Một số nước Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 63 - 71)

2.2.4.1. Thái Lan

Kể từ khi chính chức là thành viên của WTO vào ngày 01 tháng 01 năm 1995, Thái Lan tuân thủ các Hiệp định TBT. Việc tuân thủ này có ý nghĩa tích cực đáng kể cho môi trường thương mại ở Thái Lan.

Cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp TBT Thái Lan được tổ chức trực thuộc Cục Tiêu chuẩn, Bộ Kinh tế. Trong đó Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan (TISI) trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan chịu trách nhiệm cung cấp thông tin và trả lời những câu hỏi liên quan đến quy chuẩn kỹ

thuật của các sản phẩm công nghiệp. Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái Lan đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện cơ chế TBT. TISI được giao là đơn vị đầu mối quốc gia duy nhất chịu trách nhiệm giải đáp những thắc mắc liên quan đến TBT và SPS. Trong khi đó, Văn phòng Quốc gia về Tiêu chuẩn Thực phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác (ACFS) chịu trách nhiệm trả lời những thông tin liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm nông và thực phẩm.

Mặc dù được đánh giá là một hệ thống đồng bộ từ chính sách, quy trình kiểm tra, cơ chế thực hiện và giám sát sau khi cấp phép nhưng Thái Lan vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn do cán bộ không đủ nhận thức về nghĩa vụ thông báo ở cấp độ hoạt động, vấn đề trong việc phân biệt thông báo TBT, form thông báo chưa hoàn thiện, sự chậm trễ trong việc dịch quy định kỹ thuật sang Tiếng Anh, do ngân sách hạn hẹp và thường xuyên chậm trễ trong việc thông báo các quy định.

Không chỉ có vậy, hệ thống hiện tại của Thái Lan bao gồm nhiều quy định cạnh tranh và mâu thuẫn trực tiếp với nhau khiến cho những người điều hành kinh doanh thực sự lo lắng. Mặc dù TISI đóng vai trò là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sản phẩm tại Thái Lan nhưng quy định không chấp nhận những phòng thí nghiệm quốc tế thực sự tạo khó khăn đối với những nhà kinh doanh. Chính vì vậy, việc chấp nhận những quy định về kỹ thuật vô hình chung tạo thành rào chắn ngăn cản những sản phẩm nước ngoài tới Thái Lan.

Để đảm bảo tính cập nhật, TISI được thông báo thường xuyên về những quy định kỹ thuật thay đổi bằng việc giám sát các trang web nội các chính phủ, nhận được những góp ý từ các cơ quan liên quan và kiểm tra thông tin thông qua các phương tiện truyền thông. Các cơ quan liên quan được nhắc nhở về nghĩa vụ thông báo định kỳ ba tháng lần. Trong trường hợp TISI cân

nhắc có nên thông báo hay không, vẫn cứ nên thông báo thường xuyên. Sau khi thu nhập đầy đủ, thông báo sẽ được gửi đến Phái đoàn Thường trực WTO sau đó sẽ gửi đến WTO CRN.

Quy trình thông báo của Thái Lan bao gồm sáu bước: Bước 1: Kiểm tra các biện pháp mới hoặc đề xuất; Bước 2: Kiểm tra nếu thông báo là bắt buộc;

Bước 3: Quyết định xem sẽ thông báo cam kết TBT hay/hoặc cam kết SPS; Bước 4: Quyết định sẽ thông báo ai;

Bước 5: Hoàn thiện form thông báo; Bước 6: Gửi đến WTO.

2.2.4.2. Philipin

Theo quy định về minh bạch hóa của Hiệp định TBT, các quốc gia thành viên WTO có nghĩa vụ thiết lập điểm hỏi đáp để trả lời các câu hỏi thắc mắc của các quốc gia thành viên khác và các bên liên quan cũng như chỉ định một cơ quan thông báo duy nhất ở cấp quốc gia. Philipin đã thành lập Cục Tiêu chuẩn Sản phẩm (nay là Cục Tiêu chuẩn Philipin - BPS) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) với vai trò là cơ quan hỏi đáp và thông báo của Philipin (trên cơ sở thông báo cho WTO mã số G TBT 2 Add.11 về việc thực thi Điều Điều 15.2 Hiệp định TBT). Các chức năng và nhiệm vụ chính của BPS bao gồm:

- Cung cấp thông tin từ các thông báo của các thành viên khác của WTO thông qua hệ thống tin tức và email cảnh báo. Những người quan tâm, muốn nhận email thông báo về những tin tức mới nhất về các thông báo TBT đều có thể đăng ký từ trang web của cơ quan này;

- Thông báo về các quy định do cơ quan quản lý nhà nước của Philipin đề xuất áp dụng;

- Hỗ trợ việc xin toàn văn hoặc tóm tắt các quy định do các thành viên WTO khác đề xuất áp dụng;

- Hồi đáp đối với những thắc mắc, câu hỏi chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp và quy định của BPS.

