Biện pháp và lộ trình thực hiện của APSC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng Asean Thời cơ và thách thức pháp lý001 (Trang 48 - 52)

Chương 1 : NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN

2.1. Cộng đồng về Chính trị-An ninh ASEAN

2.1.2. Biện pháp và lộ trình thực hiện của APSC

ASEAN đã đề tra những biện pháp và lộ trình để xây dựng APSC như sau:

Thứ nhất, thông qua Hiến chương ASEAN. Kết quả đáng chú ý nhất trong quá trình triển khai APSC là việc thông qua bản Hiến chương ASEAN năm 2007. Lần đầu tiên ASEAN có bản Hiến chương chung, trong đó quy định tư cách pháp nhân của Hiệp hội như một Tổ chức liên chính phủ, đồng thời cam kết thành lập Cơ quan nhân quyền của ASEAN. Hơn nữa, Hiến chương ASEAN cũng ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng cộng đồng ASEAN. Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ của Tổng Thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN cũng được đề cao [38, Điều 8,9,11]. Vào cuối năm 2008, tất cả các nước ASEAN đã phê chuẩn bản Hiến chương này và nó bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2008. Đây là một thắng lợi lớn về chính trị, một nỗ lực mới của Hiệp hội nhằm thực hiện các cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung, APSC nói riêng vào năm 2015.

Thứ hai, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng và An ninh ASEAN (ADMM). ASEAN đã tiến hành ADMM hàng năm, bắt đầu từ năm 2006 với mục tiêu: 1) Thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực thông qua đối thoại và hợp tác về quốc phòng và an ninh; 2) Tạo ra sự điều chỉnh đối với sự hợp tác và đối thoại những cơ chế hiện có giữa các quan chức quốc phòng trong ASEAN và giữa ASEAN với các bên đối thoại; 3) Tăng cường lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau thông qua hiểu biết sâu sắc hơn về các thách thức an ninh, quốc phòng, cũng như nâng cao sự minh bạch và tính mở; 4) Đóng góp vào quá trình hình thành APSC như đã được xác nhận trong Tuyên bố hòa hợp Bali II và thúc đẩy việc thực hiện Chương trình hành động Viêng Chăn về APSC và Hiến chương ASEAN. Hội nghị ADMM cũng đã lập nên Cơ chế các quan chức quốc phòng cao cấp (ADSOM) để hỗ trợ các hoạt động của ADMM [71]. Tổ chức

Hội nghị Tổng tham mưu trưởng ASEAN, các hội nghị dành cho những người đứng đầu các quân chủng Lục quân, Không quân, Hải quân, Tư lệnh biên phòng và thủ trưởng các cơ quan tình báo quân sự quân đội các nước ASEAN, Hội nghị các Bộ trưởng Cảnh sát – An ninh ASEAN bắt đầu từ năm 2006 [36];

Thứ ba, mở rộng hợp tác chính trị, xã hội và văn hóa trong ASEAN. ASEAN đã và đang triển khai một số hợp tác cụ thể liên quan đến phát triển chính trị, xã hội và văn hóa, như: i) tổ chức các hội trại thanh niên ASEAN, diễn đàn nhà ngoại giao trẻ ASEAN hay chương trình tham quan dành cho giới phóng viên ASEAN; ii) thử nghiệm và đánh giá các dự án thông tin định kỳ trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; iii) tổ chức các hội nghị, hội thảo về nhân quyền (bắt đầu từ năm 2006). ASEAN đã ra Tuyên bố giảm thiểu bạo lực chống lại phụ nữ ASEAN, Tuyên bố ASEAN về bảo vệ công nhân xuất khẩu lao động, thiết lập cơ chế tham vấn cấp Viện Nhân quyền quốc gia thành viên ASEAN; iv) tổ chức các hội nghị APA nhân quyền và xã hội dân sự, các cuộc hội kiến giữa Chủ tịch AIPO và Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN hàng năm bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, tăng cường hoạt động của Quỹ ASEAN trong hoạt động của AUN và ABAC. Ngoài ra, để triển khai Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với người phụ nữ trong khu vực ASEAN, Ủy ban ASEAN đã xây dựng kế hoạch hành động chi tiết thực thi tuyên bố này. Tất cả các hoạt động này không chỉ tạo ra không khí cởi mở, thúc đẩy lòng tin, mà còn dọn đường cho những hợp tác chính trị, an ninh mới, sâu rộng và có hiệu quả hơn;

Thứ tư, tăng cường hài hòa pháp luật trong ASEAN. Để tăng cường cơ sở pháp lý cho tiến trình hội nhập, thúc đẩy nhanh chóng quá trình hài hòa pháp luật trong ASEAN, ASEAN đang đưa ra chương trình xây dựng Hiệp định tương trợ tư pháp ASEAN. Trước hết, cả 10 nước ASEAN đã ký Hiệp ước về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự giữa những nước cùng chung quan điểm (like-minded) và đang xem xét khả năng chuyển hiệp ước này thành một hiệp ước của ASEAN, xây dựng Công ước ASEAN về chống khủng bố, cuộc họp các quan chức cao cấp ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC)… Bên cạnh đó, Hội nghị Bộ trưởng Luật, Tư pháp ASEAN hàng năm được tiến hành (bắt đầu từ năm 2005) cũng thỏa thuận thành lập Nhóm Công tác nghiên cứu mô hình và kiểu mẫu của Hiệp ước ASEAN về dẫn độ;

Thứ năm, tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa xung đột. Trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) (11/2005) đã thông qua Chương trình công tác sửa đổi để triển khai Chương trình hành động ASEAN phòng chống tội phạm xuyên quốc gia giai đoạn 2006 – 2007. Tiếp đến, ngày 13/1/2007, tại Cebu của Philippines, các nguyên thủ quốc gia 10 nước ASEAN đã ký Hiệp định ASEAN về chống chủ nghĩa khủng bố. Lần đầu tiên, ASEAN có một hiệp định, trong đó không chỉ xác định một cách rõ ràng các hành động của chủ nghĩa khủng bố, mà quan trọng hơn liệt kê một cách chi tiết các lĩnh vực hợp tác, quyền tại phán của Nhà nước, cách ứng xử và dẫn độ tới tội phạm [37]. Ngoài các hoạt động trên, ASEAN còn tổ chức các hoạt động hợp tác trao đổi học thuật, chuyên gia, hội thảo, nghiên cứu chung về các tập quán giải quyết xung đột nhằm trao đổi thông tin và đề xuất các giải pháp cho chính phủ và các cơ quan có liên quan.

