Tội buôn bán trái phép các chất ma túy, chất kích thích và các chất hƣớng thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 54 - 62)

các chất hƣớng thần

Trong Công ước Luật biển năm 1982 chỉ có Điều 108 quy định về tội buôn bán trái phép chất ma túy và các chất kích thích, theo đó tất cả các quốc gia thành viên Công ước có nghĩa vụ hợp tác với nhau để trấn áp việc buôn bán trái phép các chất ma túy và các chất kích thích do các tàu đi lại trên biển cả tiến hành, vi phạm các công ước quốc tế. Mọi quốc gia khi đã có lý do chính đáng để cho rằng một con tàu mang cờ của nước mình đang buôn bán trái phép chất ma túy hay các chất kích thích đều có thể yêu cầu các quốc gia hợp tác để chấm dứt việc buôn bán đó.

Bên cạnh Điều 108 của Công ước Luật biển năm 1982, hiện nay loại tội phạm này cũng được quy định tương đối cụ thể trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo quy định tại Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (được sửa đổi bổ sung năm 1972); Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 thì có thể định nghĩa khái niệm về các chất ma túy, chất kích thích gồm có: "Ma túy" có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay tổng hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 và trong Công ước 1961 đã sửa đổi theo Nghị định thư 1972; "Các chất hướng thần" có nghĩa là bất kỳ chất tự nhiên hay tổng hợp nào hoặc bất kỳ nguyên liệu tự nhiên nào trong các Bảng I, II, III và IV của Công ước về các chất hướng thần năm 1971; "Cây cần sa" có nghĩa là các loại cây nào thuộc chi Cannabis; Cây coca" có nghĩa là cây thuộc bất kỳ loại nào thuộc chi Erythroxylon; "Cây thuốc phiện" có nghĩa là cây thuộc loại papaver somniferum; "Cần sa" là phần ngọn mang hoa hay quả của cây cần sa (trừ hạt và lá khi không kèm với phần ngọn) mà nhựa chưa được chiết xuất ra, với bất kì tên gọi nào mà nó được gọi; "Nhựa cần sa" là nhựa được tách ra ở dạng thô hoặc đã tinh chế từ cây cần sa; "Thuốc phiện dược dụng" là loại thuốc phiện đã qua các quy trình điều chế

cần thiết để phù hợp với việc sử dụng trong y tế; "Thuốc phiện" là nhựa cô đặc của cây anh túc;

Theo Công ước về các chất hướng thần năm 1971 các chất hướng thần là chất có khả năng gây ra một trạng thái lệ thuộc; Kích thích hoặc làm ức chế hệ thống thần kinh trung ương, dẫn tới các ảo giác hoặc rối loạn các chức năng vận động hoặc tư duy hành vi, hoặc nhận thức hoặc cảm xúc.

Các quốc gia thành viên của Công ước thừa nhận rằng hoạt động buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần đang ngày càng thâm nhập sâu hơn vào các tầng lớp xã hội khác nhau, đặc biệt khi mà ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em đang là một thị trường tiêu thụ ma túy bất hợp pháp được sử dụng vào mục đích sản xuất, cung cấp và buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần kéo theo mối nguy hiểm nghiêm trọng không thể lường hết dược. Việc liên kết giữa buôn bán bất hợp pháp ma túy và những hoạt động phạm tội có tổ chức liên quan khác là hoạt động phạm tội có tính chất quốc tế đang phá hoại nền kinh tế hợp pháp và đe dọa sự ổn định, an ninh và chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên các quốc gia cũng thừa nhận rằng việc dùng các chất ma túy trong y học để giảm đau là điều không thể thiếu được và cần có những điều khoản thích hợp để bảo đảm về việc sử dụng các chất ma túy cho mục đích trên. Đồng thời quyết tâm tăng cường sự hợp tác quốc tế trong việc trấn áp hoạt động buôn bán bất hợp pháp qua đường biển.

Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (được sửa đổi bổ sung năm 1972) cũng đưa ra các quy định đặc biệt liên quan đến việc chuyên chở các chất hướng thần trong khoang cấp cứu của tàu thuyền, máy bay hoặc các phương tiện vận tải công cộng khác trong giao thông quốc tế: Việc chuyên chở quốc tế bằng tàu thuyền một số lượng hạn chế các chất ma túy (trong Bảng II, III hay IV) có thể cần cho việc sơ cứu hay các ca cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch không bị coi là hàng xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh một nước trong phạm vi Công ước này. Những biện pháp an

toàn thích hợp sẽ được các nước cho đăng ký phương tiện áp dụng để ngăn chặn việc sử dụng không đúng các chất đã nêu tại Khoản 1 hoặc chuyển các chất đó cho mục đích bất hợp pháp, Ủy ban sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức quốc tế hữu quan, khuyến nghị về những biện pháp an toàn đó. Việc chuyên chở bằng tàu thuyền liên quốc gia các chất theo Khoản 1 phải tuân theo những quy định của luật, những quy định về cấp phép và giấy phép của nước đăng ký mà không gây phương hại đến bất kỳ quyền nào của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc tiến hành khám xét, thanh tra hoặc những biện pháp kiểm soát khác trên khoang những phương tiện vận chuyển hàng đó. Việc dùng các chất này trong trường hợp cấp cứu không bị coi là vi phạm quy định của Khoản 1 Điều 9.

Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong hoạt động chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy: các quốc gia thành viên, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, pháp luật và hệ thống hành chính của mình có những biện pháp ở cấp quốc gia để phối hợp hoạt động phòng ngừa và trấn áp việc buôn bán bất hợp pháp ma túy trong đó có hình thức buôn bán, vận chuyển ma túy và các chất hướng thần bằng đường biển. Với mục tiêu này, các bên có thể chỉ định một cơ quan thích hợp chịu trách nhiệm về việc phối hợp này; Giúp đỡ lẫn nhau trong chiến dịch chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy; Hợp tác chặt chẽ với nhau và với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền mà họ là thành viên để duy trì chiến dịch phối hợp chống buôn bán bất hợp pháp; Bảo đảm sự hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thích hợp được thực hiện một cách khẩn trương. Đồng thời cũng quy định về việc mang theo trên tàu thủy một số lượng hạn chế các chất ma túy trong các túi cấp cứu có thể cần cho công tác sơ cứu hoặc cấp cứu trong các chuyến đi hoặc hành trình không được coi là nhập khẩu, xuất khẩu hay quá cảnh theo ý nghĩa của Công ước này. Các chất ma túy được mang trên tàu thủy phải tuân theo các luật, các quy định về cho phép và giấy phép của nước

đăng ký, không phương hại đến bất kỳ quyền hạn nào của cơ quan địa phương có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra và những biện pháp kiểm soát khác trên tàu hay máy bay. Việc sử dụng các chất ma túy trong trường hợp cấp cứu không bị coi là vi phạm các yêu cầu của Khoản 2 (b) Điều 30.

Mặt khác, trong Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 cũng quy định rõ các quốc gia thành viên Công ước phải có biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán đối với các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 3, khi tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ của nước mình hoặc tội phạm được thực hiện trên tàu có treo cờ của nước mình hoặc trên máy bay được đăng ký theo luật của nước mình vào thời điểm phạm tội; nếu tội phạm được thực hiện trên tàu mà nước mình được phép có những hành động thích hợp theo Điều 17 với điều kiện là quyền tài phán này chỉ được thực hiện trên cơ sở những hiệp định hoặc những thỏa thuận quy định tại các khoản 4 và 9 Điều này (quy định tại điều 4). Công ước cũng quy định về sự hợp tác trong quá trình dẫn độ tội phạm, cung cấp chứng cứ, vật chứng…liên quan đến tội phạm buôn bán các chất ma túy, chất kích thích và chất hướng thần.

Đặc biệt Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 dành Điều 17 quy định về việc "buôn bán bất hợp pháp trên biển". Theo đó, các bên hợp tác với nhau ở mức độ cao nhất để ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp trên biển theo đúng luật biển quốc tế. Khi một bên có căn cứ xác đáng để nghi ngờ một con tàu có treo cờ nước mình hoặc không treo cờ hay đăng ký tham gia vào việc buôn bán bất hợp pháp thì có thể yêu cầu sự giúp đỡ của các bên khác trong việc ngăn chặn hoạt động này. Các bên được yêu cầu sẽ giúp đỡ trong phạm vi phương tiện có thể. Khi một bên có căn cứ xác đáng để nghi ngờ một con tàu tự do đi lại theo luật hàng hải quốc tế đang treo cờ hoặc có ký hiệu đăng ký của một bên khác đang tham gia vào việc buôn bán bất hợp pháp, thì có thể thông báo cho nước quản lý con tàu đó khẳng định lại việc đăng ký của

con tàu và nếu đúng thì yêu cầu nước đó áp dụng những biện pháp thích đáng đối với con tàu. Theo các điều ước hiện hành giữa các bên hoặc theo bất kỳ hiệp định hoặc thỏa thuận nào giữa các bên đó, thì nước có cờ treo có thể cho phép nước yêu cầu được lên tàu đó, khám xét tàu đó hoặc áp dụng những biện pháp thích đáng đối với tàu, người và hàng hóa trên tàu nếu phát hiện thấy các chứng cứ tham gia vào việc buôn bán bất hợp pháp. Khi tiến hành các biện pháp theo Điều này, các bên cần quan tâm đến vấn đề an toàn đối với người, tàu và hàng hóa trên biển, cũng như không gây thiệt hại cho quyền lợi buôn bán bất hợp pháp của nước có cờ treo hoặc của bất kỳ nước liên quan nào khác. Nước có cờ treo có thể cho phép với các điều kiện đã được thoả thuận khác các bên kể cả những điều kiện liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ. Mỗi bên phải kịp thời trả lời đối với yêu cầu của bên kia nhằm xác định xem chiếc tàu đang treo cờ của nước đó có được phép làm như vậy không, cũng như trả lời yêu cầu về việc cho phép theo quy định tại khoản 3. Khi trở thành một bên tham gia Công ước này, mỗi bên chỉ định một cơ quan hoặc khi cần thiết thì nhiều cơ quan chịu trách nhiệm nhận và trả lời những yêu cầu này. Việc chỉ định các cơ quan đó được thông báo cho tất cả các bên thông qua Tổng thư ký trong vòng một tháng sau khi chỉ định. Mỗi bên khi có bất kỳ hành động nào phải thông báo ngay cho nước có đăng ký treo cờ về kết quả hành động đó, bất kỳ hoạt động nào tiến hành theo quy định của Điều này cũng phải được cân nhắc để không can thiệp hoặc gây ảnh hưởng xấu tới quyền và nghĩa vụ, cũng như quyền tài phán của những nước ven biển theo đúng luật biển quốc tế.

Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy, bằng việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy với các nước, các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt với sự hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), với các nước tiểu vùng sông Mêkông và với các quốc gia có chung đường biên giới... Ngày 01/9/1997, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về

việc tham gia 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy đó là: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988.

Theo số liệu của Tổ chức phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) công bố tại Hội nghị HOWLEA tháng 11/2005 thì số lượng thuốc phiện bất hợp pháp được sản xuất trên thế giới năm 2004 là gần 5.000 tấn (tăng 76 lần so với năm 2003), riêng Afganistan chiếm khoảng 87%. Việc sản xuất lá coca khô ở 3 nước khu vực Andean năm 2004 ước tính là 244.200 tấn (tăng 3% so với năm 2003). Sản xuất cocain từ lá cây côca ước tính là 687 tấn (tăng 2% so với năm trước). Tổng số vụ bắt giữ trên toàn cầu về thuốc phiện năm 2004 tăng 8% lên 120 tấn gồm heroin, moocphin và thuốc phiện. Châu Á đứng đầu về số vụ bắt giữ thuốc phiện là 89%. Các quốc gia Châu Á bắt giữ tăng là Ấn Độ 2,2 tấn; Thái Lan 1,2 tấn; Trung Quốc 809 kg. Riêng heroin năm 2004 toàn cầu sản xuất ước tính 485 tấn, đã bắt giữ 59,5 tấn, trong đó Châu Á 52%, Châu Âu 39%, Châu Mỹ 8% và Châu Phi, Châu Đại dương 1%. Riêng Trung Quốc bắt giữ 10,4 tấn, Thổ Nhĩ Kỳ 8,9 tấn. Năm 2004 toàn cầu thu giữ: 6.206 tấn cần sa; số vụ thu giữ cocain tăng 17% (gần 600 tấn); tiền chất quan trọng như pecmaganat thu hơn 640 tấn; Afganistan thu 375 lít acetic anhydric, 675 kg amonium. ATS là loại ma túy bị bắt giữ tăng nhanh nhất (trên 25 tấn), trong đó Methamphetamine chiếm 68%, Amphetamine 17%, thuốc lắc 13%, 2% chưa được phân loại. Toàn cầu hiện có khoảng 200 triệu người nghiện ma túy, trong đó có 160,9 triệu người nghiện sử dụng cần sa; 26,2 triệu người sử dụng Amphetamine; 7,9 triệu người sử dụng Ecstacy; 13,7 triệu người sử dụng cocain; 15,9 triệu người sử dụng thuốc phiện và 10,6 triệu người sử dụng heroin1988 (theo Báo cáo của UNODC tháng 11/2005).

Việc tất cả các nước tham gia Công ước kiểm soát ma túy và việc thực hiện trên phạm vi toàn cầu các điều khoản trong Công ước là những điều kiện

tiên quyết để kiểm soát ma túy trên toàn thế giới có hiệu quả, kể cả việc đạt được những mục tiêu trong các Công ước. Số quốc gia gia nhập các Công ước kiểm soát ma túy quốc tế đã tăng lên, cụ thể: Đến tháng 01/2004 có 180 nước tham gia Công ước thống nhất về ma túy năm 1961; đến tháng 11/2004 có 175 nước tham gia Công ước về chất hướng thần năm 1971 và 170 nước tham gia Công ước về chống buôn lậu ma túy và chất hướng thần năm 1988 (theo Báo cáo của UNODC tháng 11/2005).

Những năm gần đây bên cạnh việc đẩy mạnh chống tội phạm ma túy trong nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNODC, Interpol... hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực thông qua việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ như: Bản ghi nhớ hợp tác tiểu vùng sông MêKông (MOU); các bản hiệp định, thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Liên bang Myanma, Cộng hòa Hungary, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

Năm 2000, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy. Trong Luật Phòng chống ma túy, hợp tác quốc tế về phòng chống ma túy được qui định thành một chương riêng - Chương VI (từ Điều 46 đến Điều 51). Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Nhà nước Việt Nam thể hiện rõ quan điểm: Ưu tiên cho nước ký kết Điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)