Một số đặc điểm của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạttài sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM

2.2.3. Một số đặc điểm của loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạttài sản trên địa bàn

trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trong những năm gần đây, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định có biểu hiện đa dạng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Người phạm tội lợi dụng triệt để những sơ hở của chính sách pháp luật, chính sách quản lý kinh tế, nhằm vào tâm lý và nhu cầu của người bị hại, lợi dụng sự tha hóa về đạo đức của một số cán bộ cơ quan nhà nước, để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Một số thủ đoạn mà kẻ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt thường sử dụng trong thời gian gần đây là:

Thông qua hình thức lấy danh nghĩa các công ty "ma" hoặc thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn để vay tiền ở các ngân hàng, hoặc vay tiền của cá nhân rồi chiếm đoạt luôn. Đây là thủ đoạn được sử dụng trong nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Thực tế tại tỉnh Nam Định có vụ án Công tycổ phần H H, do ông Hoàng Văn H làm giám đốc đã có hành vi chiếm đoạt củaNgân hàng, một số chủ cửa hàng ở Chợ Rồng và một số cá nhân hơn 4 tỷ đồng.

b) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng

Hình thức lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng thông qua việc lập hồ sơ khống chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng: Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước đã lập hồ sơ giả mạo để được hoàn thuế giá trị gia tăng nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Thủ đoạn này thường được những người làm việc trong lĩnh vực thương mại sử dụng. Ví dụ cụ thể tại tỉnh Nam Định như sau: Vụ án Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ HP cùng Kế toán trưởng là bà Phạm Thị H đưa tờ hóa đơn khống số NG/2008B 83384 của Công ty NH vào kê khai và để hợp thức hóa đơn đó, giám đốc đã chỉ đạo cho kế toán chuyển vào tài khoản của Công ty NH tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Định với số tiền là 1.073.169.783 đồng.

c) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức vay với lãi xuất cao sau đó không có khả năng thanh toán hoặc bỏ trốn

Một hình thức cũng rất phổ biến trong thời gian vừa qua và cũng được đưa tin nhiều từ các phương tiện thông tin đại chúng đó là hình thức lừa đảo đưa ra lãi suất cao hơn với lãi suất của Ngân hàng để thu hút vốn nhàn rỗi của nhân dân và trả lãi suất ngay sau khi nhận tiền. Đây là trường hợp mà chủ thể

đã có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước nên đã đưa ra một mức lãi xuất cao để lừa những người nhẹ dạ, ham lợi nhuận. Sau khi thu được một một số vốn lớn thì chủ vay cao chạy xa bay. Nạn nhân của những vụ lừa đảo này thường là những người nhẹ dạ cả tin, thậm chí có máu tham tiền nên đã bị kẻ phạm tội lợi dụng nhược điểm đó để lừa đảo. Ví dụ tại Nam Định như sau: Vợ chồng ông Lê Văn H và bà Nguyễn Thị D trú tại đường Điện Biên - thành phố Nam Định đã vay tiền, vàng, đô la của nhiều người nhà, hàng xóm, bạn bè và một số người dân khác với lãi suất 3.5%/ tháng, với lãi suất hấp dẫn đó nhiều người còn đi thế chấp sổ đỏ vay tiền Ngân hàng sau đó mang đến cho vợ chồng H vay, số tiền vợ chồng H vay được lên tới hơn 7 tỷ đồng, sau đó vợ chồng H cầm tiền bỏ trốn. Ngày 27/10/2009 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã tuyên phạt H tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

