Thực trạng về các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 62)

2.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý ở Tỉnh Thanh Hoá

2.2.4. Thực trạng về các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý

2.2.4.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại của Trung tâm và Chi nhánh

Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động trang thiết bị làm việc đã được quan tâm nhưng còn thiếu và hạn chế, chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thanh Hóa chưa có trụ sở riêng, hiện tại đang làm việc chung cùng khu nhà 5 tầng với Sở Tư pháp, được bố trí 03 phòng làm việc với tổng diện tích là 120m2; Lãnh đạo Trung tâm không có phòng riêng nên làm việc chung phòng với cán bộ, viên chức; không có phòng tiếp dân riêng chuyên biệt.

Các Chi nhánh không có trụ sở độc lập, phần lớn đều được bố trí trong khuôn viên trụ sở của UBND các huyện nơi đặt Chi nhánh, có Chi nhánh được bố trí trên tầng 3 (Cẩm Thủy), có nơi bố trí trong khu nhà khách (Quan Sơn), người dân đến liên hệ trợ giúp pháp lý gặp nhiều khó khăn.

Phương tiện đi lại phục vụ hoạt động được trang cấp theo Dự án Sida – Thụy Điển giai đoạn 2006-2010 là 02 chiếc xe moto đến nay cũng đã xuống cấp nghiêm trọng; năm 2013 UBND tỉnh Thanh Hóa luân chuyển cho Trung tâm 01 xe ô tô 07 chỗ nhưng niên hạn sử dụng đã hết và thường xuyên hư

hỏng nên cũng không đáp ứng được nhu cầu công việc. Công tác trợ giúp pháp lý lưu động là hoạt động thường xuyên của trung tâm và tiếp tục được đẩy mạnh trong những năm tới, nhưng đến nay phần lớn cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý phải tự túc phương tiện, trung tâm không có xe chuyên dùng để phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, đôi khi phải thuê xe để phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, phục vụ vận chuyển tài liệu xuống cơ sở, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý và hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, nhất là đi công tác ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa vào mùa mưa bão, lũ lụt.

Các trang thiết bị khác như máy tính, máy in.... được mua sắm đầu tư khá đầy đủ phục vụ nhu cầu và nhiệm vụ công tác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết về trợ giúp pháp lý cũng được tiến hành kịp thời theo xu thế chung để có thể tiếp cận và khai thác thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất.

2.2.4.2. Kinh phí bảo đảm hoạt động

- Sau gần 08 năm thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, kinh phí bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa đã được chú trọng hơn và từng bước được nâng lên với nhiều nguồn kinh phí khác nhau: kinh phí do ngân sách nhà nước ở địa phương bảo đảm; kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ từ Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam; kinh phí hỗ trợ từ nguồn Dự án hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009; kinh phí theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020; kinh phí theo Quyết định 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 – 2020. Phần lớn kinh phí do Dự án hỗ trợ và từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam được chi trả cho

các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý (bao gồm chi trả thù lao cho Cộng tác viên, trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý…). Trong đó, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho công tác trợ giúp pháp lý đã được tăng lên đáng kể so với trước thời điểm Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực, được tăng dần theo từng năm, tương xứng với tổ chức bộ máy, cán bộ và số lượng các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý được triển khai. Đặc biệt trong các năm 2013, 2014 kinh phí bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu là từ nguồn ngân sách của địa phương.

Tổng kinh phí cấp cho công tác trợ giúp pháp lý từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực cho đến nay:

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý từ 2007 đến tháng 9/2014 Đơn vị tính: 1.000 đồng Năm Chương trình MTQGGN Chương trình 135 Quỹ TGPL Khác Ngân sách địa phương Dự án Khác Tổng kinh phí cấp 2007 0 0 0 0 435.885 367.525 0 803.410 2008 280.000 0 34.485 0 773.175 814.500 0 1.902.160 2009 670.000 408.000 66.800 0 1.232.172 636.700 0 3.013.672 2010 1.200.000 10.000 113.490 0 1.247.311 0 0 2.570.801 Chương trình theo QĐ 52/TTg Chương trình theo QĐ 59/TTg 2011 1.262.000.000 0 0 0 1.649.000 0 0 1.649.000 2012 1.262.000.000 0 0 0 1.404.905.303 0 0 2.666.905.303 2013 1.262.000.000 1.141.000.000 0 0 4.030.606.000 0 0 6.433.606.000 09/2014 904.000.000 0 0 0 4.389.000.000 0 0 5.923.000.000 Tổng 0 0 0 0 0 0 0 25.594.554.000

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác trợ giúp pháp lý từ 2007-2014

Qua các số liệu nêu trên có thể thấy, hoạt động trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa được các cấp, các ngành ở địa phương hết sức quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là về kinh phí hoạt động. Mặt khác, qua số liệu cũng cho thấy so với các địa phương khác trên cả nước khi nguồn kinh phí hỗ trợ của các dự án nước ngoài kết thúc, các Chương trình giảm nghèo kết thúc hoặc cắt giảm đã gây không ít khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, đối với kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của các Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hỗ trợ của trung ương thông qua Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, có năm nhiều, có năm ít và có năm không có. Tuy nhiên, đối với kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên tại Thanh Hóa qua từng năm được ngân sách địa phương cấp đã tăng dần lên và dần thay thế các nguồn từ dự án nước ngoài, từ ngân sách trung ương, hiệu quả hoạt động nói chung luôn được duy trì và phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 62)