Cơ sở pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 77 - 125)

thông báo, hỏi đáp về TBT tại Việt Nam

3.1.1. Các cam kết của Việt Nam theo nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

3.1.1.1. Cam kết của Việt Nam trong WTO

Khi đàm phán gia nhập WTO, đối với Hiệp định TBT, Việt Nam cam kết, sẽ tuân thủ tất cả các nghĩa vụ trong Hiệp định TBT kể từ ngày gia nhập mà không viện dẫn đến thời gian chuyển đổi. Ngoài ra, với mục đích nâng cao tính minh bạch hóa và khả năng dự báo trước, Việt Nam sẽ ban hành các biện pháp đã được quy định cụ thể trong các Điều 2.1, 2.2, 5.1, 5.2, 5.4 và Phụ lục 1.1 của Hiệp định TBT.

Để thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa của Hiệp định TBT, các nước Thành viên, bao gồm cả Việt Nam phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Thông báo tuyên bố về việc thực thi và quản lý Hiệp định TBT theo Điều 15.2 của Hiệp định TBT;

- Thông báo cho Ban thư ký WTO dự thảo quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp có thể ảnh hưởng đáng kể lên thương mại quốc tế và không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;

- Công khai tất cả các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp đã ban hành và các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết;

- Cung cấp tài liệu liên quan tới quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và các hiệp định song phương, đa phương đã ký kết;

- Thành lập Điểm hỏi đáp về TBT trong phạm vi lãnh thổ của mình, thông qua Điểm hỏi đáp, các nước Thành viên WTO có thể cung cấp thông tin liên quan tới các biện pháp TBT mà nước đó xây dựng và ban hành.

Các tổ chức tiêu chuẩn hóa phải thông báo về việc chấp nhận hoặc hủy bỏ chấp nhận Quy chế thực hành tốt của Hiệp định TBT, chương trình xây dựng tiêu chuẩn và công bố chương trình xây dựng tiêu chuẩn của mình.

3.1.1.2. Cam kết của Việt Nam trong các FTA

Xu thế trong đàm phán TBT của FTA hiện nay là tăng cường nghĩa vụ về minh bạch hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo tiền đề cho sản phẩm hàng hóa của mình lưu thông dễ dàng trên thị trường đối tác, điều này đồng nghĩa với việc tăng cường tiếp cận thị trường thông qua hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Minh bạch hóa là một trong các cam kết mang nhiều yếu tố TBT+ nhất trong Chương TBT của các FTA gần đây. Việc minh bạch hóa tăng hơn nhiều so với Hiệp định TBT cho thấy các nước mong muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ các thông tin xây dựng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của Bên đối tác. Hưởng lợi từ quá trình minh bạch hóa chính sách sẽ gián tiếp đem lại các lợi ích trong các hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp và qua đó thuận lợi hóa thương mại giữa hai bên.

Việt Nam hiện nay đã ký kết các Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN cộng (AKFTA, ACFTA, AANZFTA, AJCEP, AIFTA), Hiệp định FTA Việt Nam - Chilê, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam- Nhật Bản, Hiệp định Liên minh thuế quan với Nga-Belarus-Kazastan; Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc; đã kết thúc đàm phán các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định FTA Việt Nam - EU; và đang trong giai đoạn cuối của đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam - EFTA.

Trong các Hiệp định FTA Việt Nam đã ký kết, các nghĩa vụ về minh bạch hóa được cam kết cụ thể như sau:

Hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản không quy định một điều khoản cụ thể về minh bạch hóa như các Hiệp định FTA khác. Đánh giá chung, các cam kết về TBT trong Hiệp định này ở mức tương đương với Hiệp định TBT và không tạo áp lực cho cả hai nước trong việc thực thi các nghĩa vụ minh bạch hóa. Mục tiêu chính của Chương TBT trong Hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản tập trung vào tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa hai bên về việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp và đảm bảo rằng các biện pháp kỹ thuật này không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết cho thương mại. Tại thời điểm đó Việt Nam mới gia nhập WTO và đang xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp cho phù hợp với thể chế của WTO, đồng thời cũng đang tiếp tục tuyên truyền phổ biến về Hiệp định TBT cho doanh nghiệp và địa phương hiểu về những nguyên tắc của Hiệp định này, do vậy Việt Nam chưa sẵn sàng cam kết về TBT ở mức cao hơn WTO trong Hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản.