d) Lừa đảo thông qua hình thức môi giới xuất khẩu lao động

Thông qua hình thức môi giới lao động như hứa hoặc cam kết xin việc cho người xin việc vào các cơ quan doanh nghiệp, hoặc thông qua hình thức tuyển dụng xuất khẩu lao động đi nước ngoài để thu tiền rồi chiếm đoạt số tiền đó. Cụ thể tại Nam Định có vụ án của Bùi Văn T nguyên là cán bộ của Ủy ban nhân dân xã Q - Vụ Bản - Nam Định đã nghỉ hưu, T tự giới thiệu là người có quen biết với nhiều người, có khả năng xin được việc. Qua lời giới thiệu đó được một số người tin tưởng giao tiền và hồ sơ cho T để nhờ xin việc cho con em mình. Sau khi nhận được tiền và hồ sơ của mọi người Bùi Văn T không xin việc cho ai mà đã sử dụng số tiền đó để chi tiêu, trả nợ cũ và nộp tiền vào mạng bán hàng đa cấp để kinh doanh, một thời gian sau bỏ trốn khỏi địa phương, sau đó đến ngày 31/3/2012 đã đầu thú tại Công an huyện Vụ Bản và khai nhận là đã chiếm đoạt của 18 người bị hại với số tiền 1 tỷ 278 triệu đồng đến nay không có khả năng trả nợ. Ngày 23/112/2012 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tuyên phạt bị

cáo Bùi Văn T 14 năm 6 tháng tù giam theo điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự.

đ) Thông qua hình thức cố ý tạo niềm tin đối với chủ tài sản để chiếm đoạt tài sản

Kẻ phạm tội lợi dụng mối quan hệ quen biết, họ hàng, bạn bè tạo niềm tin, mượn tài sản để sử dụng, hẹn chủ tài sản sau khi xong việc sẽ trả lại, xong không trả và bán hoặc cầm cố tài sản lấy tiền ăn tiêu. Tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này thường là các tài sản có giá trị tương đối và dễ tiêu thụ như xe máy, láp tốp... ví dụ vụ án của Nguyễn Văn T đã lừa đảo chiếm đoạt xe máy của chị Vũ Thu H có giá trị khoảng 20 triệu đồng. Toàn mượn xe của H và nói dối là mẹ đang bị cấp cứu ở bệnh viện cần xe để vào viện gấp, sau đó mang xe của H ra tiệm cầm đồ cắm lấy tiền tiêu xài. Tòa án nhân dân huyện Vụ Bản - Nam Định đã xét xử Toàn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

e) Một số hình thức phạm tội khác

Thông qua hình thức hành nghề mê tín dị đoan như bói toán, cúng ma, lợi dụng sự mê tín của người khác để đặt ra các yêu sách về vật chất, qua đó chiếm đoạt tài sản, ví dụ trường hợp thanh đồng Lê Thị T tại Nam Trực - Nam Định đã dùng hành vi mê tín dị đoan chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng của các con hương đến cũng lễ.

Hoặc thông qua hình thức đánh bạc, đỏ đen lừa đảo khác. Đây là trường hợp người phạm tội có sự chuẩn bị trước những quân bài có đánh dấu hay những thủ thuật khác để kiểm soát cuộc chơi... những hành vi gian dối đó quyết định việc thắng thua theo ý muốn của họ và dụ dỗ, lôi kéo người khác vào chơi để chiếm đoạt tiền của họ. Đối với thủ đoạn này thì tùy trường hợp sẽ bị xử lý về hành vi đánh bạc hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ trường hợp của Nguyễn Hồng Q ở Nam Hải - Nam Trực - Nam Định.

Trong giai đoạn hiện nay do áp dụng một số thành tựu khoa học tiên tiến của công nghệ thông tin và những ngành khoa học hiện đại khác đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho tội phạm công nghệ cao phát triển đặc biệt là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ như lừa đảo qua internet...

Có thể nói, ngoài các phương thức và thủ đoạn trên, thì trong thực tế bọn phạm tội sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã chỉ ra rằng: thủ đoạn của lừa đảo của bọn tội phạm rất đa dạng và luôn luôn thay đổi, chúng luôn đưa người bị hại vào tình trạng không thể ngờ được. Người phạm tội luôn nghiên cứu các hình thức tâm lý của chủ tài sản để đưa ra các phương thức, thủ đoạn gian dối khác nhau, làm cho người chủ tài sản tin giả là thật, từ đó tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội và sau đó chiếm đoạt luôn tài sản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)