Những tồn tại của Người bào chữa trong tranh tụng tại phiên toà hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 40 (Trang 58 - 65)

toà hình sự

Có thể nói, để Luật sư tham gia vào tranh tụng trong tố tụng hình sự cũng có nghĩa là chúng ta mở ra một sân chơi thực sự cho các Luật sư, đây cũng là cơ hội lớn để các Luật sư có thể phát huy được sở trường của mình. Chức năng bào chữa là một chức năng quan trọng trong quá trình tranh tụng, đây là trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời cũng là nghĩa vụ của Luật sư trước bị can, bị cáo. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành chưa xác định rõ tư cách tố tụng của Luật sư bào chữa trong tranh tụng và nghĩa vụ pháp lý của họ trước bị can, bị cáo; các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực và sức khỏe đối với những người hành nghề Luật sư cũng chưa được quy định chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế đến khả năng thực hiện chức năng và nghĩa vụ của Luật sư trong quá trình tranh tụng.

Tranh tụng tại phiên tòa trong giai đoạn hiện nay đã và đang còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế đặc biệt một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này đáng quan tâm nhất hiện nay là những hạn chế về năng lực và trình độ của Luật sư đã và đang làm giảm chất lượng của hoạt động tranh tụng cũng như chất lượng của phiên tòa nói chung. Thực tế cho thấy, một số Luật sư do trình độ năng lực kém nên khi tham gia phiên tòa thì hầu hết việc tranh cãi chỉ xoay quanh quan điểm định tội danh hoặc tìm ra những chỗ chưa hoàn chỉnh của công tác điều tra để "bắt bẻ" chứ rất hiếm khi đưa ra được những bằng chứng phản bác đắt giá... chưa kể sự mâu thuẫn, căng thẳng trong khi tranh cãi thay vì phải xuất phát từ sự cọ xát về chứng cứ, về luận điểm thì đôi

lúc chỉ vì thái độ, ngôn ngữ mang tính hình thức. Nhiều lúc công đoạn tranh luận chỉ là sự công kích giữa hai phía buộc tội và gỡ tội, tuy là có kịch tính nhưng nhiều khi lại làm mất đi vẻ uy nghiêm của một phiên tòa. Luật sư tham gia bào chữa còn nặng về khai thác các tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ nên các bài bào chữa của họ cũng ít quan tâm tới việc làm rõ các tình tiết của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện; thậm chí có những Luật sư có việc làm không trong sáng, làm lộ bí mật điều tra hòng chạy tội cho bị can, bị cáo. Có trường hợp tại phiên tòa Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thì Luật sư bào chữa cho bị cáo lại đề nghị Hội đồng xét xử "phạt tù nhưng cho hưởng án treo". Có những bài bào chữa hành vi phạm tội đã quá rõ ràng nhưng Luật sư vẫn cố tình bảo vệ quyền và lợi ích không hợp pháp của bị cáo, quên mất rằng Luật sư cũng có nhiệm vụ phải bảo vệ pháp luật. Có những Luật sư ra phiên tòa chỉ vì trách nhiệm được mời theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nên hiệu quả không cao. Chính những biểu hiện, việc làm của Luật sư đã tự cản trở việc thực hiện quy định Người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án và tiếng nói của Luật sư bào chữa trong một vài vụ án chưa được người dân đồng tình, coi trọng.

Luật sư bào chữa chưa có sự đầu tư thoả đáng vào việc nghiên cứu hồ sơ nên nắm hồ sơ chưa chắc, tranh luận mang theo ý chủ quan, hoặc chỉ có tính lý thuyết chung chung không đi vào căn cứ, chứng cứ cụ thể của vụ án. Thậm chí có Người bào chữa (có thể do điều kiện khách quan và có cả những trường hợp thiếu trách nhiệm) đã không theo dõi đầy đủ diễn biến phiên toà nên tranh luận lạc đề đã làm cho phiên toà kéo dài không cần thiết, còn không đúng trọng tâm gây phản cảm cho những người có mặt trong hội trường xét xử. Đặc biệt có trường hợp, do trùng phiên toà khác nên không thể thu xếp thời gian để tham gia phiên toà nên muốn thực hiện xong hợp đồng Người

bào chữa buộc cũng phải gửi bài bào chữa viết sẵn trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ. Nhưng do không có mặt nên qua diễn biến phiên toà khi có những thay đổi phát sinh cơ bản không cập nhật và điều chỉnh được nội dung bào chữa nên có thể vô tình gây bất lợi cho người mà mình có trách nhiệm bảo vệ mà như vậy tác dụng, mục đích của việc tranh luận không đạt, thậm chí có thể coi là không có tranh luận. Chính từ chất lượng nội dung bào chữa của Người bào chữa trong nhiều trường hợp không cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử có ý thức xem nhẹ ý kiến, xem nhẹ sự tham gia của Người bào chữa.

