Chương 1 : NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ASEAN
2.1. Cộng đồng về Chính trị-An ninh ASEAN
2.1.1. Nội dung của APSC
Cộng đồng APSC bao hàm các mục tiêu sau đây: i) xây dựng ASEAN từ một Hiệp hội trở thành một Cộng đồng hợp tác liên chính phủ chặt chẽ và mức độ liên kết cao hơn và hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp lý của một bản Hiến chương chung; nhưng sẽ không trở thành một tổ chức siêu quốc gia có chính sách đối ngoại chung, một liên minh quân sự hay khối phòng thủ chung; ii) nâng cao hợp tác chính trị và an ninh lên tầm cao mới, tăng cường hòa bình, ổn định chính trị, dân chủ và thịnh vượng trong khu vực thông qua hợp tác toàn diện về chính trị và an ninh; APSC sẽ tạo ra sự tác động tương hỗ lẫn nhau, làm tăng tính trách nhiệm và chia sẻ về an ninh, nhưng không làm tổn hại về chủ quyền và sự độc lập trong chính sách đối ngoại của mỗi nước.
ASEAN đã đưa ra năm định hướng nội dung và phương thức thực hiện xây dựng APSC [29] và [31], trong đó bao gồm:
Một là, hợp tác và phát triển chính trị vừa là nội dung hợp tác vừa là cam kết chính trị cao nhất, định hướng chiến lược cho xây dựng ASC. Để triển khai nội dung này, ASEAN đã đề ra một chương trình và danh sách các hoạt động, trong đó bao gồm: a) Thúc đẩy một môi trường công bằng, dân chủ và hài hòa (tăng cường các thể chế dân chủ và sự tham gia của người dân; thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về lịch sử, văn hóa và hệ thống chính trị của các nước thành viên; tăng cường pháp quyền và các hệ thống tư pháp, xây dựng năng lực và cơ sở pháp luật; thúc đẩy trao đổi, lưu chuyển tự do thông tin giữa và trong các nước ASEAN; xây dựng các chương trình giúp đỡ và tương trợ giữa các nước thành viên ASEAN nhằm tăng cường quản lý Chính phủ tốt trong khu vực nhà nước và tư nhân; tăng cường năng lực và hiệu quả công chức; ngăn chặn và chống tham nhũng); b) Thúc đẩy quyền và nghĩa vụ con người (thiết lập một mạng lưới các cơ chế nhân quyền hiện có; bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và lao động nhập cư; thúc đẩy giáo dục nhân quyền và nhận thức xã hội về nhân quyền); c) Thúc đẩy
giao lưu nhân dân (khuyến khích tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) có vai trò trong hợp tác an ninh, chính trị; thúc đẩy Hội đồng nhân dân ASEAN (APA) tham gia và đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường vai trò của Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation); khuyến khích Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ASEAN (ASEAN – ISIS) đóng góp vào hợp tác chính trị; tăng cường vai trò của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC); và hỗ trợ hoạt động của mạng lưới các trường đại học ASEAN). Những nội dung hợp tác này được khẳng định lại trong hầu hết 13 chương, 55 Điều của Hiến chương ASEAN. Tuy nhiên, các hợp tác đưa ra thiên về thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, còn thiếu về khoản, danh mục hợp tác;
Hai là, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, bao gồm: i) tăng cường cơ chế Hiệp ước thân thiện và hợp tác ASEAN (TAC), trong đó khuyến khích các nước ngoài ASEAN tham gia TAC và đánh giá định kỳ việc thực hiện TAC, thăm dò các phương thức để thực hiện hiệu quả; ii) hướng tới xây dựng một Hiến chương ASEAN; iii) giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để các nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư của Hiệp ước SEANWFZ; iv) hợp tác để ký Hiệp định tương trợ tư pháp ASEAN; v) xây dựng Hiệp ước dẫn độ ASEAN như đề ra trong Tuyên bố hòa hợp ASEAN năm 1976; vi) đảm bảo thực hiện Tuyên bố cách ứng xử các bên về biển Đông (DOC); vii) xây dựng Công ước ASEAN về chống khủng bố;
