Nghĩa vụ thông báo, hỏi đáp về TBT trong các FTA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 34 - 37)

1.4. Nội dung cơ bản về hoạt động thông báo, hỏi đáp về TBT của

1.4.2. Nghĩa vụ thông báo, hỏi đáp về TBT trong các FTA

Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật là một trong số các nội dung đàm phán của các Hiệp định FTA. Mục tiêu của các đàm phán này là giảm bớt các rào cản kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi cho thương mại của hai bên thông qua minh bạch hóa quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, đồng thời thừa nhận lẫn nhau các kết quả đánh giá sự phù hợp cũng như thừa nhận lẫn nhau các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Các FTA không yêu cầu nước thành viên thành lập cơ quan riêng để thực hiện nghĩa vụ thông báo và hỏi đáp về TBT như Hiệp định TBT của WTO. Tuy nhiên, các nghĩa vụ thông báo, hỏi đáp về TBT tại các FTA đều được thực hiện thông qua chính hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp được thành lập theo Hiệp định TBT.

Minh bạch hóa là một trong các cam kết mang nhiều yếu tố TBT+ nhất trong Chương TBT của các FTA gần đây. Việc minh bạch hóa tăng hơn nhiều so với Hiệp định TBT cho thấy các nước mong muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ các thông tin xây dựng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của Bên đối tác. Hưởng lợi từ quá trình minh bạch hóa chính sách sẽ gián tiếp đem lại các lợi ích trong các hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, qua đó thuận lợi hóa thương mại giữa hai bên.

Xu thế trong đàm phán TBT của FTA hiện nay là tăng cường nghĩa vụ về minh bạch hóa tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo tiền đề cho hàng hóa, sản phẩm của mình lưu thông dễ dàng trên thị trường đối tác, điều này đồng nghĩa với việc tăng cường tiếp cận thị trường thông qua hoạt động tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc minh bạch hóa tăng hơn nhiều so với Hiệp định WTO TBT cho thấy các nước mong muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ các thông tin xây dựng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của Bên đối tác. Hưởng lợi từ quá trình minh bạch hóa chính sách sẽ gián tiếp đem lại các lợi ích trong các hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp và qua đó thuận lợi hóa thương mại giữa hai bên.

Các Hiệp định FTA thế hệ sau đều yêu cầu cam kết minh bạch hóa trong TBT cao hơn nhiều so với Hiệp định TBT và các Hiệp định FTA “thế hệ trước”. Chính vì vậy không chỉ TBT+, các Hiệp định này còn yêu cầu các mức cao hơn TBT+, ví dụ TBT++. Điển hình là Hiệp định TPP và FTA Việt Nam – EU, trong đó đưa ra các cam kết cao đối với nghĩa vụ minh bạch hóa trong Chương TBT, tạo áp lực cho các nước đang phát triển trong việc thực thi các nghĩa vụ này. Chẳng hạn, bên cạnh việc yêu cầu phải thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, các cam kết minh bạch hóa trong Hiệp định FTA này còn yêu cầu thông báo các văn bản đã ban hành cùng các góp ý và xử lý ý kiến góp ý nhận được từ các nước thành viên khác…

Việc các FTA ngày càng yêu cầu cam kết minh bạch hóa cao về TBT cho thấy các cam kết trong Hiệp định TBT chưa thể giải quyết hết các yêu cầu đối với việc công khai minh bạch thông tin về xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kỳ vọng của các nước. Trên thực tế, Hiệp định TBT chỉ yêu cầu thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp và không yêu cầu thông báo dự thảo tiêu chuẩn, trong khi các tiêu chuẩn sau khi ban hành sẽ trở thành cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ

thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Việc theo dõi các văn bản quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp đã ban hành và có hiệu lực của các nước Thành viên sau khi thông báo dự thảo cho WTO rất khó khăn cho các nước Thành viên WTO khác, vì theo Hiệp định TBT việc thông báo các văn bản đã ban hành chỉ khuyến khích thực hiện. Do vậy các nước khó có thể theo dõi để biết chính xác khi nào các văn bản có hiệu lực.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THÔNG BÁO, HỎI ĐÁP VỀ TBT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)