3.1. Yêu cầu về nâng cao vai t rò kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân
Nâng cao vai trò kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay ở Việt Nam xuất phát từ những yêu cầu sau đây.
a. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân với hoạt động tố tụng hình sự theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Khi bước sang thời kỳ đổi mới, các quan hệ xã hội của đời sống cũng như các mặt hoạt động của nhà nước đã có rất nhiều thay đổi. Các mặt hoạt động nói chung và công tác kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung cũng cần phải có những điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với thực tế đời sống và chiến lược xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN của Đảng ta. Trong những nội dung của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân do nhân dân vì nhân dân đang đòi hỏi phải đổi mới, nâng cao chất lượng công tác vai trò, chức năng và nhiệm vụ của viện kiểm sát nhân dân đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động thi hành án nói riêng. Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị thì cần phải:
Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án. Nghiên cứu việc chuyển viện kiểm sát thành
viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra [5, tr.5].
Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quyết định về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, theo chúng tôi, ngoài việc nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, ngành Kiểm sát phải làm tốt nhiệm vụ kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong đó, tập trung vào kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, các vụ án hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án. Đồng thời phải xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nhưng tinh nhuệ; trong đó tập trung vào củng cố đội ngũ cán bộ của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, làm cho đội ngũ cán bộ này có đủ “tầm” để hướng dẫn chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát các địa phương. Mặt khác, theo định hướng tăng thẩm quyền cho cấp huyện thì phải tập trung lực lượng cho Viện kiểm sát cấp huyện để đủ sức xử lý những công việc trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Để đáp ứng yêu cầu này, Viện kiểm sát nhân dân các cấp một mặt phải được quan tâm đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, một mặt phải chú trọng đến chất lượng và hiệu lực hoạt động của mình. Việc nâng cao chất lượng hoạt độn kiểm sát thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân xuất phát từ hoạt động thực tiễn của của viện kiểm sát nhân dân các cấp nước ta . Trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp bên cạnh những kết quả tích cực nhưng hiệu quả còn những hạn chế. Chính vì vậy, việc tăng cường vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát thi hành án hình sự là vô cùng cần thiết.
b. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân với hoạt động thi hành án hình sự
Một thực tế khách quan là lượng công việc của Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự và Ủy ban nhân dân phường, xã quá nhiều, trong khi biên chế đơn vị có hạn, cán bộ phụ trách công tác thi hành án hình sự chưa được tập huấn đầy đủ, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Một số quy định của pháp luật về thi hành án hình sự còn nhiều bất cập và đã gây không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm sát cũng như việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cụ thể như: chưa quy định điều kiện cụ thể để được hoãn chấp hành án phạt tù đối với các trường hợp được cho hoãn nên gây khó khăn trong quá trình kiểm sát các trường hợp này; chưa quy định việc gửi quyết định thi hành án bằng hình thức nào; chưa có quy định về chế tài xử lý đối với các trường hợp người bị xử phạt án treo, án cải tạo không giam giữ nhưng không có mặt tại địa phương để chấp hành án hoặc tự ý bỏ đi nơi khác cư trú không báo cáo nên chính quyền địa phương không quản lý và xử lý được;... . Mặc dù đã có nhiều cố gắng , song nhìn chung công tác kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân với hoạt động thi hành án hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra [12, tr.139].
Để thực hiên tốt hơn nữa công tác kiểm sát thi hành án hình sự trong thời gian tới cần phải: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và Ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về công tác kiểm sát thi hành án hình sự. Quá trình kiểm sát nếu phát hiện vi phạm, VKS tiến hành làm rõ nguyên nhân dẫn đến vi phạm để kiến nghị, kháng nghị qua kết luận hoặc bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện khắc phục vi phạm đối với Cơ quan thi hành án hình sự và các cơ quan có liên quan vi
Công tác đầu tư, tăng cường cho các viện kiểm sát có bộ phận chuyên trách, chuyên sâu để phục vụ cho công tác kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự chưa được quan tâm đúng mức . Để thực hiện tốt việc kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động thi hành án hình sự đòi hỏi các viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành các hoạt động xem xét, theo dõi, đi kiểm tra thực tế… để làm được việc đó viện kiểm sát nhân dân phải có những điều kiện cơ bản như phải có phương tiện giao thông, thông tin cần thiết, cơ sở vật chất mới làm việc được.