Hiệp định FTA Việt Nam - Chi lê được hai nước chính thức kết thúc đàm phán và ký kết năm 2009. Chương TBT là một trong số các Chương có nhiều điều khoản cam kết cao hơn WTO. Khoản 1 thừa nhận tầm quan trọng của minh bạch hóa trong quá trình xây dựng chính sách, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa của việc tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến cho các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong cam kết về minh bạch hóa của Hiệp định TBT, được đề cập tại Điều 2.9 và 5.6 của Hiệp định. Tuy nhiên, các cam kết của Hiệp định TBT gia tăng theo kỳ vọng của các bên tham gia đàm phán Hiệp định FTA này. Trong đó yêu cầu hai nước khi xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp phải đưa ra thông cáo

nêu rõ mục đích và cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, đặc biệt phải nêu rõ cơ quan soạn thảo và thời gian soạn thảo xây dựng các biện pháp đó. Đây là một điều khoản TBT+ vì theo Điều 2.9.1 của Hiệp định TBT các nước sẽ phải ban hành thông báo vào giai đoạn đầu xây dựng dự thảo để các bên biết thông tin về việc Thành viên sắp xây dựng một biện pháp kỹ thuật, nhưng không quy định rõ các nội dung cần phải đưa vào thông báo như trong Chương TBT của Hiệp định FTA này đề cập. Khoản 1(b) yêu cầu Bên đối tác phải chuyển thông báo qua đường điện tử cho Bên kia thông qua điểm hỏi đáp do hai Bên chỉ định ngay khi thông báo này được gửi cho Thành viên WTO. Đây là ưu đãi riêng hai Bên được hưởng so với các cam kết của Hiệp định TBT. Khi thông báo được gửi cho Ban thư ký WTO, Ban thư ký sẽ mất 1 tuần để xử lý và lưu chuyển cho các nước Thành viên WTO. Các nước Thành viên WTO bắt đầu được đóng góp ý kiến từ sau thời điểm này. Các Bên tham gia Hiệp định FTA vô hình chung sẽ được hưởng thêm khoảng thời gian đóng góp ý kiến 1 tuần so với các nước Thành viên WTO khác. Đây cũng là một cam kết TBT+. Khoản 2 quy định nghĩa vụ tương tự như khoản 1 nhưng áp dụng đối với trường hợp khi một Bên cần ban hành các biện pháp khẩn cấp. Khoản 3 yêu cầu các nước thành viên công bố rộng rãi các câu trả lời đối với các ý kiến góp ý quan trọng trước khi ban hành bản cuối quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp. Mặc dù ngôn từ sử dụng trong điều khoản này không mang tính bắt buộc mà chỉ khuyến khích các nước thực hiện, nhưng đây cũng là một cam kết TBT+ khi so sánh với các cam kết của Hiệp định TBT. Khoản 4 quy định bắt buộc các Bên phải cung cấp thông tin cho Bên kia về mục tiêu, cơ sở cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp mà Bên đó ban hành hoặc dự định ban hành. Cam kết này không quy định trong Hiệp định TBT.

Hiện nay, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán một số Hiệp định FTA như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định FTA Việt Nam – EU, Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc,… Các Hiệp định FTA này đều yêu cầu cam kết minh bạch hóa trong TBT cao hơn nhiều so với Hiệp định TBT và các Hiệp định FTA “thế hệ trước”. Điển hình là Hiệp định TPP và FTA Việt Nam – EU, trong đó đưa ra các cam kết cao đối với nghĩa vụ minh bạch hóa trong Chương TBT, tạo áp lực cho các nước đang phát triển trong việc thực thi các nghĩa vụ này. Chẳng hạn, bên cạnh việc yêu cầu phải thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, các cam kết minh bạch hóa trong Hiệp định FTA này còn yêu cầu thông báo các văn bản đã ban hành cùng các góp ý và xử lý ý kiến góp ý nhận được từ các nước Thành viên khác…

Việc các FTA ngày càng yêu cầu cam kết minh bạch hóa cao về TBT cho thấy các cam kết của Hiệp định TBT của WTO chưa thể giải quyết hết các yêu cầu đối với việc công khai minh bạch thông tin về xây dựng, ban hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kỳ vọng của các nước. Trên thực tế, Hiệp định TBT chỉ yêu cầu thông báo các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp và không yêu cầu thông báo dự thảo tiêu chuẩn, trong khi các tiêu chuẩn sau khi ban hành sẽ trở thành cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.

