Các yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 39 - 41)

1.2. Những căn cứ, cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động

1.2.2. Các yếu tố bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hệ thống thể chế, hệ thống tổ chức, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý, nhận thức của các cơ quan, ban ngành, sự phối hợp trong công tác trợ giúp pháp lý, hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý.

- Về thể chế: Thể chế là yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Nếu hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý hoàn thiện, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, điều chỉnh toàn diện các vấn đề phát sinh về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; Các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn, dễ hiểu, dễ vận dụng, công khai, minh bạch sẽ tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý và ngược lại.

- Tổ chức, bộ máy thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý

Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức và hoạt động của từng tổ chức trợ giúp pháp lý hợp thành hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý. Một tổ chức trợ giúp pháp lý hoạt động không có chất lượng, hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của toàn bộ hệ thống trợ giúp pháp lý và sẽ không mang lại lợi ích mong muốn.

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý

Để hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng, hiệu quả thì trước hết cần có đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ổn định, đủ về số lượng đồng thời có

đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải nắm vững các quy định của pháp luật đồng thời được trang bị các kỹ năng trợ giúp pháp lý

- Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý

Với tính chất là hoạt động không có thu, miễn phí hoàn toàn nếu không được Nhà nước và xã hội đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động tương xứng với nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân thì khó mà đáp ứng được yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân và không thể đạt được mục tiêu mà trợ giúp pháp lý đặt ra. Để hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả cần được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị làm việc thiết yếu), kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên.

- Nhận thức của xã hội đối với hoạt động trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của nhà nước, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện tuy nhiên cần có sự phối hợp, tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân thì hoạt động trợ giúp pháp lý mới đạt được hiệu quả.

- Truyền thông về trợ giúp pháp lý

Thông qua hoạt động truyền thông người dân biết đến hoạt động trợ giúp pháp lý, quyền được trợ giúp pháp lý, địa chỉ của các tổ chức trợ giúp pháp lý và tìm đến các tổ chức này khi cần hỗ trợ về mặt pháp luật. Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cũng giúp cho cán bộ, Đảng viên, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của hoạt động này từ đó có sự quan tâm, phối hợp cũng như tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI THANH HÓA (Từ 01/01/2007 đến nay)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)