MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 105 - 115)

ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Hiện nay, công tác đấu tranh chống tội phạm trên biển đối với Việt Nam có cả những mặt thuận lợi và khó khăn. Với chiều dài 3260km nằm trong khu vực biển đông, là tuyến hàng hải quan trọng trên thế giới, biển Việt Nam mang đến những giá trị to lớn về tài nguyên biển, về kinh tế và chính trị, nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam những vấn đề về bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo, trong quản lý, khai thác hiệu qua tài nguyên và đấu tranh chống tội phạm trên biển. Đặc biệt Việt Nam nằm trong cửa ngõ của khu vực "tam giác vàng" và "trăng lưỡi liềm vàng" nên trở thành điểm nóng về tình hình tội buôn bán, vận chuyển ma túy và các chất hướng thần, chất kích thích các loại hàng hóa gian lận thương mại thông qua đường biển. Bờ biển rộng và dài cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt khiến cho việc đấu tranh chống tội phạm trên biển gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát và truy bắt tội phạm. Các hành vi phạm tội trên biển ngày càng tinh vi, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm trôn tránh việc kiểm tra kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, rất manh động và liều lĩnh chống trả khi bị kiểm tra truy bắt. Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trên biển cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phát hiện, xử lý kịp thời nhất là đối với các loại tội phát sóng trái phép, tội xả các chất độc hại….trang thiết bị

tuần tra, viễn thám tại các quần đảo xa bờ và khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và trên biển cả.

Về cơ chế pháp lý: Công ước Luật biển năm 1982 chủ yếu quy định về quy chế pháp lý đối với các vùng biển, chưa đưa ra khái niệm về tội phạm trên biển, chỉ có quy định về tội cướp biển, phát sóng trái phép, vận chuyển buôn bán chất ma túy, buôn bán nô lệ nhưng còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình hợp tác đấu tranh chống tội phạm trên biển, bên cạnh việc vận dụng Công ước luật biển 1982, các quốc gia vẫn phải xem xét đến các điều ước quốc tế liên quan.

Mặc dù Công ước đã quy định về tội cướp biển, đây là loại tội nguy hiểm nhất trên biển hiện nay. Tuy nhiên, Công ước chỉ quy định về hợp tác đấu tranh chống tội cướp biển trên vùng biển cả chứ không quy định đối với các vùng biển quốc gia có quyền tài phán. Điều này đã gây khó khăn cho các quốc gia ven biển trong việc vận dụng Công ước để đấu tranh chống cướp biển trong vùng biển của quốc gia mình, trong vùng biển mà các bên đang tranh chấp. Cách hiểu thế nào là "cướp biển" là một vấn đề đặc biệt quan trọng nhất là đối với các quốc gia có biển liền kề, có sự tranh chấp về phân định biển bởi vì khi quốc gia này áp dụng các biện pháp chống lại các hành vi xâm phạm của quốc gia liền kề rất dễ bị coi là hành vi cướp biển nếu không xác định rõ được ranh giới giữa phản kháng, phòng vệ chính đáng với việc chống trả, cướp biển.

Đối với Việt Nam, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh chống tội phạm trên biển, bên cạnh việc gia nhập và đẩy mạnh công tác thực thi các điều ước quốc tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị đề xuất cụ thể như sau:

Một là, cần đẩy mạnh thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong nước. Tăng cường hợp tác với các cơ quan cảnh sát, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an của các nước mà ở đó tình hình tội phạm liên quan đến Việt Nam có những diễn biến phức tạp.

Chủ động và tích cực tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương đặc biệt là các tổ chức, hiệp hội thực thi pháp luật mang tính quốc tế như Interpol, Aseanpol, các cơ quan về chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc. Mở các lớp tập huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên biển.

Việt Nam cần đẩy mạnh việc ký kết với các nước trong khu vực và thế giới các hiệp định tương trợ tư pháp và hiệp định về dẫn độ tội phạm tạo cơ chế pháp lý trong việc thu thập thông tin, chứng cứ và dẫn độ tội phạm xét xử theo pháp luật của quốc gia.

