Hình phạt bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 57)

2.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠTTÀ

2.1.5. Hình phạt bổ sung

Theo quy định tại khoản 5 Điều 139 Bộ luật hình sự thì ngoài hình phạt chính, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung "phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm" [21, Khoản 5 Điều 139].

Trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc phạm tội.

Tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, là việc tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án. Tuy nhiên, khi tịch thu tài sản vẫn phải để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

2.1.6. Các biện pháp tƣ pháp

"Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt" [35].

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội không nằm ngoài mục đích cải tạo, giáo dục, đồng thời ngăn ngừa khả năng sẽ gây hại đến các lợi ích được luật hình sự bảo vệ. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản các biện pháp tư pháp được áp dụng như sau:

Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: nhằm loại bỏ những điều kiện vật chất của tội phạm, góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội,

ngăn ngừa tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Tiền và vật bị tịch thu phải trực tiếp liên quan tới tội phạm, là công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm mà có, hoặc do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có, hoặc là vật Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán.

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu ban đầu trước khi tội phạm xảy ra. Đây là biện pháp tư pháp buộc người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp làm cho tài sản bị chiếm đoạt giảm giá trị thì bên cạnh việc trả lại tài sản còn phải bồi thường giá trị tài sản bị thiệt hại. Nếu vì lý do nào đó mà tài sản bị chiếm đoạt đã thất lạc hoặc không còn nữa thì người phạm tội phải bồi thường toàn bộ giá trị tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác vào hành vi phạm tội mà làm hỏng hoặc mất tài sản thì cũng buộc sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

2.1.7. Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trƣờng hợp đặc biệt trong những trƣờng hợp đặc biệt

Các trường hợp cấu thành tội phạm đặc biệt theo quy định của pháp luật hình sự gồm các trường hợp: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm, vì trách nhiệm hình sự trong những trường hợp đặc biệt này không giống như cấu thành cơ bản. Nên việc phân tích trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp này có ý nghĩa to lớn trong công tác xét xử của Tòa án cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

a) Chuẩn bị phạm tội

"Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện" [21, Điều 17].

Theo quy định trên thì để xác định đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ta chỉ xem xét các tình tiết thuộc Điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự. Căn cứ vào vào các tình tiết đó xác định: người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đã bị phát hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội nếu tài sản có ý định chiếm đoạt có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên. Đối với tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định ở điểm b khoản 3, và điểm b khoản 4 Điều 139 không được đặt ra vì các hậu quả này là hậu quả của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra, mà trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội người phạm tội chưa thực sự có hành vi phạm tôi nên không thể là đã gây ra hậu quả chứ không phải là hậu quả rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định [21, Điều 52].

Theo quy định trên thì trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như đường lối xử lý cũng khác so với trường hợp đã thực hiện hành vi phạm tội.

b) Phạm tội chưa đạt

" Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội" [21, Điều 18].

Do vậy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không thực hiện được đến cùng hành vi của mình vì những nguyên nhân ngoài ý muốn thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt trong mọi trường hợp và theo Điều 52 Bộ luật hình sự quy định về cách áp dụng hình phạt là như sau:

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định [21].

c) Đồng phạm

"Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm" [21, Khoản 1, Điều 20].

Đồng phạm là trường hợp phạm tội có ít nhất từ hai người trở lên cùng tham gia, những người này có thể tham gia với vai trò người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong vụ đồng phạm có thể có cả bốn người trên, cũng có thể chỉ có người thực hành. Những hành vi của đồng phạm là sự liên kết thống nhất hỗ trợ cho nhau để cùng gây ra hậu quả.

Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những người đồng phạm chiếm đoạt tài sản đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm đã thực hiện, Tuy nhiên khi Tòa án "quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm phải xem xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm" [21, Điều 53].

Ngoài ra còn quy định cá thể hóa trách nhiệm hình sự đồng thời thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta với tội phạm: Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1. Những đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam định có ảnh hƣởng đến tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảnh hƣởng đến tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

a) Đặc điểm về vị trí địa lý

Nam Định là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng , có diê ̣n tích tự nhiên 1641,3 km2, bằng khoảng 0,5% diê ̣n tích cả nước. Theo các công trình nghiên cứu khoa ho ̣c, miền đất Nam Đi ̣nh hình thành cách đây khoảng 70 triê ̣u năm do ảnh hưởng ta ̣o sơn thời kỳ Đa ̣i Tân Sinh, nâng ghềnh phía nam sông Hồng cao lên , biển Đông lùi dần và từng bước hình thành vùng đồng bằngchâu thổ sông Hồng. Dấu tích các loa ̣i đô ̣ng - thực vâ ̣t có ở vùng biển và những hoá tha ̣ch tìm thấy trong lòng đất cho thấy: đây là vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, tạo cơ hội cho con người quần tụ thành cộng đồng đông vui và khá sầm uất.

Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại I trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Thành phố Nam Định nằm ở phía bắc tỉnh Nam Định thuộc trung tâm khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng, được Chính phủ công nhận đô thị loại I vào năm 2012. Địa hình Nam Định có thể chia thành ba vùng:

Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.

Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Như vậy, Nam Định là địa phương có vị trí thuận lợi (trọng điểm, cửa ngõ của châu thổ Bắc Kỳ), điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú, dân cư đông đúc... Đó là những điều kiện thuận lợi, tiền đề quan trọng đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Bên cạnh ưu thế, sự tập trung dân cư đông, tăng dân số quá nhanh cũng tạo ra những khó khăn về mặt kinh tế, xã hội. Đồng thời làm gia tăng về tội phạm, trong đó có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

b) Đặc điểm về tình hình kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp, nhà máy phá sản, số người thất nghiệp gia tăng, giá cả biến động,... đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, an sinh xã hội.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam, dân số Nam Định là 1.888.409 người, là một trong sáu tỉnh có dân số đông nhất trong cả nước, đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội. Mật độ dân cư tập trung đông nhất là thành phố Nam Định: 5.350 người/km2 và thấp nhất là huyện Nghĩa Hưng: 787 người/km2. Quá trình tập trung và gia tăng dân số ở đô thị cũng là điều dễ hiểu và tất yếu của sự đô thị hóa.

Quá trình chia tách các huyện để quản lý, kinh tế trong tỉnh có sự phát triển cao hơn so với thời kỳ bao cấp, trong khi năng lực quản lý của các chính quyền địa phương còn yếu kém, buông lỏng quản lý, thiếu văn bản và thiếu cương quyết trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã dẫn đến việc hình thành, tồn tại khá nhiều địa bàn thuận lợi cho tội phạm hoạt động.

Nam Định là địa bàn có con người sinh sống từ rất sớm, trải qua những thời kỳ biến thiên của lịch sử, địa phương này vẫn là tỉnh có dân số và mật độ dân cư đông đúc, tốc độ gia tăng dân số nhanh, điều đó chứng tỏ sự trù phú và hấp dẫn. Dân số đông, đồng nghĩa với sự sung mãn về lực lượng lao động. Hơn nữa, người Nam Định bản chất cần cù, thông minh, hiếu học, sáng tạo, thật thà, trung thực… đó quả thực là những giá trị mang tính đặc trưng, bản sắc riêng của vùng đất. Nhờ những yếu tố nêu trên, Nam Định đã có được những lợi thế vượt trội trong lao động sản xuất và sức hút mạnh mẽ dân cư mọi nơi hội tụ.

Tuy nhiên, dân cư đông đúc cũng gây ra không ít khó khăn cho tỉnh, đặc biệt là sự co lại về diện tích đất canh tác trên đầu người, dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc trên đầu người giảm, cho dù vẫn đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và quảng canh mở rộng diện tích gieo trồng. Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề về xã hội như: việc làm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, mại dâm, cờ bạc, nghiện rượu, ma túy cũng gia tăng và cũng ảnh hưởng đến diễn biến của tội phạm. Những tệ nạn này đã và đang tác động mạnh mẽ đến lớp trẻ, làm thay đổi cách suy nghĩ và lối sống, hình thành những nhu cầu lệch chuẩn, dễ dẫn tới tội phạm. Đạo đức của xã hội của một số ít người bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, tiền tệ hóa trong các mối quan hệ xã hội. Một số bộ phận dân chúng đã trở thành nạn nhân của cơ chế thị trường.

Nam Đi ̣nh từ một thành phố công nghiệp dệt trong thời bao cấp, là nơi tập trung hàng vạn công nhân, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường do máy móc lạc hậu kết hợp với trình độ quản lý kinh tế kém đã dẫn đến phá

sản, làm hàng vạn người mất việc làm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống một bộ phận không nhỏ người dân Nam Định. Mấy năm vừa qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc phá sản của hàng loạt các công ty, doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2013 có 155 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 560,39 tỷ đồng, đồng thời có 247 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2012 có 202 doanh nghiệp thành lập mới và có 302 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể, nên dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.

Tính đến tháng 10 năm 2012 cả nước có khoảng 53,1% số lao đô ̣ng không có việc làm , trong đô ̣ tuổi từ 15 tuổi đến 24 tuổi chiếm khoảng 47% tổng số người thất nghiê ̣p, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn 3,3% so với 1,4% trong ba quý đầu năm 2012. Trên cả nước Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p chiếm 3,9%, Đồng bằng sông cửu long và Hà Nội chiếm 0,8%, trong đó tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p nữ cao hơn nam , cụ thể: 2,5% phụ nữ không có viê ̣c làm, nam giới là 1,7% [4].

"Trong khi đó tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p tại Nam Đi ̣nh tính đến tháng 6 năm 2013 là 35%. Cũng giống với tình trạng thất nghiệp chung trong cả nước thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự việt nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh nam định (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)