c. Xuất phát từ yêu cầu đản bảo quyền của người bị kết án và hội nhập quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi những thay đổi quy mô trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay nhà nước ta đang tiếp tục ký kết gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường… đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các quyền con người được Hiến pháp năm 2013 đặc biệt chú trọng và Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm chính trị trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, nhất là quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự và thi hành án hình sự. Do đó, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của viện kiểm sát nhân dân , nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKSND đối với hoa ̣t đô ̣ng tố tu ̣ng hình sự chính là nhằm đáp ứng các đòi hỏi khách quan nói trên [12, tr.139].
d. Xuất phát từ yêu cầu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự
Việc sửa đổi một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương CCTP liên quan đến thi hành bản án,
quyết định của Tòa án trong TTHS như hạn chế hình phạt tử hình, chính sách miễn, giảm hình phạt tù có thời hạn trong đó có giám tiếp quy định về việc nâng cao hiệu quả giám sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc thi hành án hình sự.
BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi đáng kể đòi hỏi pháp luật THÁH cũng phải được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính tương thích và đồng bộ. Ví dụ đối với BLTTHS năm 2015, Bộ luật này đã:
Quy định mới về giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án BLTTHS năm 2015 (Điều 364) bổ sung quy định mới về việc thi hành hình phạt cảnh cáo, được thi hành ngay tại phiên tòa, mặc dù sau đó bản án, quyết định vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Bên cạnh đó, thực tiễn những năm qua cho thấy khá nhiều bản án, quyết định của Tòa án có nội dung không rõ, dẫn đến công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa được bảo vệ kịp thời, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định để khắc phục thiếu sót này. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều luật mới quy định việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án, theo đó: Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án gồm: Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại và đương sự liên quan đến việc thi hành án. Thẩm quyền giải thích, sửa chữa thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định đó; trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.
Để góp phần phát hiện và khắc phục sớm những thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan thi hành án, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mới về
trách nhiệm và thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, theo đó:
Cơ quan có quyền kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự;
BLTTHS năm 2015: Quy định mới về thi hành bản án, quyết định của Tòa án
Thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị; trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.
Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC đối với bản án tử hình, BLTTHS bổ sung quy định về trách nhiệm của TANDTC phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao nghiên cứu sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; thời hạn để VKSNDTC nghiên cứu hồ sơ vụ án là 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và phải chuyển trả lại hồ sơ vụ án cho TANDTC.
Quán triệt chủ trương cải cách tư pháp của Đảng về hạn chế hình phạt tử hình, trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân. Khoản 3, Điều 40 BLTTHS năm 2015 đã quy định theo hướng mở rộng thêm 2 trường hợp không thi hành án tử hình, theo đó không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Người đủ 75 tuổi trở lên; Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Nhằm bảo đảm sự thống nhất với BLHS năm 1999, kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 259 BLTTHS năm 2003 và sắp xếp lại vị trí của điều khoản cho hợp lý, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án. Theo đó, khi có căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 40 BLHS thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TANDTC để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
Bổ sung quy định về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện Tha tù trước hạn có điều kiện thực chất là cho người đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam, giữ được tiếp tục chấp hành án tại cộng đồng xã hội và họ phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù. Điều kiện để áp dụng chế định này được quy định rất chặt chẽ, như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được một thời hạn phạt tù nhất định tùy theo loại tội mà họ bị kết án…. và một số điều kiện khác theo quy định của BLHS (khoản 1, 2 Điều 66).
Nếu vi phạm nghĩa vụ 2 lần trở lên hoặc bị xử phạt hành chính 2 lần trở lên thì có thể bị buộc phải trở lại cơ sở giam giữ để tiếp tục chấp hành án; nếu thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì người đó bị buộc chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt từ chưa
chấp hành của bản án trước; nếu có nhiều tiến bộ thì có thể được rút ngắn thời gian thử thách (khoản 3,4,5 Điều 66).
Để phù hợp với quy định mới của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về thủ tục xét tha tù trước hạn có điều kiện, theo đó:
Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị: Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu và TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.