Trong một số trường hợp tranh luận tại phiên tòa, Người bào chữa trình bày lời bào chữa dài dòng, lặp đi lặp lại nhiều lần về một tình tiết của vụ án hoặc bài bào chữa có nhiều nội dung không có liên quan gì đến vụ án và hành vi phạm tội của bị cáo; có trường hợp lời bào chữa vi phạm nội quy phiên tòa, lời bào chữa có nội dung vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của chế độ, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Có những Luật sư nhận lời bào chữa cho bị cáo rồi nhưng đồng thời cũng nhận bào chữa cả cho bị cáo khác, việc tập trung bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo không được đảm bảo nên tại phiên tòa vắng mặt chỉ gửi bản bào chữa hoặc bào chữa quýnh quáng, bào chữa không dựa vào tình tiết gỡ tội được kiểm chứng tại phiên tòa mà theo chương trình bào chữa có sẵn. Có trường hợp bào chữa cấp cứu đọc hồ sơ "tốc hành" viết luận cứ bào chữa cũng "tốc hành" nên chỉ mượn cáo trạng của Viện kiểm sát đọc qua rồi cũng nhất trí với quan điểm của Viện kiểm sát miễn sao có bài bào chữa tại phiên tòa. Nhiều trường hợp vắng mặt tại phiên tòa mà không báo trước, không gửi bản bào chữa khiến Tòa án phải hoãn phiên tòa v.v... Hoặc Luật sư tuổi đã ngoài bẩy mươi nhưng vẫn tham gia bào chữa, khi đó họ nói nghe còn không rõ, còn nói gì đến việc tranh luận yêu cầu phải có sự nhạy bén trong tư duy, lời

nói phải vang vọng đầy sức thuyết phục. Chính vì chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của Luật sư còn có những hạn chế mà nhiều phiên tòa Luật sư có mặt cũng vẫn không đem lại hiệu quả. Trên thực tế nhiều Luật sư tự đánh mất vai trò của mình tại các phiên tòa xét xử. Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tranh tụng tại phiên tòa nói riêng và đến chất lượng hoạt động xét xử nói chung.

Cũng chính vì quan niệm án tại hồ sơ nên việc tranh luận tại phiên tòa rất mờ nhạt, điều đó đã làm cho các Luật sư chưa thể tạo được chỗ đứng cho mình tại mỗi phiên tòa. Trên thực tế văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tuy có luật quy định về cơ chế làm việc của Luật sư và rất nhiều những điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của Luật sư nhưng trong khi tại phiên tòa Kiểm sát viên dùng những lý lẽ đanh thép để buộc tội thì Luật sư dường như lại chẳng có gì để nói, hầu hết việc tranh cãi chỉ xoay quanh quan điểm định tội danh hoặc tìm ra những chỗ chưa hoàn chỉnh của công tác điều tra để bắt bẻ chứ rất hiếm khi đưa ra được những bằng chứng phản bác đắt giá... chưa kể sự mâu thuẫn, căng thẳng trong khi tranh cãi thay vì phải xuất phát từ sự cọ xát về chứng cứ, về luận điểm thì đôi lúc chỉ vì thái độ, ngôn ngữ mang tính hình thức. Nhiều Luật sư ra đến phiên tòa cũng không đưa ra được những lý lẽ có sức thuyết phục, những chứng cứ có sức nặng mà chỉ chốt lại ở cuối giai đoạn tranh luận là đề nghị Hội đồng xét xử xem xét những tình tiết giảm nhẹ thuộc về nhân thân, thái độ khai báo v.v... bị cáo để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Thực tế còn không ít những trường hợp Luật sư có năng lực, trình độ hạn chế, không đủ khả năng để cãi lý với Kiểm sát viên thì tìm cách giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo bằng con đường không trong sáng. Luật sư bào chữa cũng còn có tư tưởng chưa thực sự coi trọng sự thật khách quan, thiếu thuyết phục thân chủ có nhận thức đúng và có những yêu cầu chính đáng phù hợp với pháp luật. Trách nhiệm không cao, tắc trách bào chữa qua loa nhất là với

những vụ được chỉ định. Điều này là không phù hợp với quy tắc đạo đức và ứng xử nghề Luật sư, mục đích hoạt động nghề nghiệp của Luật sư theo quy định của luật Luật sư. Chất lượng bào chữa, tranh tụng không tốt đã dẫn đến sự coi nhẹ vai trò của Người bào chữa. Thậm chí có trường hợp nội dung bào chữa chỉ nhằm làm vừa lòng thân chủ và những người tham dự phiên toà mà không đảm bảo mục đích, yêu cầu của việc bào chữa.

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng nói riêng chưa được phát huy trong thực tiễn:

Một là, chúng ta chưa có đội ngũ Luật sư “chuẩn”. Không ít Luật sư chưa thật sự phấn đấu vươn lên, làm việc hời hợt, thậm chí còn có nhận thức sai lệch về chính vai trò của mình…chưa thật sự có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí vai trò của Luật sư. Tất cả những điều đó làm cho cơ quan tiến hành tố tụng có cái nhìn chưa đủ niềm tin vào các Luật sư, thậm chí có lúc, có nơi có thái độ coi thường Luật sư, nên chưa tạo ra được động lực thúc đẩy việc năng cao chất lượng tranh tụng.

