Giá trị tham khảo đối với Việt Nam trong việc xây dựng đội ngũ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 42)

chức hành chính nhà nước

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trong xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, Nhà nƣớc phải ban hành đồng bộ các văn bản pháp luật để thống nhất việc xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ công chức nói chung, đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc nói riêng. Chính những văn bản này là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc.

Hai là, đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc phải là những ngƣời

đƣợc qua đào tạo cơ bản và đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng liên tục sau khi tuyển dụng; đƣợc rèn luyện qua các cƣơng vị cần thiết trong thực tế và hội tụ đầy đủ những tố chất đạo đức cơ bản của một công chức nhà nƣớc.

Ba là, Nhà nƣớc xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng

loại công việc của công chức. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức phấn đấu, rèn luyện.

Bốn là, thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển

công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có cơ hội cạnh tranh. Có nhƣ vậy mới tuyển chọn đƣợc ngƣời thực sự tài giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc và kích thích mọi ngƣời không ngừng học tập vƣơn lên. Đó là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc có chất lƣợng.

Năm là, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức hành chính nhà

nƣớc. Phải biết “tuỳ tài mà dùng ngƣời”, bố trí đúng ngƣời, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trƣờng của mình; Nhà nƣớc cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức hành chính nhà nƣớc, đảm bảo đời sống của đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc ngày càng đƣợc cải thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lƣơng, chế độ hƣu trí và các loại bảo hiểm xã hội khác.

Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thƣởng phạt nghiêm

nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những ngƣời không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, đây là dịp làm cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm...

Bảy là, rút ngắn nhiệm kỳ đối với công chức lãnh đạo; bộ máy nhà

nƣớc gọn nhẹ, giảm số lƣợng công chức nhất là công chức cấp cao theo kinh nghiệm của các nƣớc đã thực hiện thành công; cần quan tâm, chú ý đến xu thế trẻ hoá, tri thức hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý vì đây là xu thế phù hợp với thời đại ngày nay, nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Trên thế giới, mỗi quốc gia đều chọn đƣờng đi riêng cho mình trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào phát triển mạnh mẽ mà lại có đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc yếu kém. Biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các nƣớc trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử - cụ thể và việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nƣớc mình thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Tiểu kết chƣơng 1:

Tóm lại, đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc là nhóm công chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc tập hợp và có quy củ. Mở rộng ra, đội ngũ công chức cấp Bộ là nhóm công chức hành chính nhà nƣớc làm việc tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Lĩnh vực công tác của nhóm công chức này là quản lý nhà nƣớc về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục... Xây dựng đội ngũ công chức gồm các hoạt động chủ yếu là: tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Qua phân tích kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển và trong khu vực về xây dựng đội ngũ công chức, một số bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra khi xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam nhƣ sau: Nhà nƣớc phải ban hành đồng bộ các văn bản pháp luật; đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc phải đƣợc qua đào tạo cơ bản và đào tạo, bồi dƣỡng liên tục; nhà nƣớc xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của công chức; thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển; bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc; duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thƣởng phạt nghiêm minh đối với công chức.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC Ở BỘ CÔNG THƢƠNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

2.1. Tổng quan về Bộ Công Thƣơng và đội ngũ công chức ở Bộ Công Thƣơng

2.1.1. Tổng quan về Bộ Công Thương

2.1.1.1. Lịch sử phát triển

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Kinh tế đƣợc thành lập.

Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thƣơng.

Trải qua rất nhiều lần chia tách, sáp nhập (các mốc thời gian đƣợc liệt kê tại Phụ lục), ngày 31 tháng 7 năm 2007, Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XII quyết nghị hợp nhất Bộ Công Nghiệp với Bộ Thƣơng mại thành Bộ Công Thƣơng.

Ngày 20 tháng 10 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1418/QĐ-TTg đƣợc lấy ngày 14 tháng 5 hàng năm là "Ngày truyền

thống của ngành Công Thương Việt Nam".

2.1.1.2. Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức

Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thƣơng đƣợc quy định tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ.