Cục Tiêu chuẩn chất lượng (BPS) là một tổ chức tương đối nhỏ so với các cơ quan tiêu chuẩn của các nước khác về nhân lực và nguồn lực tài chính. BPS có khoảng 97 thành viên, gồm các nhân viên hành chính và kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ và được hỗ trợ bởi các đại diện từ tất cả các lĩnh vực xã hội là những người tình nguyện phục vụ tại những ủy ban kỹ thuật và các nhóm công tác khác nhau trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật. Cục Tiêu chuẩn chất lượng Philipin được chia thành nhiều nhóm công tác (AT) trong cơ cấu tổ chức. Mô hình tổ chức này cho phép BPS linh hoạt hơn để đáp ứng với yêu cầu công việc có nhiều đội cùng thực hiện. Là một cơ quan thuộc Chính phủ, BPS hoạt động dựa trên kinh phí từ ngân sách nhà nước, được phân bổ hàng năm từ Tổng thống Philipin.

Kể từ khi BPS được thành lập, cơ quan này đã giúp Philipin thực hiện tốt các nghĩa vụ thông báo liên quan đến các quy định được đề xuất và áp dụng. Ngoài vai trò cơ quan hỏi đáp và thông báo, BPS còn là cơ quan tiêu chuẩn của chính phủ trung ương Phi-líp-pin. Từ năm 1996 đến nay, cơ quan này đã thông báo về 190 dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp cho WTO để các quốc gia thành viên khác cũng như các bên hữu quan cho ý kiến.

Trang web của BPS cũng được đánh giá là hết sức thân thiện với người sử dụng với đầy đủ các chức năng, tính năng hỗ trợ cần thiết như truy cập tin tức, cập nhật thông tin về các thông báo mới nhất về tiêu chuẩn trong WTO, tải các biểu mẫu, form khai phục vụ việc thông báo về các tiêu chuẩn, quy chuẩn dự thảo,...

Có thể học hỏi từ Philipin những kinh nghiệm sau liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT:

- Sự quan tâm của Chính phủ đối với Cơ quan hỏi đáp và thông báo là hết sức quan trọng. Sự quan tâm trên được thể hiện bằng việc Tổng thống Philipin trực tiếp phân bổ kinh phí hoạt động cho BPS. Đồng thời, các quy định về chức năng và nhiệm vụ của Cơ quan hỏi đáp và thông báo cũng rất rõ ràng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của Cơ quan. Cơ quan hỏi đáp và thông báo cũng nhận được sự hỗ trợ của mọi lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội thông qua việc cử đại diện tham gia tự nguyện khi cần. Quy trình làm việc của Cơ quan hỏi đáp và thông báo cũng được quy định rõ ràng, cụ thể và được tuân thủ hết sức nghiêm túc.

- Luôn chủ động, sẵn sàng tham gia vào các cuộc họp của Ủy ban TBT của WTO và các hoạt động liên quan khác, tăng cường xử lý thông tin của nước ngoài, thông báo của các thành viên WTO để thực hiện nhiều tin Cảnh báo gửi các cơ quan liên quan.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các tiến bộ về công nghệ thông tin vào việc thực thi các yêu cầu và cơ chế minh bạch hóa thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và mạng lưới thông tin trực tuyến kết nối các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tác liên quan (chủ yếu là các doanh nghiệp)

- Đội ngũ nhân viên của Cơ quan hỏi đáp và thông báo được tuyển chọn kỹ lưỡng, được đạo tạo để có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp và được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại.

- Trong khi đó, đối với doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức tầm ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp, được cung cấp thông tin kịp thời và chuyên sâu về các quy định vào hàng rào kỹ thuật của các nước Thành viên WTO nói

chung cũng như các thị trường xuất khẩu quan trọng, cơ sở dữ liệu về TBT được xây dựng và hoạt động hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các cơ sở dữ liệu, tra cứu và khai thác thông tin một cách dễ dàng, thuận tiện hơn nhằm góp phần nâng cao năng lực và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường này để qua đó giúp cải thiện khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh, nâng cao vai trò và hoạt động của Cơ quan hỏi đáp và thông báo.

2.2.4.3. Malaysia

Điểm Thông báo và hỏi đáp TBT Malaysia (MWENP) được thành lập theo chỉ định của Chính phủ Malaysia kể từ năm 1993 dựa trên đề xuất của SIRIM Berhad (SIRIM Berhad là doanh nghiệp nhà nước thuộc Chính phủ Malaysia trực thuộc của Bộ Tài chính. Được coi như là bộ phận bắt buộc của chính phủ chuyên về nghiên cứu và phát triển công nghệ và chất lượng quốc gia, SIRIM Berhad đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sáng tạo và phát triển của lĩnh vực tư nhân tại Malaysia). Kể từ tháng 1 năm 2002, bộ phận chức năng này đã được thành lập bởi Trung tâm Quản lý và nghiên cứu Tiêu chuẩn, một bộ phận đi kèm SIRIM Berhad.

