sự quản lý của người dân vẫn còn một lượng đáng kể. Đây là một nguồn nguy hiểm rất lớn. Việc tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, chất nổ này trong những năm vừa qua đã gây ra biết bao cái chết thương tâm, biết bao người vì đó mà rơi vào vòng lao lý. Không ít vụ án vô ý làm chết người đã xảy ra do dùng súng đi săn bắn.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật. Cuộc sống ngày một hiện đại. Song song với nó, trong xã hội lại phát sinh thêm nhiều nguồn nguy hiểm hàm chứa nguy cơ cao dẫn đến hậu quả chết người. Trong xã hội hiện đại, điện là một phần không thể thiếu, bên cạnh những tác dụng tích cực không thể thay thế của điện, điện còn là một nguồn nguy hiểm đáng kể. Việc sử dụng điện không đúng, không tuân thủ các quy tắc an toàn sẽ là một nguy cơ rất cao gây ra thiệt hại về tính mạng con người.

Một dạng hành vi khác cũng xảy ra khá phổ biến trong thời gian gần đây đó là hành vi của các con nghiện cấp cứu người không đúng cách đã dẫn đến hậu quả chết người. Do tình hình nghiện ma tuý diễn biến hiện nay ngày càng phức tạp. Các con nghiện sử dụng chất ma túy một cách tùy tiện. Tình trạng sốc thuốc diễn ra ngày càng nhiều. Đi đôi với nó là tình trạng các con nghiện thiếu kiến thức về sơ cứu, cấp cứu, tự cấp cứu cho nhau khi thấy bạn nghiện của mình rơi vào tình trạng sốc thuốc, dẫn đến không ít trường hợp do cố gắng cấp cứu đã vô tình làm "bạn nghiện" bị thương nặng. Từ việc bị sốc thuốc kết hợp với bị thương nặng đã trực tiếp dẫn đến cái chết của con người. Cũng là sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực thẩm mỹ, hiện nay nhiều người có nhu cầu nhờ sự can thiệp của khoa học, công nghệ để làm thay đổi một số bộ phận trên cơ thể như: nâng ngực, phẫu thuật nâng mũi, chỉnh hình từng bộ phận trên cơ thể cho hoàn hảo hơn… Đứng trước nhu cầu của xã hội và lợi nhuận mà các hoạt động này đem lại nhiều cơ sở chưa đủ điều kiện hoạt động, nhiều người thiếu kiến thức về y khoa, đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình và gây ra những hậu quả đáng tiếc dẫn đến chết người.

Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định tại Điều 623 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, theo đó, nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Cũng theo quy định này, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. Việc có lỗi vi phạm các quy định này gây hậu quả chết người có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

Do dấu hiệu vô ý làm chết người trong tội vô ý làm chết người và một số tội danh khác có nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm vô ý làm chết người sẽ giúp phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người với lỗi vô ý như tội làm chết người khi thi hành công vụ, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế điều tra truy tố, xét xử cho thấy, nếu xác định không đúng hành vi khách quan của người phạm tội, trường hợp phạm tội của người phạm tội đối với hậu quả chết người thì sẽ dẫn đến hậu quả như không xác định đúng tội danh dẫn đến việc áp dụng hình phạt cũng không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không đảm bảo công bằng, thiếu căn cứ và không đúng pháp luật, làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Ngoài hành vi khách quan mang tính nguy hiểm cho xã hội, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm còn bởi tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đó là

"Hậu quả của tội phạm". Hậu quả của tội vô ý làm chết người là thiệt hại do hành vi vô ý làm chết người gây ra, bao gồm: thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tinh thần và thiệt hại về vật chất.

Theo Từ điển Luật học, "thiệt hại là tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ" [51].

"Thiệt hại về thể chất là sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người" [51]. Đối với tội vô ý làm chết người thiệt hại về thể chất là thiệt hại về tính mạng - làm chết người. Thiệt hại về tính mạng - không thể khắc phục, phục hồi được.

Tính mạng con người là vô cùng quý giá. Khi tính mạng đã mất đi thì không thể khôi phục, không gì bù đắp được. Không ai có thể xác định được giá trị của tính mạng con người. Thiệt hại này không chỉ đối với bản thân nạn nhân, gia đình, người thân của nạn nhân mà đây còn là thiệt hại đối với xã hội. Thiệt hại về tính mạng dù không gì có thể bù đắp được, tuy nhiên, để bù đắp phần nào tổn thất lớn lao mà gia đình và người thân của nạn nhân phải gánh chịu, pháp luật quy định nghĩa vụ của người phạm tội phải bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng cho gia đình nạn nhân. Thiệt hại này được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự như sau:

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng cửa người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không

có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định

[14].

Tội vô ý làm chết người được pháp luật hình sự Việt Nam quy định với cấu thành vật chất. Dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc. Vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi hậu quả chết người đã xảy ra. Tội phạm chỉ được coi là đã hoàn thành khi nạn nhân đã thực sự chết - chết ở giai đoạn chết sinh học. Ở giai đoạn này bắt đầu xuất hiện sự thoái hóa và hoại tử, sự sống không còn khả năng hồi phục.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Trong các nội dung biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm, nếu coi hành vi khách quan là mặt biểu hiện thứ nhất thì hậu quả nguy hiểm là mặt thứ hai và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm là mặt thứ ba. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả không tồn tại độc lập với hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)