Ba là, ngăn ngừa xung đột là một nội dung quan trọng của xây dựng APSC, trong đó các chương trình hành động cần thực hiện là: a) Tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin bao gồm: tiến hành các cuộc hợp tác quân sự, trong đó có cả triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hàng năm (ADMM). Trao đổi và quan sát viên tại các cuộc tập trận quân sự. Thiết lập cơ chế đăng kiểm vũ khí ASEAN…; b) Tăng cường các biện pháp phòng ngừa: như phát hành Sách trăng quốc phòng hàng năm, (SAO), xây dựng hệ thống cảnh báo sớm; c) Tăng cường tiến trình ARF hỗ trợ cho APSC như thành lập bộ phận ARF nằm trong Ban Thư ký ASEAN, tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF và Ngoại giao phòng ngừa và chuyển ARF sang giai đoạn Ngoại giao phòng ngừa và xa hơn; d) Gia tăng hợp tác trên các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó có cả hợp tác an ninh biển ASEAN, hợp tác, thực thi pháp luật và đẩy hợp tác về các vấn đề môi trường, ô nhiễm và lũ lụt; e) Tăng
cường nỗ lực duy trì sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết của các nước thành viên, trong đó có cả việc kiềm chế không sử dụng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế hay cưỡng chế chống lại sự độc lập về chính trị hoặc mới mạnh mẽ hơn, song vẫn còn “lảng tránh” nhiều vấn đề cụ thể: liên minh quân sự, hỗ trợ và can thiệp, chạy đua vũ trang;
Bốn là, ASEAN đã đưa ra ba nhóm giải pháp để giải quyết các vấn đề xung đột. i) tăng cường các cơ chế giải quyết xung đột, trong đó có việc đàm phán, dàn xếp, sử dụng cơ chế sẵn có như Hội đồng tối cao của Hiệp ước thân thiện và hợp tác; Đồng thời có thể lập một Ủy ban các chuyên gia tư vấn (AEC) hoặc một Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) trên cớ sở ADHOC. Các cơ quan này có thể hỗ trợ Hội đồng tối cao đưa ra các lời khuyên hoặc chỉ dẫn giải quyết tranh chấp theo yêu cầu, phù hợp với Quy chế hoạt động của Hội đồng tối cao TAC; ii) tăng cường hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực, bao gồm cả việc hợp tác kỹ thuật với Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực có liên quan để lấy kinh nghiệm và chuyên môn; Thiết lập hay chỉ định đầu mối quốc gia cho hợp tác khu vực để duy trì hòa bình và ổn định; Sử dụng các trung tâm giữ gìn hòa bình quốc gia hiện có hay đang dự kiến thành lập tại một số nước thành viên ASEAN nhằm hình thành cơ chế khu vực để giữ gìn hòa bình hòa bình và ổn định; Lập một mạng lưới các trung tâm giữ gìn hòa bình hiện có của các nước thành viên ASEAN để tiến hành lập kế hoạch, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm chung nhằm thành lập một cơ chế giữ gìn hòa bình ASEAN; iii) xây dựng các sáng kiến hỗ trợ, trong đó có việc thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các trung tâm chuyên nghiên cứu về hòa bình, kiểm soát xung đột và nghiên cứu giải pháp của ASEAN; xem xét thành lập một Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN;
Năm là, kiến tạo hòa bình sau xung đột là một trong năm thành tố chính của APSC, trong đó có ba giải pháp chính được đưa ra: i) tăng cường hỗ trợ nhân đạo trong ASEAN, bao gồm: cung cấp nơi trú ẩn an toàn tại những khu vực xung đột; Bảo đảm cung cấp dịch vụ hoặc hỗ trợ cơ bản cho các nạn nhân của xung đột; hồi hương có trật tự những người tị nạn hoặc bị xua đuổi và tái định cư cho những người bị xua đuổi trong nước; bảo đảm an toàn các nhân viên cứu trợ nhân đạo; xem xét thành lập một trung tâm cứu trợ nhân đạo ASEAN; và tăng cường hợp tác với LHQ và các tổ chức, nhà tài trợ khác; ii) hợp tác phục hồi và tái thiết sau xung
đột tại những khu vực bị ảnh hưởng thông qua các hoạt động, trong đó bao gồm: phát triển nguồn nhân lực và tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng thể chế thúc đẩy sự tham gia của nhân dân; giảm căng thẳng giữa các cộng đồng thông qua trao đổi giáo dục và cải cách giáo án; gia tăng hợp tác hòa giải và thúc đẩy văn hóa hòa bình; iii) thiết lập một cơ chế hay huy động các nguồn lực cần thiết, tạo điều kiện cho việc xây dựng hòa bình sau xung đột (ví dụ Quỹ bình ổn), kể cả việc thông qua hợp tác với các nước tài trợ và các thể chế quốc tế.