Thứ sáu, mởrộng quan hệ đối thoại và hợp tác chính trị, an ninh với các đối tác bên ngoài. Trong khuôn khổ xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, ASEAN đang tiếp tục vận động các nước ngoài khu vực tham gia Hiệp ước TAC nhằm biến hiệp ước này trở thành bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo quan hệ giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Đến nay, ASEAN đã đạt được thỏa thuận với hầu hết các bên đối thoại về khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược hoặc toàn diện, trong đó có cả lập FTA/EPA cùng với các kế hoạch hành động cụ thể. Ví dụ như, năm 2007, ASEAN đã ký TAC với hai thành viên mới là Pháp và Đông Timo (tháng 01/2007); năm 2009 ký với Mỹ. Sự kiện này đã nâng thành viên nước ngoài tham gia TAC lên 13 quốc gia, đó là: Papua Niu Ghine (1989); Trung Quốc và Ấn Độ (7/2003); Nhật Bản và Pakistan (11/2004); Hàn Quốc và Nga (2004); Mông Cổ và New Zealand (2005); Australia (12/2005); Pháp và Đông Timo (1/2007); và Mỹ (2009) [43, tr43]. Trong nỗ lực thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập cơ chế Nhóm Công tác chung về triển khai DOC để bàn các hoạt động và dự án hợp tác cụ thể. Đến nay, Nhóm công tác chung đã họp nhiều lần và thông qua một số đề xuất dự án để triển khai DOC về các hoạt động và dự án hợp tác cụ thể. Tuy nhiên hoạt động này một trong hai năm trở lại đây bị chậm lại. Hiện nay, ASEAN đang tiến hành rà soát lại các lựa chọn và

phương án xử lý những vướng mắc của các cường quốc hạt nhân khi tham gia Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ. Đáng chú ý, Trung Quốc tỏ ra đồng ý tham gia SEANWFZ. Tuy nhiên, việc triển khai DOC đang gặp những khó khăn lớn bởi sự gia tăng tranh chấp chủ quyền giữa các bên liên quan, nhất là việc Trung Quốc đang vi phạm các thỏa thuận đã nêu trong DOC. Về hợp tác với các đối tác bên ngoài trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, ASEAN cho tới năm 2009 đã cùng với các đối tác (gồm Australia, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Pakistan, Nga, Mỹ, Canada) ra Tuyên bố chung về hợp tác chống khủng bố, và cùng Trung Quốc ký Tuyên bố về hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đã gia nhập/phê chuẩn toàn bộ 113 công ước/nghị định thư quốc tề về chống khủng bố. Trong khi đó, quan hệ đối tác của ASEAN với Mỹ lại được thúc đẩy nhanh chóng, nhất là từ năm 2009 khi Barak Obama lên làm Tổng thống. Mỹ đã và đang cam kết mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với ASEAN, trong đó đã ký TAC và tổ chức Hội nghị lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ và nguyên thủ 10 quốc gia ASEAN trong năm 2009. Năm 2010, xu hướng quan hệ ASEAN – Mỹ được tưng lên nhanh bởi không chỉ nhiệt tình mới của người Mỹ, mà còn có sự hưởng ứng tích cực của ASEAN. Điều này đang tạo ra cả cơ hội và thách thức mới đối với ASEAN và các nước thành viên. Một trong những sự kiện nổi bật về hợp tác chính trị an ninh là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất đã được tổ chức thành công tại Hà Nội tháng 10/2010. Sau bốn năm chuẩn bị tại Hà Nội tháng 5/2010 đã diễn ra Hội nghị ADMM-4, thống nhất được “cơ cấu và thành viên”, “thủ tục” để mời 8 nước đối thoại của ASEAN tham dự Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất. Hội nghị đã thảo luận và đi đến thống nhất các hướng hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ và thống nhất năm lĩnh vực ưu tiên hợp tác: hỗ trợ nhân đạo, Cứu trợ thảm họa (HADR), An ninh trên biển, Chống khủng bố, Quân y và Hoạt động giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc. Trong Tuyên bố chung của hội nghị đã thừa nhận tầm quan trọng của ADMM+ là một bộ phận chủ chốt của an ninh khu vực, hiệu quả và cho phép hợp tác với tám nước “mở rộng”. Dù nhiều vấn đề còn đang ngổn ngang, song hội nghị đã khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN và ADMM+ sẽ đóng góp tích cực vào việc hiện thực hóa Cộng đồng Chính trị - an ninh vào năm 2015.

Tóm lại, ASEAN đã tăng cường nhịp độ hợp tác chính trị, an ninh. Tuy nhiên, kết quả hợp tác triển khai xây dựng APSC trên thực tế chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, còn thiếu thực chất, chưa đi vào chiều sâu, thiếu nguồn lực, nhiều nội dung khái niệm và hợp tác chưa rõ ràng và thiếu sự thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiến trình xây dựng cộng đồng Asean Thời cơ và thách thức pháp lý001 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)