3.3. Các giải pháp khác
3.3.2. Giải pháp về công tác tổ chức nhân sự
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác và đạc đức nghề nghiệp của cán bộ, Kiểm sát viên VKSND trong công tác THAHS
Đánh giá về công tác cán bộ của ngành tư pháp ở nước ta được nêu tại Nghị quyết số 08/NQ-TW khẳng định: Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước. VKSND là một trong những cơ quan tư pháp để thực hiện việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Công tác cán bộ của ngành kiểm sát cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà đảng và Nhà nước giao cho.
Trên cơ sở thực trạng về đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên được nêu ở phần trên, trong tình hình hiện nay, để VKS làm tốt vai trò của mình trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động kiểm sát việc THAHS theo Luật THAHS năm 2010, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Trước hết, cần đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức cán bộ của ngành đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tăng cường tuyển dụng, bổ sung cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn về làm công tác kiểm sát THAHS. Đặc biệt, cần bổ sung, điều động cho VKS địa phương ở những nơi vùng sâu, vùng xa, những vùng đặc biệt khó khăn đội ngũ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nơi còn thiếu rất nhiều cán bộ, Kiểm sát viên [24, tr.11].
Thứ hai, chú trọng việc giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm
chất đạo đức, nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên.
Ngày 28/5/2008, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-VKSNDTC-V9 về nhiệm vụ học tập của cán bộ công chức ngành kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo nội dung của chỉ thị thì ngoài việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, chỉ thị còn yêu cầu phải học tập nâng cao trình độ về chính trị, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, kiến thức chuyên sau về tin học, ngoại ngữ. Nhiệm vụ học tập để chuẩn hoá và nâng cao trình độ cán bộ trong ngành kiểm sát nhân dân phải gắn với yêu cầu của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và rèn luyện năm đức tính của người cán bộ kiểm sát "công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn".
Trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát THAHS, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ pháp luật, các Kiểm sát viên phải nắm vững phát luật, hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên là rất cần thiết. Việc đào tạo có thể bằng nhiều hình thức, như: Đào tạo tập trung các lớp học tại Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, hàng năm Ngành kiểm sát nhân dân tổ chức tập huấn công tác nghiệp vụ, ra các văn bản rút kinh nghiệm, thông qua các cuộc thi, đơn vị tự tổ chức học tập, nghiên cứu các văn bản về THAHS. Các VKS cần có biện pháp khuyến khích cán bộ Kiểm sát viên tự giác học tập nghiên cứu viết bài gửi cho các tạp chí, đăng ký thi tuyển sinh sau đại học để có nguồn cán bộ trình độ cao phục vụ ngành lâu dài. Hàng năm, mỗi VKS cần đưa việc tự giác học tập của cán bộ Kiểm sát viên vào kế hoạch công tác năm và coi đó là chỉ tiêu thi đua của cá nhân và của tập thể cơ quan [24, tr.11].
Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát phối hợp với vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị nghiệp vụ (đặc biệt là vụ 4) VKSND tối cao xây dựng kế
sát THAHS, trước mắt là tập huấn về công tác THAHS và những nội dung cơ bản của Luật THAHS năm 2010. Đây là một giải pháp cấp bách cần sớm triển khai thực hiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ngoài việc bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và những kiến thức liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát THAHS, vấn đề tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đề cao phẩm chất đạo đức theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ ngành kiểm sát để bảo đảm sẽ có một đội ngũ Kiểm sát viên vừa có tài, vừa có đức, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao