Thi tuyển và thi nâng ngạch công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 56)

2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ công chức Bộ Công Thƣơng giai đoạn

2.2.2. Thi tuyển và thi nâng ngạch công chức

Trong công tác tuyển dụng hàng năm, Bộ Công Thƣơng chủ trƣơng tuyển những ngƣời có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu ngạch cán bộ, công chức cần tuyển, phù hợp với yêu cầu công việc của mỗi đơn vị. Công tác thi tuyển và thi nâng ngạch đƣợc tổ chức hàng năm theo quy định.

Kế hoạch thi tuyển công chức thƣờng kết thúc vào tháng 10 hàng năm. Căn cứ biên chế đƣợc giao, kết quả thi tuyển của các năm nhƣ sau:

- Năm 2012: tuyển dụng 35 công chức - Năm 2013: tuyển dụng 20 công chức

Năm 2015, Bộ Công Thƣơng đã có thông báo thi tuyển công chức. Dự kiến kỳ thi tuyển công chức sẽ đƣợc tổ chức vào tháng 10 với chỉ tiêu toàn Bộ là 55 ngƣời.

Đối với công tác thi nâng ngạch, Bộ Công Thƣơng đã có những hƣớng dẫn cụ thể, kịp thời tới toàn thể cán bộ, công chức thuộc Bộ để đăng ký hồ sơ thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh và yêu cầu của Bộ Nội vụ. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.4: Số lƣợng công chức theo ngạch

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng 113 ngƣời 112 ngƣời 118 ngƣời

Nguồn: Bộ Công Thương - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức năm 2013, 2014, 2015.

Thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp Vụ: Từ năm 2013, Bộ Công Thƣơng đã triển khai xây dựng Đề án thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ để tiến tới triển khai thí điểm việc thi tuyển lãnh đạo cấp vụ tại một số đơn vị trong năm 2014.

Trong năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã đƣa vào áp dụng đề án thí điểm thi tuyển chức danh Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thƣơng mại. Hiện đề án đã hoàn thành. Bộ Công Thƣơng đã xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số đơn vị thuộc Bộ nhƣ các Trƣờng, các Viện...trong những năm tiếp theo.

2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng công chức

Hàng năm, Bộ Công Thƣơng xây dựng và ban hành Kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức cho năm tiếp theo. Căn cứ vào nguồn kinh phí đƣợc giao, Bộ Công Thƣơng thực hiện các chƣơng trình đào tạo đảm bảo đúng, đủ các yêu cầu, nội dung theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức, bao gồm:

- Đào tạo, bồi dƣỡng ở trong nƣớc: đảm bảo các chƣơng trình đào tạo thƣờng xuyên nhƣ đào tạo về lý luận chính trị; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tập trung vào các kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, lễ tân ngoại giao, văn thƣ lƣu trữ, nghiệp vụ thƣơng vụ; tổ chức các Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức cán bộ, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác nữ...; tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo; đào tạo ngoại ngữ, tin học; bồi dƣỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý chuyên ngành; tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng an ninh; các lớp bồi dƣỡng kiến thức phòng chống tham nhũng...

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thƣơng đã tổ chức 10 lớp Quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên chính, 12 lớp Quản lý nhà nƣớc chƣơng trình chuyên viên; 05 lớp bồi dƣỡng cao cấp lý luận chính trị; 06 lớp bồi dƣỡng văn hoá công sở; 12 lớp đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức; các lớp về nghiệp vụ thanh tra; các lớp về phòng chống tham nhũng, quốc phòng an ninh...

- Đào tạo, bồi dƣỡng ở nƣớc ngoài: Bộ Công Thƣơng chú trọng đào tạo công chức ở nƣớc ngoài với các nội dung: quản lý điều hành chƣơng trình kinh tế - xã hội, quản lý nhà nƣớc chuyên ngành, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, kiến thức hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Công Thƣơng luôn tạo điều kiện và dự trù một khoản kinh phí không nhỏ để hỗ trợ công chức đƣợc cử đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Mỗi năm, số lƣợng này trên dƣới 10 công chức.

Với mục tiêu đào tạo phải gắn với quy hoạch, chất lƣợng đáp ứng với yêu cầu quy hoạch trong từng giai đoạn, các chƣơng trình đào tạo đƣợc Bộ xây dựng theo chƣơng trình khung của Bộ Nội vụ và đảm bảo phù hợp với công chức Bộ.

Năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành đối với cán bộ, công chức Bộ Công Thƣơng và đã xây dựng một số chƣơng trình bồi dƣỡng sau:

- Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng Quản lý nhà nƣớc chƣơng trình cán sự theo chƣơng trình khung của Bộ Nội vụ.

- Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng Quản lý nhà nƣớc chƣơng trình cán sƣ, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo chƣơng trình khung của Bộ Nội vụ.

2.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế

Triển khai Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Công

Thƣơng và các văn bản liên quan, trong những năm qua, Bộ Công Thƣơng tiếp tục tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ để phát hiện sƣ̣ chồng chéo nhiệm vụ giữa các đơn vị. Thông qua công tác kiểm tra, rà soát, về cơ bản chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ đã đƣợc ban hành đầy đủ, không phát sinh các chồng chéo, vƣớng mắc.

Bộ đã tiếp tục tiến hành sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan truyền thông, báo chí của Bộ theo hƣớng thu gọn đầu mối và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tiến hành chuyển đổi Truyền hình Công Thƣơng trực thuộc Cục Xúc tiến thƣơng mại thành Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công Thƣơng.

Ngoài ra, Bộ cũng đã triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 869/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 quy định phân cấp công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lƣơng cho các đơn vị thuộc Bộ nhằm tăng cƣờng tính chủ động cũng nhƣ phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ đồng thời tăng cƣờng vai trò kiểm tra, giám sát của Bộ trong công tác tổ chức bộ máy, quản lý biên chế, quản lý công chức, góp phần nâng cao hiệu quả của các đơn vị trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Bộ Công Thƣơng.

Bộ Công Thƣơng cũng tiếp tục tiến hành rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa Trung ƣơng và địa phƣơng trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Bộ, phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thiện Thông tƣ thay thế Thông tƣ liên tịch số 07/2008/TTLT-BCT-BNV về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công thƣơng ở địa phƣơng. Dự thảo Thông tƣ đã hoàn thiện, gửi Bộ Nội vụ thẩm định cho ý kiến từ tháng 6 năm 2014.

Về quản lý biên chế của Bộ: căn cứ Nghị định số 21/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Thông tƣ số 07/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện

một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP, hàng năm Bộ yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình thực hiện biên chế năm trƣớc và xây dựng kế hoạch biên chế năm sau, tổng hợp gửi Bộ Nội vụ xem xét, quyết định. Việc phân bổ biên chế Bộ căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hàng năm mà Bộ Nội vụ giao. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị và nhu cầu thực tế, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Bộ trƣởng ký Quyết định giao biên chế.

Về tinh giản biên chế: Thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Thông tƣ liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ- CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, năm 2015, Bộ Công Thƣơng đã xây dựng và đƣợc phê duyệt tinh giản biên chế đối với 01 công chức do không đảm bảo sức khoẻ công tác.

2.2.5. Đánh giá, phân tích chất lượng đội ngũ công chức

Thực hiện hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, việc tổ chức, đánh giá công chức đƣợc Bộ Công Thƣơng nghiêm túc tiến hành hàng năm. Công chức hành chính đƣợc tập thể, đơn vị đánh giá, nhận xét trên bốn tiêu chuẩn: phẩm chất chính trị, chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc; kết quả, chất lƣợng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, chấp hành ý kiến chỉ đạo của thủ trƣởng; đạo đức lối sống, mối quan hệ với đồng nghiệp, quần chúng nơi cƣ trú. Kết quả đánh giá phải đi đến xếp loại theo bốn mức độ: xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Dựa trên kết quả đánh giá, phân loại của tập thể cơ quan, thủ trƣởng đơn vị sẽ nhận xét đối với cá nhân công chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt và khen thƣởng đối với công chức. Việc đánh giá công chức đã góp phần

nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, giúp cho thủ trƣởng các đơn vị có cơ sở để sử dụng công chức một cách hiệu quả.

2.2.6. Khen thưởng, kỷ luật công chức

Về khen thưởng công chức

Nhận thức rõ vai trò của việc thi đua - khen thƣởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gƣơng, để sau khi đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng, tập thể, cá nhân đƣợc khen phát huy tính tích cực trong công việc đƣợc giao; ngƣời chƣa đƣợc khen cũng thấy đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để đƣợc ghi nhận trong thời gian tới và đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đề ra, ngày 17 tháng 8 năm 2015, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Thông tƣ số 26/2015/TT-BCT (sau đây gọi tắt là Thông tƣ 26) quy định chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thƣởng trong ngành Công Thƣơng.