Hai là, hiện nay Việt Nam được coi là một trong những thành viên tích cực trong việc thực thi Công ước Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác có liên quan. Trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục vận dụng các nguyên tắc của các điều ước quốc tế này trong việc hợp tác đấu tranh chống các hành vi phạm tội trên biển. Gắn việc hòa bình bảo vệ chủ quyền quốc gia với đấu tranh bảo vệ an ninh biển quốc tế, kết hợp hài hòa giữa các hình thức hợp tác và đấu tranh chống tội phạm trong khu vực và trên quy mô toàn cầu. Tích cực thúc đẩy các hoạt động chống tội phạm trong quá trình thực hiện quy tắc ứng xử DOC hướng tới COC trên Biển Đông. Lựa chọn và áp dụng các hình thức khai thác chung phù hợp vừa nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên biển, vừa hạn chế được tình trạng tranh chấp liên quan đến biển cũng như các dạng tội phạm có thể phát sinh trong tình hình mới như đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, đặt các trạm thu phát sóng trái phép trên biển, khai thác trái phép làm cạn kiệt tài nguyên biển...

Việt Nam cần sớm đạt được sự thống nhất trong việc xác định nội hàm khái niệm và cấu thành các hành vi phạm tội trên biển được quy định trong Công ước luật biển 1982 và các điều ước quốc tế đặc biệt là tội "cướp biển", cần hiểu rõ về "quyền truy đuổi" (quyền truy kích) trên biển. Từ đó đề ra các biện pháp đấu tranh cụ thể, đúng quy định, gắn liền với việc trang bị

cho ngư dân và tàu cá đánh bắt xa bờ các thiết bị cần thiết vừa bảo đảm việc tự bảo vệ tính mạng và tài sản khi đánh bắt trên biển vừa góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển.

Việt Nam cần trang bị các thiết bị công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại hơn nữa như tàu ngầm, tàu quân sự, các thiết bị viễn thám thăm dò…vừa nâng cao hiệu quả công tác khai thác tài nguyên biển vừa bảo đảm việc kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội trên biển đồng thời bảo đảm an ninh biển đặc biệt là các vùng biển, đảo xa bờ, các vùng biển đang tranh chấp (trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa).

Ba là, hiện nay Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề quản lý và sử dụng biển, đảo trong đó có chứa đựng các quy phạm về đấu tranh chống tội phạm trên biển đặc biệt là Luật Biển Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên cần sớm ban hành các quy định hướng dẫn thi hành cụ thể và thống nhất, gắn việc áp dụng Luật với công tác phổ biến tuyên truyền sâu rộng Luật biển đến mọi tầng lớp nhân dân để đưa Luật vào thực tiễn cuộc sống. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về môi trường, về biển để ban hành điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ phát sinh đặc biệt là các quy định về việc xử lý các hành vi phạm tội trên biển.

Bốn là, không ngừng nâng cao năng lực của các lực lượng bảo vệ biển đặc biệt chú trọng đến ba lực lượng nòng cốt là Hải quân, Cảnh sát biển và bộ đội biên phòng. Trong bối cảnh trên vùng Biển Đông còn diễn biến phức tạp và tình hình hội nhập quốc tế các quốc gia đều "tiến ra biển" thì Bộ đội Biên phòng, Hải quân và Cảnh sát biển cần tiếp tục tăng cường phối hợp hoạt động, xứng đáng với vai trò là các lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Trong những năm qua, ba lực lượng này đã củng cố và phát huy được sức mạnh tổng hợp củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân trên biển, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc, kịp thời ngăn chặn hoạt động của

các loại tội phạm trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho các ngành kinh tế biển, ven bờ và hợp tác quốc tế phát triển. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục do công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phối hợp ở một số đơn vị trong cả ba lực lượng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến sự chồng chéo, lúng túng, bị động trong xử lý một số tình huống. Mặt khác, quy chế phối hợp giữa ba lực lượng không còn phù hợp với diễn biến thực tế mới hiện nay nhất là việc phân định phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mỗi lực lượng trên từng vùng biển đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phối hợp.

