Xây dựng cơ quan đầu mối hoạt động hiệu quả trong việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 71 - 73)

2.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.3.1. Xây dựng cơ quan đầu mối hoạt động hiệu quả trong việc thực

thi các yêu cầu minh bạch hóa TBT

Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc tăng cường vai trò và chức năng của Cơ quan đầu mối thực thi yêu cầu về minh bạch hóa và Điểm hỏi đáp quốc gia cũng như nâng cao năng lực cho cơ quan này là một trong những điều kiện quan trọng nhất để việc thực thi các yêu cầu về minh bạch hóa thực sự có hiệu quả. Theo đó, các quy định về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan hỏi đáp và thông báo cần phải rõ ràng, chặt chẽ, nhất quán và phù hợp với các quy định của WTO về TBT. Trên cơ sở các nguyên tắc và thủ tục do Ủy ban TBT quy định, quy trình làm việc của cơ quan hỏi đáp và thông báo cũng cần được quy định rõ ràng, cụ thể, chuyên nghiệp và được tuân thủ một cách nghiêm túc. Các quy định và quy trình này có thể được biên soạn thành một quyển sách hướng dẫn chuyên ngành và cho xuất bản để làm cẩm nang hướng dẫn cho cán bộ của cơ quan hỏi đáp và thông báo, các doanh nghiệp và đối tượng có liên quan.

Đối với nghĩa vụ hỏi đáp về các quy định TBT từ phía doanh nghiệp trong nước, theo kinh nghiệm của một số nước, cơ quan hỏi đáp và thông báo nên chủ động tham gia vào các cuộc họp của Ủy ban TBT tại WTO và các hoạt động liên quan khác, từ đó cập nhật thông tin và thông báo của các Thành viên một cách chính xác và nhanh chóng nhất để thông báo lại cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Một cách thức hiệu quả mà Việt Nam có thể tham khảo là trong vòng 2-3 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ

gửi cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh đến các cơ quan chính phủ và các tổ chức trung gian có liên quan dưới dạng văn bản giấy và thư điện tử, đồng thời đưa các thông báo này lên trang thông tin điện tử của Văn phòng TBT Việt Nam để giúp công chúng có thể tham khảo miễn phí. Ngoài ra, Cơ quan hỏi đáp và thông báo nên tiến hành xuất bản “Bản tin về thông báo TBT” định kỳ hàng tháng để cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp. Điều này cũng đã được áp dụng tạ Việt Nam.

Một kinh nghiệm hay nữa mà Việt Nam có thể học hỏi là gắn việc hỏi đáp về TBT với định hướng phát triển các ngành hàng và thị trường xuất khẩu trọng điểm trong trung và dài hạn nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, các cơ quan có liên quan xác định mức độ ưu tiên trong việc phổ biến các thông báo TBT nhận được từ các thành viên WTO căn cứ vào mức độ quan trọng đối với các ngành hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Cơ quan đầu mối về hỏi đáp và thông báo cũng cần phát triển chuyên môn sâu cho cán bộ trong các lĩnh vực TBT mà các ngành hàng xuất khẩu chủ chốt cần đến, từ đó tiến hành tổng hợp thông tin, phân tích và thông báo kịp thời cho doanh nghiệp trong nước để đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất đáp ứng với các yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật TBT của nước nhập khẩu. Việc thông báo này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như thông tin trên trang web của cơ quan hỏi đáp và thông báo hay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình…

Bên cạnh đó, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của cơ quan đầu mối thực thi yêu cầu về minh bạch hóa và Điểm hỏi đáp quốc gia cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Theo đó, các cán bộ phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và đào tạo chuyên sâu để có trình độ chuyên môn cao, trình độ tiếng Anh tốt và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)