Kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạttài sản trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 65 - 68)

2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM

2.2.2. Kết quả điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạttài sản trên địa bàn

trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2008 đến năm 2012

Sau khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, tình hình tội phạm cũng có sự biến đổi về số lượng, phạm vi, tính chất và mức độ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tình hình tội phạm trong cả nước nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng trong vài năm trở lại đây tuy đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặt khác, qua nghiên cứu cho thấy, cơ cấu thành phần tội phạm có những biến đổi theo hướng đa dạng chứ không tập trung vào các đối tượng lưu manh, chuyên nghiệp.

* Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng số tội phạm

Theo số liệu thống kê của Công an tỉnh Nam Định, từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7698 vụ phạm tội, trong đó Công an tỉnh Nam Định đã điều tra được 6911 vụ, đạt 89,7%. Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã xảy ra 421 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó công an tỉnh Nam Định đã điều tra khám phá được 356 vụ, bắt giữ 465 đối tượng đạt 86,6%. Trong đó, tỷ lệ tội phạm lừa đảo luôn dao động ở mức 4,2% đến 6,9%.

Bảng 2.1: So sánh thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định

Năm Tổng số tội phạm bị phát hiện

Số vụ lừa đảo

chiếm đoạt tài sản Tỷ lệ (%)

2008 1.368 58 4,2 2009 1.285 60 4,6 2010 1.438 71 4,9 2011 1.547 78 5,0 2012 1.273 89 6,9 Tổng số 6.911 356 5,7%

Nguồn: Công an tỉnh Nam Định.

* Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có diễn biến không đều, nhưng luôn có xu hướng gia tăng

Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử hàng năm so với tổng số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cơ quan Công an và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định thụ lý giải quyết là khá cao cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thực trạng khởi tố, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Nam Định

Năm Khởi tố Truy tố Xét xử

Vụ Bị can Vụ Bị can Tỷ lệ Vụ Bị cáo Tỷ lệ

2008 58 78 56 76 96,5% 55 75 94,8% 2009 60 83 57 80 95% 57 79 95% 2010 71 99 69 97 97,1% 68 96 95,7% 2011 78 105 74 101 94,8% 72 99 92.3% 2012 89 121 88 120 98,8% 87 119 97,7% Tổng 356 486 344 474 96,6% 339 468 95,2%

Nguồn: Công an tỉnh Nam Định, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 số vụ án phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử hàng năm có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2008 xét xử 55 vụ trong tổng số 1368 vụ chiếm tỷ lệ 4%, năm 2009 xét xử 57 vụ trong tổng số 1285 vụ chiếm tỷ lệ 4,4%, năm 2010 xét xử 68 vụ trong tổng số 1438 vụ chiếm tỷ lệ 4,7%, năm 2011 xét xử 72 vụ trong tổng số 1547 vụ chiếm tỷ lệ 4,6%, năm 2012 xét xử 87 vụ trong tổng số 1273 vụ chiếm tỷ lệ 6,8%. Như vậy có thể thấy số vụ án

lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xét xử hàng năm thấp nhất ở năm 2008, và cao nhất ở năm 2012.

Tính trung bình một vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khoảng 1,38 bị cáo. Cụ thể ở các năm là như sau: năm 2008 là 1,36 bị cáo / 1 vụ, năm 2009 là 1,38 bị cáo / 1 vụ, năm 2010 là 1,41 bị cáo / 1 vụ, năm 2011 là 1,37 bị cáo/ 1 vụ, năm 2012 là 1,36 bị cáo / 1 vụ. Căn cứ vào số bị cáo trên có thể thấy đa số các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có đồng phạm, có nhiều vụ bọn tội phạm còn tổ chức thành đường dây lừa đảo với nhiều đối tượng tham gia ở nhiều địa phương khác nhau.

* Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội khá nghiêm khắc, chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn

Về hình phạt được tòa án áp dụng đối với các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong 5 năm gần đây là như sau:

Bảng 2.3. Hình phạt đƣợc áp dụng đối với bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2008 - 2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Năm Hình phạt Tòa án áp dụng Cải tạo không giam giữ Án treo Tù từ 3 năm trở xuống Từ trên 3 năm đến 7 năm Tù từ trên 7 năm đến 15 năm Từ 15 năm đến 20 năm chung thân Tù từ 20 năm đến 30 năm 2008 3 25 35 11 2 2 2 0 2009 2 15 53 12 5 2 1 1 2010 1 17 47 8 2 2 0 0 2011 2 22 65 16 6 4 1 0 2012 3 23 56 9 7 3 2 1 Tổng 11 102 256 56 22 13 6 2

Từ năm 2008 đến 2012, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã xét xử được 339 vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 468 bị cáo bị đưa ra xét xử, trong đó có 02 bị cáo bị tổng hợp hình phạt tù từ trên 20 năm đến 30 năm, 06 bị cáo bị xử phạt tù chung thân, 13 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm, 22 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm, 40 bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm, 256 bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống, 102 bị cáo được cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ là 11 bị cáo. Ngoài áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính, tòa án còn áp dụng các hình phạt bổ sung như: phạt tiền, tịch thu tài sản,...

Như vậy có thể thấy thực tiễn việc áp dụng hình phạt cho các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định phổ biến là ở mức khung hình phạt theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự (từ 6 tháng đến 3 năm tù). Cụ thể theo bảng 2.3 thì hình phạt tù từ 3 năm trở xuống là 256 bị cáo chiếm tỷ lệ 54%, cho hưởng án treo (phạt tù không quá 3 năm) 102 bị cáo chiếm tỷ lệ 21,7%. Trong khi đó mức phạt cao nhất là tù chung thân chỉ được áp dụng với 6 bị cáo chiếm tỷ lệ 1,28%, tổng hợp hình phạt tù trên 20 năm đến 30 năm là 2 bị cáo chiếm tỷ lệ 0,42%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)