Việc theo dõi các văn bản quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp đã ban hành và có hiệu lực của các nước Thành viên sau khi thông báo dự thảo cho WTO rất khó khăn cho các nước Thành viên WTO khác, vì theo Hiệp định TBT việc thông báo các văn bản đã ban hành chỉ khuyến khích thực hiện. Do vậy các nước khó có thể theo dõi để biết chính xác khi nào các văn bản có hiệu lực. Chính vì lý do đó, các nước khi tham gia đàm phán Chương TBT trong các Hiệp định FTA đã đưa nội dung cam kết thông

báo các văn bản đã ban hành và có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trong điều khoản về minh bạch hóa.

3.1.2. Quy định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam

3.1.2.1. Tổ chức của mạng lưới cơ quan thông báo, hỏi đáp TBT của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114 2005 QĐ-TTg quyết định về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hành rào kỹ thuật trong thương mại (sau đây gọi tắt là Quyết định số 114 2005 QĐ-TTg). Theo Quyết định này, tổ chức mạng lưới cơ quan thông báo, hỏi đáp TBT của Việt Nam bao gồm:

- Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (gọi tắt là Văn phòng TBT Việt Nam) do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Văn phòng TBT Việt Nam.

- Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp cấp bộ về TBT đặt tại các Bộ: Thương mại, Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Văn hóa - Thông tin (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch). Căn cứ vào chức năng và phạm vi quản lý, các Bộ nêu trên giao nhiệm vụ thông báo về TBT cho một cơ quan trực thuộc, giao nhiệm vụ hỏi đáp cho một hoặc nhiều tổ chức trực thuộc hoặc có thể giao cả hai nhiệm vụ này cho cùng một tổ chức trực thuộc đảm nhiệm. Các Bộ thông báo việc giao nhiệm vụ này cho Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) về TBT đặt tại Sở Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan thông báo về TBT thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Biên chế của cơ quan Thông báo về TBT nằm trong biên chế của cơ quan quản lý trực tiếp. Điểm hỏi đáp về TBT là đơn vị sự nghiệp phục vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp. Ngoài biên chế được cơ quan quản lý trực tiếp phân bổ, điểm hỏi đáp về TBT có thể tuyển dụng lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được giao. Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT làm việc theo chế độ thủ trưởng và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý trực tiếp về vấn đề chuyên môn chuyên ngành. Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT phải chấp hành các quy định có liên quan của pháp luật về quản lý tài chính.

3.1.2.2. Hoạt động của cơ quan thông báo, hỏi đáp TBT của Việt Nam

Nhiệm vụ hoạt động cụ thể của cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp TBT của Việt Nam được quy định chi tiết tại Quyết định số 114 2005 QĐ- TTg, bao gồm:

(i) Nhiệm vụ, hoạt động của Văn phòng TBT Việt Nam

Văn phòng TBT Việt Nam là đầu mối quốc gia thực hiện việc thông báo và hỏi đáp về những văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam theo hướng dẫn của WTO, bao gồm:

- Nhiệm vụ thông báo cho các nước thành viên WTO thông qua Ban Thư ký WTO:

+ Chủ động rà soát, phát hiện và thông báo các văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp có khả năng cản trở thương mại đối với các nước thành viên WTO;

+ Tiếp nhận các thông báo về TBT từ các cơ quan Thông báo TBT của Bộ và địa phương, xử lý các thông báo này trước khi gửi đi;

+ Thời hạn thông báo dự thảo các văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp nói trên ít nhất là 60 ngày trước khi ban hành, trừ trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia. Những trường hợp này sẽ được thực hiện theo nội dung của Khoản 10 Điều 2 của Hiệp định TBT;

+ Thông báo về các hiệp định hoặc thỏa thuận song phương, đa phương Việt Nam đã ký kết liên quan đến văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp; về việc chấp nhận của các cơ quan hoặc tổ chức tiêu chuẩn hóa trong nước tuân thủ Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn (Phụ lục 3 của Hiệp định TBT).

- Nhiệm vụ hỏi đáp với các nước thành viên WTO, các bên có quan tâm của các nước thành viên WTO và các bên có quan tâm trong nước:

+ Tiếp nhận và trực tiếp trả lời các câu hỏi, các đề nghị cung cấp tài liệu từ các cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp TBT của các nước thành viên WTO hoặc các bên có quan tâm của các nước thành viên WTO (trực tiếp hoặc qua Ban Thư ký WTO) về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp đã, đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam;

+ Tiếp nhận và chuyển các thông báo, các câu hỏi và đề nghị cung cấp tài liệu của các nước thành viên WTO tới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT của Bộ và địa phương bằng Fax hoặc E-mail trong vòng 24 giờ ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 77 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)