Những ưu điểm của Kiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên toà hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 40 (Trang 40 - 44)

VÀ NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

2.1. Tình hình tranh tụng của Kiểm sát viên trong phiên toà hình sự

2.1.1. Những ưu điểm của Kiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên toà hình sự hình sự

Từ năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã quán triệt Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đến từng cán bộ nên ý thức về tranh tụng trong mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên đã được nâng lên rõ rệt và điều đó cũng đã được thể hiện qua số liệu xét xử của ngành Tòa án so với những năm trước đó:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án từ 2002 – 2008

Vụ Năm Sơ thẩm (1) Phúc thẩm (2) Giám đốc thẩm, tái thẩm (3) Tỷ lệ % (2)/(1) Tỷ lệ % (3)/(1) 2002 43.851 11.032 25,16 474 1,08 2003 49.373 12.970 26,27 290 0,59 2004 52.999 13.921 26,27 238 0,45 2005 53.648 12.799 23,85 225 0,42 2006 60.703 13.511 22,26 241 0,39 2007 60.483 14.480 23,94 170 0,28 2008 63.040 14.165 22,47 202 0,32

Mặc dù năm 2008 số lượng án thụ lý - giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm tăng lên gần 20.000 vụ so với năm 2002 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm lại giảm đi hơn ba lần (1,08% và 0,32%), qua đó có thể thấy chất lượng án giải quyết đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ án phúc thẩm, giám đốc thẩm giảm đi theo từng năm. Thông qua số liệu thống kê số lượng giải quyết án của Tòa án nhân dân các cấp một điều có thể rút ra được rằng sau khi Nghị quyết 08/NQ-TW được quán triệt đến từng cán bộ Thẩm phán, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đã được nâng lên và ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giải quyết án, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng. Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW các vụ án trọng điểm, phức tạp và những vụ án dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt thích đáng, đúng pháp luật vừa đáp ứng được đòi hỏi của đông đảo nhân dân, vừa đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung.

Theo báo cáo tổng kết của ngành tòa án nhân dân từ năm 2002 đến năm 2008 về các trường hợp kết án oan người không có tội qua các năm xét xử vừa qua đã giảm một cách rõ rệt tiến tới các năm gần đây không còn trường hợp kết án oan người không có tội cho thấy năng lực và trình độ của Kiểm sát viên trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa đã và đang dần được nâng cao. Cụ thể: Năm 2002 có 23 trường hợp bị kết tội oan, năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp, năm 2004 có 5 trường hợp, năm 2005 có 4 trường hợp, và đến 2006, 2008 không có trường hợp nào tòa án kết án oan người không có tội và phải bồi thường theo Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Như vậy, từ có tồn tại một số các trường hợp bị kết tội oan đến không có trường hợp nào bị kết án oán cho thấy chất lượng phiên tòa đã được nâng cao thực sự và điều đó

khẳng định, vai trò của Kiểm sát viên trong tranh tụng tại phiên tòa đã và đang phát huy có hiệu quả tích cực.

Từ khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực đến nay, các Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã chủ động tham gia xét hỏi, chủ động tranh luận với bị cáo và những người tham gia tố tụng khác với tinh thần tôn trọng quyền của họ trong việc đưa ra yêu cầu, đưa ra chứng cứ và tranh luận. Khi tranh luận, các Kiểm sát viên đã bám sát vào chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và những chứng cứ mới đã được kiểm tra tại phiên tòa, bám sát các quy định của pháp luật, không buộc tội chủ quan. Nhìn chung, chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên đã được nâng lên một bước. Điều đó được chứng minh qua chất lượng xét xử, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa đã giảm.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tỷ lệ tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa của tòa án các cấp từ năm 2004 – 2007

Tỷ lệ bản án

Năm

Tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa của tòa án

các cấp (%)

Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy của tòa án các

cấp (%) 2004 4,4 0,8 2005 4,2 0,7 2006 4,1 0,6 2007 4,0 0,57

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao

án, quyết định bị sửa và bị hủy từ năm 2004 đến năm 2008, trung bình mỗi năm giảm 0,1%. Năm 2004: Bản án, quyết định bị sửa 4,4% trong tổng số các bản án, quyết định của các Tòa án các cấp, nhưng đến năm 2008 thì số bản án, quyết định bị sửa đã chỉ còn là 4,0%, giảm 0,4%; Năm 2004: số bản án quyết định bị hủy chiếm 0,8% trong tổng số các bản án, quyết định của các Tòa án các cấp, nhưng đến năm 2008 thì số bản án, quyết định bị sửa đã chỉ còn là 0,57%, giảm 0,03%; Qua đây cho thấy những năm qua chất lượng điều tra, truy tố và xét xử đã được nâng lên bởi vậy, số bản án, quyết định có thiếu sót, sai lầm nghiêm trọng bị hủy và sửa đã giảm đi rõ rệt.

Mặc dù năm 2004 số lượng án thụ lý - giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm tăng lên gần 10.000 vụ so với năm 2002 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm lại giảm đi hơn một nửa (1,08% và 0,45%), qua đó có thể thấy chất lượng án giải quyết đã tăng lên đáng kể. Thông qua số liệu thống kê số lượng giải quyết án của Tòa án nhân dân các cấp một điều có thể rút ra được rằng sau khi Nghị quyết 08/NQ-TW được quán triệt đến từng cán bộ Thẩm phán, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đã được nâng lên và ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giải quyết án, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng. Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW các vụ án trọng điểm, phức tạp và những vụ án dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt thích đáng, đúng pháp luật vừa đáp ứng được đòi hỏi của đông đảo nhân dân, vừa đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung.

Năng lực của Thẩm phán, Kiểm sát viên có vai trò rất lớn đến chất lượng của quá trình tranh tụng tại phiên tòa, được thể hiện ở hai khía cạnh là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm khi tham gia phiên tòa, đối với Thẩm phán là kỹ năng điều khiển phiên tòa và Kiểm sát viên là kỹ năng tranh tụng. Trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn vì

chủ yếu các trường hợp án bị cải sửa, hủy là do việc nắm và vận dụng pháp luật của Thẩm phán và Kiểm sát viên còn hạn chế.

Đối với Kiểm sát viên có kinh nghiệm tham gia phiên tòa thì khi gặp những tình huống phức tạp ngay lập tức Kiểm sát viên đó có thể đưa hoạt động xét xử tại phiên tòa vào đúng quỹ đạo một cách đơn giản. Đối với các trường hợp này Kiểm sát viên đã nắm vững những chi tiết của vụ án, nắm được những quy định của pháp luật, kỹ năng tranh tụng điều đó thể hiện qua sự diễn thuyết và đối đáp ngay lập tức với Luật sư. Một khi các kỹ năng này trở nên nhuần nhuyễn và trở thành khả năng hùng biện của họ thì đây sẽ là những lợi thế cho Kiểm sát viên trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình khi tham gia phiên tòa với vai trò là vị đại diện quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử. Với việc thực hiện tốt chức năng của mình Kiểm sát viên đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng tranh tụng, chất lượng giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng giữa kiểm sát viên và người bào chữa tại phiên tòa hình sự Việt Nam Luận văn ThS. Luật 60 38 40 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)