Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạttài sản trong những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 58 - 61)

2.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠTTÀ

2.1.7. Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạttài sản trong những

trong những trƣờng hợp đặc biệt

Các trường hợp cấu thành tội phạm đặc biệt theo quy định của pháp luật hình sự gồm các trường hợp: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm, vì trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đặc biệt này không giống như cấu thành cơ bản. Nên việc phân tích trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này có ý nghĩa to lớn trong công tác xét xử của Tòa án cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

a) Chuẩn bị phạm tội

"Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện" [21, Điều 17].

Theo quy định trên thì để xác định đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ta chỉ xem xét các tình tiết thuộc Điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào vào các tình tiết đó xác định: người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đã bị phát hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu tài sản có ý định chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên. Đối với tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định ở điểm b khoản 3, và điểm b khoản 4 Điều 139 không được đặt ra vì các hậu quả này là hậu quả của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra, mà trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội người phạm tội chưa thực sự có hành vi phạm tôi nên không thể là đã gây ra hậu quả chứ không phải là hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định [21, Điều 52].

Theo quy định trên thì trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như đường lối xử lý cũng khác so với trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội.

b) Phạm tội chưa đạt

" Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội" [21, Điều 18].

Do vậy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không thực hiện được đến cùng hành vi của mình vì những nguyên nhân ngoài ý muốn thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt trong mọi trường hợp và theo Điều 52 Bộ luật hình sự quy định về cách áp dụng hình phạt là như sau:

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định [21].

c) Đồng phạm

"Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm" [21, Khoản 1, Điều 20].

Đồng phạm là trường hợp phạm tội có ít nhất từ hai người trở lên cùng tham gia, những người này có thể tham gia với vai trò người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong vụ đồng phạm có thể có cả bốn người trên, cũng có thể chỉ có người thực hành. Những hành vi của đồng phạm là sự liên kết thống nhất hỗ trợ cho nhau để cùng gây ra hậu quả.

Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những người đồng phạm chiếm đoạt tài sản đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm đã thực hiện, Tuy nhiên khi Tòa án "quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm phải xem xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm" [21, Điều 53].

Ngoài ra còn quy định cá thể hóa trách nhiệm hình sự đồng thời thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta với tội phạm: Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)