Vị trí và chức năng

Bộ Công Thƣơng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công nghiệp và thƣơng mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lƣợng mới, năng lƣợng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng

sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thƣơng mại và thị trƣờng trong nƣớc; xuất nhập khẩu, thƣơng mại biên giới, phát triển thị trƣờng ngoài nƣớc, quản lý thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, thƣơng mại điện tử, dịch vụ thƣơng mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thƣơng LÃNH ĐẠO BỘ Đơn vị sự nghiệp Thƣơng vụ Đơn vị quản lý nhà nƣớc Khối Vụ (17 Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ Khối Tổng cục, Cục (01 Tổng cục, 10 Cục Khối Viện (12 Viện) Khối Trƣờng (33 Trƣờng Khối Trung tâm (02 Trung tâm) Khối Báo chí (01 Báo, 01 Tạp chí, 01 Nhà xuất bản) Khối Thị trƣờng châu Mỹ (09 thƣơng vụ) Khối Thị trƣờng châu Âu (20 thƣơng vụ) Khối Thị trƣờng châu Á – Thái Bình Dƣơng (15 thƣơng vụ) Khối Thị trƣờng châu Phi, Tây Á, Nam Á (09 thƣơng vụ)

2.1.2. Đội ngũ công chức ở Bộ Công Thương hiện nay

2.1.2.1. Về số lượng

Số lƣợng công chức Bộ Công Thƣơng đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng công chức Bộ Công Thƣơng từ 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014

Số lƣợng 1100 1232 1278 1266

Nguồn: Bộ Công Thương – Báo cáo số lượng, chất lượng công chức các năm 2011, 2012, 2013, 2014

Năm 2011 – 2013, tại Bộ Công Thƣơng có sự biến chuyển do có sự ra đời của Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thƣơng thay thế Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ công Thƣơng và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP sửa đổi Điều 3, Nghị định số 189/2007/NĐ-CP. Theo đó, để phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao có một số đơn vị đƣợc thành lập mới, chuyển đổi mô hình hoạt động và sắp xếp lại cho phù hợp. Cụ thể: thành lập Cục Xuất nhập khẩu trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Vụ Xuất nhập khẩu và các Phòng Xuất nhập khẩu khu vực hiện nay. Thành lập Vụ Phát triển nguồn nhân lực để giúp Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng quản lý nhà nƣớc về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành công thƣơng trong phạm vi cả nƣớc. Đổi tên Cơ quan đại diện của Bộ Công Thƣơng tại thành phố Hồ Chí Minh thành Cục Công tác phía Nam cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thực hiện quy hoạch về báo chí của Bộ Công Thƣơng, Tạp chí Công nghiệp và Tạp chí Thƣơng mại đƣợc tổ chức, sắp xếp lại thành Tạp chí Công Thƣơng. Chính vì lẽ đó, số lƣợng công chức trong các năm từ 2011 –

2013 tăng khoảng 10%/năm. Mức tăng này tƣơng đối phù hợp và giải quyết đƣợc phần nào các nhiệm vụ mới phát sinh khi thành lập mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động của một số đơn vị.

Tuy nhiên, trong hai năm 2013 – 2014, số lƣợng công chức của Bộ giảm 1% do Bộ Công Thƣơng tạm dừng việc tuyển dụng, sự giảm sút của một bộ phận công chức đến tuổi nghỉ hƣu và thực hiện yêu cầu của Bộ Nội vụ về tinh giản biên chế.

Nhìn chung với yêu cầu công việc ngày càng cao, số lƣợng công chức của Bộ Công Thƣơng nhƣ hiện nay vẫn còn thiếu.