Hai là, do thiếu các quy định pháp luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong hoạt động tranh tụng và các đảm bảo về pháp luật cần thiết để Luật sư phát huy vai trò của mình trong hoạt động tranh tụng. Thiếu các quy định rõ ràng xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo cho Luật sư thực hiện các quyền cơ bản của họ khi tham gia tranh tụng và phát huy vai trò của họ trong hoạt động tranh tụng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm quyền của Luật sư khi tham gia vào các giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ và tranh luận tại toà. Việc thiếu các quy định cụ thể nên trên thực tế, tại phiên toà xét xử, Kiểm sát viên không phải chịu trách nhiệm gì nếu không tiến hành tranh luận, buộc tội và đưa ra các ý kiến bác bỏ lời gỡ tội của Luật sư và cũng

không có cơ sở pháp luật nào quy trách nhiệm cho chính thẩm phán, chủ toạ phiên toà phải chịu trách nhiệm trong quá trình điều khiển phiên toà đã không chú ý đến hoạt động tranh tụng của Luật sư hoặc không đưa ra đề nghị yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận đến cùng đối với các vấn đề trái ngược nhau tại phiên toà.

Ba là, do Luật sư chưa được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ và kỹ năng tranh tụng nên vai trò của Luật sư chưa thực sự được phát huy. Nguyên nhân này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động tranh tụng. Hơn thế nữa, nhiều Luật sư hiện nay vẫn không hiểu một cách đầy đủ tranh tụng là gì. Hầu hết chỉ hiểu một cách phiến diện dó là tranh luận trong thủ tục xét xử. Do đó, họ chỉ cố gắng nói thật nhiều ở phiên toà và đối đáp, tranh luận ngay với chính thân chủ của mình chứ không chỉ tập trung đối đáp với bản luận tội của Viện kiểm sát và thuyết phục Hội đồng xét xử. Kỹ năng tranh tụng của Luật sư quá kém nên phiên toà nhiều khi diễn ra với một không khí tẻ nhạt, thiếu sôi nổi vì Luật sư không tích cực, chủ động trong việc tranh tụng.

Bốn là, do đạo đức nghề nghiệp của Luật sư chưa được đảm bảo dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hiệp hội nghề nghiệp. Luật sư khi tham gia tranh tụng nhiều khi lấy yếu tố kinh tế để quyết định đến mục đích hoạt động chứ không phải xuất phát từ việc đảm bảo các vai trò cơ bản của hoạt động tranh tụng, đặc biệt là các vai trò bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến thực trạng hoạt động của Luật sư thiếu nhiệt tình, thiếu tâm huyết với khách hàng và công việc đảm nhiệm. Chất lượng, hiệu quả của công việc vì thế không đạt được. Do đó, vai trò của Luật sư trong hoạt động tranh tụng cũng không đảm bảo và phát huy trên thực tiễn.

Một trong những lý do quan trọng dẫn đến vai trò của Luật sư không được phát huy trong hoạt động tranh tụng, đó là Luật sư tự đánh mất vai trò của mình tại các phiên toà xét xử vì nhiều Luật sư không chuẩn bị tài liệu chu

đáo, phát biểu tại phiên toà một cách qua loa hoặc dông dài, thiếu tính lôgíc nên độ thuyết phục không cao. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng của hoạt động tranh tụng không cao, vai trò của Luật sư không được đảm bảo ngay từ chính nội lực của Luật sư.

Năm là, do nhận thức và ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân nói chung và của bị can, bị cáo và gia đình của họ về vai trò của luật trong hoạt động tranh tụng còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm tốt vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật cho bị can, bị cáo và đương sự nên họ chưa có những ứng xử phù hợp với Luật sư, chưa coi Luật sư là thiết chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong tố tụng.

Sáu là, chưa có những cơ chế, biện pháp cụ thể nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhiều kiểm sát viên ra toà chỉ để đọc cáo trạng và cho rằng việc chứng minh làm rõ quan điểm của bản luận tội là vai trò của chủ toạ phiên toà. Đây chính là do tâm lý ỷ lại Toà án. Do đó, tinh thần tranh luận công khai, dân chủ không được thực hiện tại các phiên toà là tình trạng phổ biến.

Trên đây là một số những nguyên nhân của thực trạng pháp luật chưa đi vào cuộc sống do thiếu các thiết chế đảm bảo từ phía xã hội mà Luật sư là lực lượng chiếm ưu thế và quyết định đến hiệu quả và sức mạnh của pháp luật. Như vậy, bên cạnh việc thiếu môi trường cho hoạt động tranh tụng được tiến hành một cách công khai, dân chủ, một lý do cơ bản, quan trọng cần phải được khắc phục đó là tiến hành cải cách tư pháp, tăng cường hoạt động tranh tụng song không có đội ngũ Luật sư hợp chuẩn, chưa có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí của Luật sư nên chưa tạo ra được động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên và Luật sư trong các phiên toà xét xử.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 40 (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)