Theo đó, Thông tƣ 26 quy định chi tiết thi hành công tác thi đua, khen thƣởng trong ngành Công Thƣơng, bao gồm: hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua; danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, đối tƣợng và tiêu chuẩn khen thƣởng; thẩm quyền quyết định trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thƣởng; Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng các cấp; quỹ thi đua, khen thƣởng và xử lý vi phạm về thi đua, khen thƣởng.

Thông tƣ 26 đã quy định rõ nguyên tắc thi đua, khen thƣởng nhƣ phải đảm bảo tự nguyện, tự giác, công khai; đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển; Xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả phong trào thi đua; Cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua, xác định mục tiêu thi đua, tiêu chí thi đua. Những cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không đƣợc xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua...

Thông tƣ 26 cũng quy định các báo, tạp chí của ngành Công Thƣơng có trách nhiệm thƣờng xuyên tuyên truyền công tác thi đua, khen thƣởng; phổ biến, nêu gƣơng các điển hình tiên tiến, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, cổ động các

phong trào thi đua; phát hiện các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thƣởng trong ngành Công Thƣơng.

Nội dung tổ chức phong trào thi đua là xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tƣợng thi đua, đề ra các chỉ tiêu, khẩu hiệu, nội dung thi đua và thời hạn thi đua. Việc xác định nội dung và tiêu chí thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị và có tính khả thi; Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; có hình thức tổ chức phát động phong trào thi đua phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm; Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quy trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tƣợng tham gia thi đua; Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua. Đối với các đợt thi đua dài ngày (thời gian từ một năm trở lên), các cơ quan, đơn vị phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc các đợt thi đua ngắn ngày (thời gian dƣới một năm) hoặc từng đợt phải tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả; công khai lựa chọn, bình xét, biểu dƣơng, khen thƣởng những cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các gƣơng điển hình tiên tiến trong cơ quan, đơn vị, v.v...

Về kỷ luật công chức

Theo Báo cáo thống kê số lƣợng công chức bị xử lý kỷ luật hàng năm gửi Bộ Nội vụ, số lƣợng công chức bị kỷ luật đƣợc cụ thể nhƣ sau:

- Năm 2011: hạ bậc lƣơng 05 công chức do vi phạm đạo đức công chức. - Năm 2012: khiển trách 02 công chức do thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm quy định về giờ giấc làm việc.

- Năm 2014: kỷ luật 12 công chức. Trong đó: khiển trách 04 công chức do sinh con lần thứ ba; buộc thôi việc 02 công chức do không tuân thủ quy định về đi học nƣớc ngoài không về đúng thời hạn; cảnh cáo 03 công chức do thiếu ý thức tổ chức; kỷ luật 03 công chức do vi phạm nghiêm trọng quy định về trách nhiệm vông cụ của công chức liên quan đến kỳ thi tuyển công chức Cục Quản lý thị trƣờng năm 2013 bằng các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lƣơng và khiển trách.

Trƣớc diễn biến tình hình vi phạm kỷ luật của công chức ngày càng tăng, tháng 7 năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã ban hành 02 Chỉ thị để chấn chỉnh kỷ luật công chức (Chỉ thị số 24/CT-BCT về chấn chỉnh kỷ luật, đẩy mạnh phòng chống tiêu chực trong công tác quản lý công chức, viên chức và Chỉ thị số 26/CT-BCT về tăng cƣờng quản lý các đoàn đi nƣớc ngoài).

Mặt khác, Ban cán sự đảng đã ban hành Nghị quyết về nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính bảo mật trong thực thi công vụ.

2.3. Nhận xét về xây dựng đội ngũ công chức ở Bộ Công Thƣơng trong thời gian qua thời gian qua

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Về xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ công chức

Công tác quy hoạch có sự biến chuyển rõ nét về nhận thức theo quan điểm “mở rộng, dân chủ, khách quan”. Khắc phục việc khép kín trong từng đơn vị. Hàng năm, Bộ Công Thƣơng đều thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ. Do đó, chất lƣợng cán bộ đƣợc đƣa vào nguồn quy hoạch từng bƣớc đƣợc nâng lên.

2.3.1.2. Về thi tuyển và thi nâng ngạch

Công tác thi tuyển và thi nâng ngạch đƣợc Bộ Công Thƣơng thực hiện hàng năm, nhờ đó đội ngũ công chức của Bộ Công Thƣơng đƣợc củng cố về mặt số lƣợng và chất lƣợng.

2.3.1.3. Về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Từ năm 2011 đến nay, nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức tại Bộ Công Thƣơng có những biến chuyển tích cực. Số lƣợng công chức hàng năm đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng ngày càng tăng, gắn với quy hoạch;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ công chức cấp bộ qua thực tiễn tại bộ công thương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)