Quan điểm hoàn thiện xây dựng đội ngũ công chức ở Bộ Công Thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 75 - 80)

3.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện xây dựng đội ngũ công chức ở Bộ

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện xây dựng đội ngũ công chức ở Bộ Công Thƣơng

Thương giai đoạn 2016 – 2020

3.1.2.1. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc phải xuất phát từ đƣờng lối chính trị, đƣờng lối kinh tế của Đảng, Nhà nƣớc trên cơ sở giữ vững, tăng cƣờng bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng. Phải thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần chúng để đào luyện, tuyển chọn, giáo dục, bồi dƣỡng công chức hành chính nhà nƣớc. Lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thƣớc đo phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực của công chức. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và ngƣời đứng đầu các tổ chức chính trị về công tác cán bộ.

3.1.2.2. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành Công Thương nói riêng

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI xác định mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhƣ sau: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lâp, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo

tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên cần thiết phải phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đây là một trong ba khâu đột phá chiến lƣợc đã đƣợc khẳng định trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Ngày nay, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội; sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh tranh về sức mạnh nhân tài, trong đó đặt trọng tâm vào trình độ phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân

dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện

bộ máy nhà nƣớc, tạo bƣớc chuyển biến mạnh về cải cách hành chính.

Mục tiêu của chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020 là: “Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách

hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công

cung cấp”. Để thực hiện chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc

đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cơ cấu công chức. Yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và đảm bảo để bộ máy nhà nƣớc hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng đã ký ban hành Quyết định số 7040/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công Thƣơng giai đoạn 2011 – 2020.

Theo đó, Bộ quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc giai đoạn 2011 -2020; Phát triển nhân lực ngành Công Thƣơng phải phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, các chiến lƣợc phát triển của Ngành, đảm bảo phù hợp về cơ cấu nhân lực theo ngành, lĩnh vực và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thƣơng đƣợc nêu rõ: - Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các cấp trình độ trong lĩnh vực công nghiệp từ 78,0% năm 2010 lên mức 82% năm 2015 và đạt 92,0% vào năm 2020; lĩnh vực thƣơng mại tăng từ 67,0% vào năm 2015 lên 80,0% năm 2015 và đạt 88,0% vào năm 2020.

- Phát triển đội ngũ nhân lực với chất lƣợng ngày càng cao ở mọi lĩnh vực, tập trung ƣu tiên lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ

khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lƣợng, công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thƣơng mại.

3.1.2.3. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải trên cơ sở yêu cầu của vị trí việc làm

Đội ngũ công chức cấp Bộ là một loại lao động đặc biệt làm việc trong bộ máy nhà nƣớc ở trung ƣơng, có nhiệm vụ hoạch định, xây dựng chiến lƣợc, thực thi và chuyển tải các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tới nhân dân. Thực hiện thành công các công việc là thực hiện thành công các mục tiêu của cơ quan, đơn vị, cũng chính là thực hiện thành công đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Một công việc bất kỳ đều đòi hỏi ngƣời thực hiện nó phải có đƣợc một số hiểu biết, kỹ năng và năng lực nhất định. Những thông tin về hiểu biết, kỹ năng và năng lực đó có đƣợc là nhờ quá trình phân tích công việc. Đó là những hiểu biết, kỹ năng và năng lực cần thiết phải có để thực hiện thành công công việc, điều đó có nghĩa là công chức phải đạt đƣợc trình độ tƣơng xứng để làm việc.

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc phải đảm bảo cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn là điều kiện vô cùng quan trọng để có thể thực hiện thành công công việc, đạt đƣợc mục tiêu của cơ quan, đơn vị. Nhƣ đã trình bày ở trên, những yêu cầu về chuyên môn là yêu cầu bắt buộc phải có đối với đội ngũ công chức, tuy nhiên lao động của đội ngũ công chức là một loại lao động đặc biệt, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc và những hoạt động của họ không chỉ ảnh hƣởng đến việc thực hiện công việc của cơ quan đó mà còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nền hành chính Nhà nƣớc và cả bộ mặt của Nhà nƣớc các cấp.

Công việc của công chức có mối quan hệ với rất nhiều đối tƣợng khác nhau, không nhƣ công việc của lao động trong các tổ chức sản xuất kinh

doanh chỉ có một mối quan hệ hạn chế; một quyết định do cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣa ra có tác động rất lớn đến nhiều hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Trong điều kiện đó, việc đặt lợi ích dài hạn, lợi ích của tổ chức, của xã hội lên cao hơn các lợi ích ngắn hạn và của cá nhân là một yêu cầu quan trọng đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc. Chính vì vậy khía cạnh đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc đƣợc đặt ra và đòi hỏi phải đƣợc đáp ứng với những nỗ lực cao nhất.

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc đi cùng với xây dựng hệ thống tổ chức và công việc một cách hợp lý. Hệ thống công việc hợp lý và có chất lƣợng có mối quan hệ khá chặt chẽ đối với việc nâng cao các kỹ năng, hiểu biết và năng lực của đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc. Với một hệ thống công việc tốt, việc xác định các kỹ năng, năng lực, hiểu biết đƣợc xác định chính xác hơn, ngƣời công chức đƣợc trang bị, bổ sung những gì thực sự cần thiết. Hệ thống công việc hợp lý còn giúp họ có điều kiện vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng đƣợc trang bị.

Một hệ thống công việc hợp lý và có chất lƣợng còn đảm bảo cho tổ chức có đƣợc số lƣợng ít nhất đầu công việc với số lƣợng ít nhất ngƣời thực hiện các công việc đó. Công việc trong tổ chức sẽ không có tình trạng chồng chéo, trách nhiệm đƣợc giao rõ ràng, gắn ngƣời lao động với công việc. Điều đó không chỉ làm cho việc thực hiện các công vụ đƣợc diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn giải phóng các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu khác trong đó có việc đầu tƣ nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức hành chính nhà nƣớc.

3.1.2.4. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải được thực hiện đồng bộ từ tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có thể đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức, biện pháp sát thực. Phải đƣợc tiến hành ngay từ khâu

tuyển dụng với những hình thức thi tuyển nghiêm túc theo quy trình thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hợp lý. Tiếp theo đó là cả quá trình đào tạo sau công vụ trang bị những kỹ năng, những kiến thức mới; đồng thời làm tốt việc sắp xếp, sử dụng đúng, có hiệu quả đội ngũ công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)