Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và chế độ chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kiểm sát thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (Trang 109 - 119)

3.3. Các giải pháp khác

3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và chế độ chính

chính sách đối với Kiểm sát viên trong công tác THAHS

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nhận định "Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp

ứng nhu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu, lại vừa lạc hậu; chính sách đối với cán bộ tư pháp chưa tương xứng với nhiệm vụ và trách nhiệm được giao" [4]. Trong

điều kiện cải cách tư pháp, cùng với việc tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp ở cấp thứ ba theo BLTTHS 2003, đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh hơn về cơ sở vật chất, trang bị làm việc cho VKS các cấp.

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, VKSND có vai trò rất lớn trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự. Hàng năm, VKSNDTC đều có Chỉ thị về kế hoạch thực hiện công tác kiểm sát của cả năm trong đó nhấn mạnh, VKSND phải cử Kiểm sát viên tham gia ngay từ đầu, kiểm sát đầy đủ các cuộc khám nghiệm hiện trường, tăng cường phối hợp với Toà án trong việc xét xử các vụ án lưu động; tăng cường kiểm sát trực tiếp tại nơi tạm giữ, tạm giam và trại giam; tăng cường công tác kiểm sát THAHS. Để thực hiện tốt công tác này, việc tăng cường trang bị phương tiện, liên lạc cho VKSND ở các địa phương là cần thiết, chế độ báo cáo được đặt ra khẩn cấp hơn, nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, công tác tư pháp không được quan tâm đúng mức, việc đầu tư cơ sở

vật chất kỹ thuật cho hệ thống các cơ quan tư pháp trong đó có VKS thật sự nhỏ bé, chưa đáp ứng được cơ bản các yêu cầu cải cách tư pháp.

Trong những năm tới, ngành kiểm sát cần tăng cường chính sách lương và phụ cấp đối với Kiểm sát viên tương ứng với trách nhiệm của họ trong thực hiện nhiệm vụ; đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang bị phương tiện và các loại máy móc thiết bị, kinh phí nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiệp vụ, cũng như việc xử lý tội phạm công nghệ cao, làm tròn nhiệm vụ của ngành mà Đảng và Nhà nước giao, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.

Với những đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VKSND theo luật định, bên cạnh việc đầu tư trụ sở, phương tiện đi lại, việc phát triển và ứng dụng rộng rãi những tiện ích của công nghệ thông tin trong ngành kiểm sát có ý nghĩa rất quan trọng. Ứng dụng công nghệ không chỉ có ý nghĩa trong việc theo dõi, quản lý, xử lý thông tin thuộc các lĩnh vực công tác kiểm sát mà còn góp phần tích cực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS các cấp đạt hiệu quả cao hơn. Cần trang bị và đưa vào sử dụng trên phạm vi rộng các loại phần mềm như phần mềm phục vụ công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm, phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phần mềm quản lý công văn đến, công văn đi, phần mềm quản lý án sơ thẩm, phúc thẩm, hệ thống thư điện tử…

Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng lực lượng cán bộ trong ngành có trình độ tin học và khả năng sử dụng các thiệt bị công nghệ thông tin sử dụng trong công tác nghiệp vụ. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin cho lãnh đạo VKS địa phương, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa. Coi đây là một trong những nội dung công tác trọng tâm của ngành. Trong chương trình kế hoạch công tác năm của từng đơn vị, phải coi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết án hình sự

vào nội dung thi đua của ngành. VKSNDTC và các VKS địa phương cần phối hợp và tổ chức các khoá học riêng hoặc có những hình thức bồi dưỡng tin học, động viên, khuyến khích cán bộ trong đơn vị nâng cao kỹ năng thực hành trên máy tính và sử dụng thành thạo các phần mềm phù hợp với điều kiện của từng đơn vị. Xây dựng quy chế sử dụng hệ thống thư điện tử; trong đó cần xác định rõ trách nhiệm sử dụng hệ thống thư điện tử cá nhân, hộp thư điện tử cơ quan; quy định rõ quy trình xử lý công việc xử dụng thư điện tử, những nội dung bắt buộc, khuyến khích việc trao đổi qua thư điện tử.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp công tác kiểm sát THAHS đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới.

Thông qua hoạt động kiểm sát THAHS, VKSND các cấp đã kiến nghị, kháng nghị với các cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan Toà án, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, chỉ ra nhiều vi phạm, tồn tại của các cơ quan, người có trách nhiệm trong công tác thi hành án đồng thời tổng hợp các vi phạm có tính phổ biến để kiến nghị với các cơ quan và người có thẩm quyền. Những kháng nghị và kiến nghị do VKSND ban hành về cơ bản đều được các cơ quan tiếp thu và sửa chữa.

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về thi hành án hình sự và kiểm sát THAHS của VKSND như khái niệm kiểm sát THAHS, đối tượng, phạm vi, nội dung của công tác này. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của quy định về kiểm sát THAHS ở Việt Nam trong giai đoạn từ sau năm 1945 đến hiện nay. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tìm hiểu về thực tiễn quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về kiểm sát THAHS của VKSND.