Hiện nay, Việt Nam đã thành lập Tổng cục biển, đảo trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, cá nhân em thấy chưa hợp lý và kiến nghị cần chuyển giao Tổng cục biển đảo trực thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh chống tội phạm trên biển, đặc biệt là phát huy tính tiên phong tinh nhuệ của lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và hải quân. Trong thời gian tới, để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảo, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Trong công tác phối hợp với lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tích cực phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo nguyên tắc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng và lấy việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh lên trên hết. Đồng thời, tôn trọng tính đặc thù và không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ riêng của mỗi lực lượng đặc biệt là tại các vùng biển, đảo trọng yếu chiến lược của quốc gia. Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời biểu dương những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động phối hợp; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các tập thể và

cá nhân vi phạm quy chế hoạt động phối hợp, làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội biên phòng chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền đứng chân trên các vùng biển, đảo kiện toàn cấp ủy, chỉ huy các cấp vững mạnh, gắn chặt giữa xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Năm là, cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền vận động quần chúng, nhất là đối với nhân dân, phương tiện hoạt động ở vùng biển xa bờ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội biên phòng chủ động phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân, Cảnh sát biển, hiệp đồng với các quân khu, quân chủng, binh chủng và chính quyền các địa phương đứng chân trên các vùng biển, hải đảo để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, các lực lượng và địa phương ven biển cần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các ngành, đoàn thể. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các loại tội phạm trên biển; đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ họ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển để không bị mua chuộc, dụ dỗ thực hiện các hành vi phạm tội. Thường xuyên chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau để nắm tình hình hoạt động của các phương tiện và ngư dân trên biển, chú trọng phối hợp phân tích đánh giá, dự báo chính xác tình hình, tránh không để bị động, bất ngờ khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Trong quá trình đấu tranh chống tội phạm trên biển bằng các nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát cần đảm bảo chủ quyền an ninh lãnh thổ, bảo vệ tính mạng tài sản, của cải của các tàu thuyền, ngư dân trên biển. Kết hợp giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh thực địa trên tinh thần giữ vững nguyên tắc, nhưng linh hoạt, mềm mỏng trong sách lược, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố của các bên về

cách ứng xử ở Biển Đông (DOC); hợp tác giải quyết bằng phương pháp hòa bình, tránh manh động, mắc mưu các thế lực thù địch, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ gây ra xung đột, chiến tranh trên biển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những phân tích, đánh giá nêu trên, có thể thấy Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vị thế và vai trò là một thành viên tích cực trong việc gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế, là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và nghiêm chỉnh thực hiện tinh thần "thượng tôn pháp luật" trên cơ sở nguyên tắc "tận tâm, tận lực, thiện chí tuân thủ pháp luật quốc tế". Bên cạnh việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh lãnh thổ biển đảo, Việt Nam đã có những hành động tích cực trong việc thực thi Công ước Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế có liên quan trong quá trình đấu tranh chống tội phạm trên biển, không ngừng hợp tác với các tổ chức thế giới, khu vực, các diễn đàn nhằm hạn đế những hậu quả và thiệt hại do các hành vi phạm tội trên biển gây ra và đã đạt được những thành tích đáng mừng.

Tuy nhiên, đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội phạm trên biển nói riêng là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay ngày càng gia tăng các loại hình tội phạm nguy hiểm sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và ứng dụng của khoa học công nghệ. Vì vậy, cũng như các quốc gia khác trên thế giới Việt Nam cần phải có những nghiên cứu để ban hành hệ thống quy phạm pháp luật quốc nội phù hợp mang tính tổng thể và đồng bộ đồng thời có những chính sách liên quan đến việc xây dựng kiện toàn lực lượng trọng yếu bảo vệ biển, phát huy sức mạnh toàn dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm trên biển, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về biển đảo, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền và phát triển các tiềm lực đối với bờ biển dài 3260Km đặt trong bối cảnh phát triển chung của Biển Đông.

KẾT LUẬN

Các quy phạm pháp luật quốc tế là do các chủ thể của luật quốc tế tự nguyện, thống nhất xây dựng nên và thực thi vì vậy trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm nói chung và đấu tranh chống tội phạm trên biển nói riêng cũng cho thấy sự cần thiết của tinh thần tự nguyện, tinh thần hợp tác giữa các chủ thể.

Hiện nay các quy định về các hành vi phạm tội nói chung và tội phạm trên biển nói riêng vẫn được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)