MWENP đảm nhận vai trò quan trọng bao gồm việc tiếp nhận các thông báo từ các nước khác, đưa ra tư vấn về kỹ thuật cho Tiểu ban quốc gia về TBT của Malaysia (NMC TBT) và lập chương trình để tăng cường nhận thức giữa các cơ quan thẩm quyền về nghĩa vụ thông báo TBT. MWENP thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hỗ trợ, trợ giúp trả lời các câu hỏi của nước ngoài có liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn hay hệ thống đánh giá hợp quy của Malaysia hiện có hoặc sắp ban hành;

- Hỗ trợ, trợ giúp trả lời các câu hỏi trong nước liên quan đến các tiêu chuẩn, quy định và hệ thống đánh giá hợp quy ảnh hưởng đến thương mại của các thành viên khác của WTO;

- Hỗ trợ, trợ giúp trong việc chuẩn bị và gửi các thông báo về các quy định kỹ thuật sắp ban hành của Malaysia tới WTO theo quy định với nghĩa vụ của Hiệp định TBT;

- Truyền bá thông tin về các quy định nước ngoài sắp ban hành tới các cơ quan nhà nước, các viên nghiên cứu, các tổ chức, các hiệp hội và các bên quan tâm khác tại Malaysia thông qua Thư thông báo TBT;

- Quản lý, điều hành một tiểu ban quốc gia về TBT (NSC).

Trong 5 chức năng được đưa ra, chức năng thứ 4 đặc biệt thành công trong các năm trước phù hợp với các hoạt động xuất khẩu của các ngành công nghiệp sản xuất Malaysia nói chung, và đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất nhựa Malaysia nói riêng. Các minh chứng về các chức năng thành công là các hoạt động liên quan đến Thư thông báo TBT và các Cảnh báo xuất khẩu (Export Alert).

Liên quan đến Thư thông báo TBT, loại thư thông báo này được phát nhằm tuyên truyền các thông tin về các doanh nghiệp Malaysia và các bên quan tâm khác về những thông báo của các thành viên WTO khác theo Điều 10 của Hiệp định TBT. Theo đó, bao gồm các quy định các quy định kỹ thuật và các yêu cầu đánh giá hợp quy sắp được ban hành, bao gồm tên, mô tả vắn tắt nội dung các quy định, ngày hết hạn góp ý và ngày dự kiến có hiệu lực của văn bản. Thông báo đầu tiên phát hành tháng 1 năm 2001, và tới tháng 5 năm 2012, 237 thông báo đã được gửi đi. Hai thông báo được gửi đi mỗi tháng có khả năng làm cho các doanh nghiệp Malaysia và các bên quan tâm có đủ thời gian nắm bắt được thông tin về các quy định kỹ thuật được thực thi bởi các thành viên WTO khác. Thời gian để nắm bắt thông tin này là cần thiết cho các

nhà sản xuất nhựa Malaysia để đảm bảo rằng họ có đủ thời gian để tìm ra các giải pháp thích hợp đối với những thay đổi nếu có.

Thêm vào đó, theo Hiệp định TBT, mỗi nước thành viên được quyền góp ý vào dự thảo những quy định kỹ thuật của các nước thành viên khác trong một thời gian ấn định thích hợp. Việc công khai thông báo thường xuyên như nhắc đến ở trên quan trọng đến mức các doanh nghiệp xuất khẩu có quyền rà soát những dự thảo quy định kỹ thuật này và dẫn chiếu các ý kiến góp ý của họ để các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc, xem xét nếu những quy định kỹ thuật sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại.

Cảnh báo xuất khẩu “Export Alert” là một loại hình dịch vụ khách hàng thông báo qua thư điện tử một cách tự động và độc đáo đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhựa theo kịp thời đại với những thay đổi về quy định kỹ thuật trên thị trường toàn cầu trước khi có hiệu lực. Chẳng hạn, khi các nhà lãnh đạo nước ngoài cập nhật các yêu cầu mà đáp ứng bất kỳ sản phẩm xuất khẩu Malaysia nào, một thư điện tử sẽ được gửi bởi Export Alert tới những người đăng ký dịch vụ này trong ngành công nghiệp (bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công chức nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, các nhà sản xuất, người tiêu dùng và các học viện). Thêm vào đó, những người đăng ký này được quyền truy cập các nội dung hoàn thiện của các quy định kỹ thuật và có cơ hội góp ý trực tiếp vào những thay đổi của quy định. Dịch vụ này miễn phí, dịch vụ cảnh báo này chỉ có ở Malaysia, được cung cấp bởi SIRIM Berhad với sự hỗ trợ của Chính phủ Malaysia. Tuy nhiên, các quy định kỹ thuật của được viết bởi ngôn ngữ quốc gia của các nước thành viên không được dịch bởi

Export Alert. Nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa đã đăng ký với Export Alert

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thông báo, hỏi đáp về TBT theo pháp luật nước ngoài (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)