Chương 2 của luận văn tác giả tập trung phân tích về hai vấn đề: Thứ nhất những quy định của pháp luật về kiểm sát THAHS của VKSND như kiểm sát thi hành án phạt tù, kiểm sát thi hành án tử hình, kiểm sát thi hành các hình phạt không tước tự do và kiểm sát các biện pháp tư pháp và các loại án khác... Đây cũng chính là cơ sở, để chương 2 của luận văn tập trung phân

Thọ. Thông qua đó, tác giả đánh giá được những điểm đã đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế của công tác này là cơ sở để đề xuất các giải pháp tại chương 3 của luận văn.

Từ thực tiễn hoạt động kiểm sát thi hành án cũng bộc lộ không ít hạn chế và chương 3 của luận văn đã nêu ra 5 nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác THAHS theo Luật THAHS 2010 như sau:

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật;

- Tăng cường hoạt động Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát THAHS; - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác và đạc đức nghề nghiệp của cán bộ, Kiểm sát viên VKSND trong công tác THAHS;

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành liên quan trong hoạt động kiểm sát THAHS của VKSND;

- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và chế độ chính sách đối với Kiểm sát viên trong công tác THAHS.

Đề tài sẽ không tránh khỏi những nội dung còn mang tính phiến diện, vì được triển khai trong một khía cạnh hẹp so với sự rộng lớn của nội dung và yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện. Tuy vậy, với mong muốn góp một phần thật khiêm tốn vào yêu cầu của việc nghiên cứu, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, nên học viên đã mạnh dạn chọn và xin đề cập đề tài như đã nêu ở trên./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) (2012), Bình luận khoa học Luật THAHS,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Trương Hoà Bình (2002), “Hoạt động THAHS hiện nay - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí khoa học pháp lý, (6).

3. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác Tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao (2005), Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCA-BQP-BYT- TANDTC-VKSNDTC ngày 18/5 hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội.

7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

8. Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo),

Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Vũ Đức Chấp (2008), "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát THAHS của VKSND", Kiểm sát, (10).

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực THAHS ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

13. Phạm Hồng Hải (2002), "Quan niệm về cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp", Kiểm sát, (8).

14. Trần Thị Thu Hằng (2009), Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật

– Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

17. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Bùi Đức Long (2002), "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định thủ tục thi hành án trong BLTTHS hiện hành và phương hướng hoàn thiện những quy định này trong BLTTHS (sửa đổi)", Thông tin khoa học pháp

lý, (5+6).

19. Bùi Đức Long (2010), "Bàn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong THAHS", Kiểm sát, (23).

20. Mai Thị Nam (2011), "Cần phối hợp chặt chẽ trong các khâu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án và kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù", Kiểm sát, (1).

21. Nguyễn Văn Nam (2010), Những vấn đề về thi hành bản án phạt tù có thời hạn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học

22. Nguyễn Ngọc (2004), Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học

Quốc gia Hà Nội.

23. Nguyễn Nông (2005), "Về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù", Kiểm sát, (7).

24. Nguyễn Hải Phùng (2010), "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù",

Kiểm sát, (8).

25. Đỗ Ngọc Quang (2007), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Giáo

trình dùng cho hệ cao học luật Chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.

26. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

28. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 30. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 31. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức VKSND, Hà Nội.

32. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

33. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 34. Quốc hội (2010), Luật THAHS, Hà Nội.

35. Đặng Quang Thắng (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học

Quốc gia Hà Nội.

36. Hoàng Mạnh Thường (2010), "Cần nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù", Kiểm sát, (21).

37. Trần Quang Tiệp (2002), Một số vấn đề về Thi hành án hình sự, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Hệ thống luật lệ về tư pháp, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ

(1989), Thông tư liên ngành số 04-89/TTLN ngày 15/8 về việc giảm chấp

hành thời hạn chấp hành phạt tù, Hà Nội.

41. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình Công tác kiểm sát

(Tập VII): Công tác kiểm sát việc giam giữ và cải tạo, Hà Nội.

42. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (2013), Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát (Tập V): Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và THAHS,

Hà Nội.

46. Nguyễn Văn Tuấn (2012), "Một số vướng mắc trong công tác THAHS và kiến nghị hoàn thiện", Tòa án nhân dân, (7).

47. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng

hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Hà Nội. 49. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (sửa

đổi, bổ sung), Hà Nội.

50. Viện Khoa học kiểm sát - VKSND tối cao (2003), “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội.

51. Viện Khoa học kiểm sát - VKSND tối cao (2008), "Công tố Việt Nam và một số nước trên thế giới", Thông tin khoa học Kiểm sát, (Chuyên đề về

Viện kiểm sát).

52. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

53. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Bộ luật tố tụng hình sự Vương quốc Anh, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

54. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.

55. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kiểm sát thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (Trang 109 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)