2.1.2.2. Về trình độ đào tạo

Theo báo cáo số lƣợng, chất lƣợng công chức năm 2014 của Bộ Công Thƣơng, trình độ công chức đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 2.2: Thống kê số lƣợng công chức theo trình độ đào tạo Trình độ đào tạo chia theo Trình độ đào tạo chia theo

Chuyên môn Tin học Ngoại ngữ

Tiếng Anh Ngoại ngữ khác Chứng chỉ tiếng dân tộc Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Trung cấp trở lên Chứng chỉ (A,B,C) Đại học trở lên Chứng chỉ (A,B,C) Đại học trở lên Chứng chỉ (A,B,C) 68 421 685 36 12 44 50 1058 119 1038 58 132 3

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về trình độ chuyên môn của công chức Bộ Công Thƣơng

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về trình độ Ngoại ngữ của công chức Bộ Công Thƣơng

Qua số liệu trên cho thấy về trình độ của đội ngũ công chức Bộ Công Thƣơng tƣơng đối đáp ứng với tình hình hiện nay theo yêu cầu của công việc. Tỷ lệ công chức có trình độ đại học và trên đại học cao. Trình độ về tin học, ngoại ngữ đa số dừng ở mức đủ đáp ứng nhu cầu xử lý công việc thông thƣờng.

Để đáp ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, công chức cần trau dồi thêm các kiến thức về kinh tế, luật pháp đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến tin học và giao tiếp tiếng Anh.

2.1.2.3. Về cơ cấu

Tính đến tháng 6 năm 2015, cơ cấu công chức Bộ Công Thƣơng nhƣ sau:

Về cơ cấu theo độ tuổi:

Bảng 2.3: Thống kê số lƣợng công chức theo độ tuổi

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Từ 30 trở xuống 274 299 322

Từ 31 đến 40 443 465 398

Từ 41 đến 50 328 350 367

Từ 51 đến 60 187 164 179

Tổng 1232 1278 1266

Nguồn: Bộ Công Thương – Báo cáo số lượng, chất lượng công chức năm 2012, 2013, 2014

Từ cơ cấu theo độ tuổi cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2014, số lƣợng công chức tuổi từ dƣới 30 ngày càng tăng. Điều này cho thấy đội ngũ công chức Bộ ngày càng trẻ hoá, ngày càng có nhiều ngƣời trẻ muốn làm việc trong môi trƣờng nhà nƣớc.

Mặt khác, công chức có độ tuổi từ 31 đến 40 từ năm 2012 đến năm 2014 đều chiếm số đông. Đây là độ tuổi đạt bƣớc chuẩn về kinh nghiệm, đã qua thời gian công tác khá lâu và tập hợp nhiều kinh nghiệm.

Những phân tích nêu trên cho thấy sự trẻ hoá về độ tuổi là một trong những thuận lợi của đội ngũ công chức, góp phần thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Về cơ cấu theo giới tính

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ về cơ cấu theo giới tính của công chức Bộ Công Thƣơng

Cơ cấu này cho thấy, sự chênh lệch giữa nam và nữ là không quá lớn. Trong số 1301 công chức, có 696 đảng viên (tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2015), chiếm 53.5%. Đây là kết quả đáng lƣu ý, thể hiện công tác phát triển đảng tại Bộ Công Thƣơng luôn đƣợc quan tâm, coi trọng.

Cơ cấu theo dân tộc

Năm 2013, toàn Bộ có 05 công chức là dân tộc thiểu số. Nhƣng đến năm 2014, con số này đã tăng lên thành 17. Điều này cho thấy, công tác phát triển và có chính sách ƣu đãi đối với ngƣời là dân tộc thiểu số đƣợc Bộ Công Thƣơng quan tâm, chú trọng.

2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ công chức Bộ Công Thƣơng giai đoạn 2011 – 2015 2011 – 2015

2.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ công chức

Bộ Công Thƣơng luôn xác định quy hoạch cán bộ là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp đƣợc nhiều nhân tài; làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị bảo đảm về số lƣợng và chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 và Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ trƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Quyết định số 7040/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công Thƣơng giai đoạn 2011 – 2020 và Quyết định số 3468/QĐ-BCT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công Thƣơng giai đoạn 2011 – 2020.

Theo đó, Bộ Công Thƣơng xác định mục tiêu tổng quát là: “Định hướng những chỉ tiêu cơ bản về số lượng, cơ cấu, trình độ nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, đảm bảo thực hiện được các chiến lược phát triển của ngành, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)