Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kiểm sát của Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kiểm sát thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (Trang 96 - 104)

kiểm sát nhân dân đối với hoạt động thi hành án hình sự

* Giải pháp hoàn thiện pháp luật

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 được ban hành tuy chưa chính thức có hiệu lực thi hành xong, những điểm mới sửa đổi bổ sung đã phân tích ở phần trên của bộ luật đã phần nào góp phần nâng cao hiệu quả kiếm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động thi hành án hình sự, khắc phục được một số điểm hạn chế của BLTTHS cũ.

Chương XXIX bao gồm 17 điều luật. Sau 9 năm thi hành BLTTHS 2003, hoạt động THAHS cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được chấp hành và đi vào thực tiễn, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Luật THAHS năm 2010 ra đời có một số nội dung thay đổi so với pháp lệnh trước đây về công tác THAHS. BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp, chưa đồng bộ với quy định có liên quan đến công tác THAHS trong một số đạo luật như Luật THAHS, Bộ luật Hình sự năm 1999, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Luật Công an nhân dân… Những tồn tại, hạn chế của pháp luật làm cho hoạt động THAHS gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như việc các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực THAHS mới chỉ quan tâm nhiều đến thi hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thi hành các hình phạt khác như cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp hoàn cảnh đặc biệt của người bị kết án phạt tù; vai trò của VKS trong thực hiện nhiệm vụ kiểm sát THAHS theo Luật hình sự năm 2010...

Để bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành, chúng tôi thấy cần phải hoàn thiện BLTTHS năm 2003 bằng cách sửa đổi một số điều có liên quan đến công tác THAHS. Về cơ bản BLTTHS 2015 đã khắc phục được những điểm hạn chế của BLHS 2003, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục bổ sung sửa đổi, trong đó cần tập trung vào các nội dung như sau:

bảo vai trò công tác kiểm sát thi hành án, quy định các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Tòa án phải báo cho VKS có thẩm quyền về việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, từ đó bổ sung thêm điều luật này trong BLTTHS 2015:

Khoản 7 -Điều 257 BLTTHS 2003: Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án được sửa đổi, bổ sung như sau: “Các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp...”.

Thứ hai, để có căn cứ chấm dứt việc thi hành án, cần quy định trường

hợp người phải thi hành án chết thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án, trừ trường hợp người đó còn tài sản để thi hành hình phạt khác.

Bổ sung một điều luật trong BLTTHS cũng như Luật THAHS về giải quyết người phải thi hành án chết trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án cũng như đang chấp hành án. Cụ thể như sau: Điều... Trong trường hợp người bị kết án chết trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án thì nhân thân của người đó hoặc Công an cấp xã phải báo cáo cho cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu để thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Đối với trường hợp người chấp hành án đang trong thời gian chấp hành án thì Cơ quan thi hành án nơi người đó đang chấp hành án có trách nhiệm thông báo cho Toà án đã ra quyết định thi hành án. Toà án đã ra quyết định thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục liên quan. Quyết định đình chỉ thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Thứ ba, đối với trường hợp người bị kết án có thời gian phạt tù bằng

thời hạn đã tạm giam hoặc thời hạn tù đã hết trước khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Tòa án phải ra quyết định công nhận người bị kết án đã thi hành xong bản án để khẳng định việc thi hành án đã chấm dứt, đồng thời tạo thuận

Điều 255 BLTTHS năm 2003 đã bị BLTTHS năm 2015 lược bỏ tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Điều luật này vẫn nên quy định trong BLTTHS năm 2015 và bổ sung nội dung như sau:

Về bản án và quyết định được thi hành được sửa đổi, bổ sung như sau: 1. Giữ nguyên.

2....

Đối với trường hợp thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn tạm giam thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Chánh án có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù.

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược cải cách đến năm 2020 mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định và nêu rõ tại Nghị quyết số 49-NQ/TW: Phân định định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định tố tụng của mình [5].

- Hoàn thiện các quy định của Luật THAHS và các văn bản hướng dẫn THAHS

* Hoàn thiện quy định Luật thi hành án hình sự 2010

Luật Thi hành án 2010 dành hẳn Chương XI – Kiểm sát Thi hành án

hình sự để quy định về chức năng, vai trò của VKSND trong THAHS trong

đó có 3 điều luật cụ thể là Điều 141, 142, 143.

Tuy nhiên, sau khi chính thức có hiệu lực thi hành đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, bên cạnh đó BLTTHS 2015 đã được ban hành có sửa đổi bổ sung một số quy định mới trong nhấn mạnh về vai trò của Viện kiểm sát trong Thi hành án hình sự, chính vì vậy, các quy định về kiểm sát Thi hành án của Luật thi hành sự 2010 cũng cần phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với

Thứ nhất, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND

trong kiểm sát thi hành án hình sự.

- Khoản 2 Điều 141 cần bổ sung như sau: “...thông báo kết quả kiểm

tra kịp thời cho Viện kiểm sát...”

- Tách ý yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc THA thành ý kiến, bổ sung: “cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự”.

- Khoản 5- Điều 141 bổ sung nội dung như sau: “Đề nghị miễn, hoãn,

tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia và kiểm sát việc xét giảm,

miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách”

Thứ hai, bổ sung các quy định về kiểm sát việc giải quyết khuyến nại tố

cáo- Điều 142

- Khoản 2 - Điều 142 bổ sung như sau:

“Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới:

a) Ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XIII của Luật này;

b) Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và của cấp dưới; thông báo kịp thời kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.”

* Hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực thi hành án hình sự, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật để có một hành lang pháp lý đầy đủ, thống

nhất cho hoạt động thi hành án hình sự và công tác kiểm sát thi hành án hình sự. Các văn bản pháp luật đã được đưa vào chương trình xây dựng bao gồm:

(i) Văn bản liên tịch

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng quy định về chương trình, nội dung học văn hoá, pháp luật, giáo dục công dân và chế độ sinh hoạt giải trí của phạm nhân.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về dạy nghề và chế độ lao động, việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao hướng dẫn về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn người bị tạm giam, phạm nhân, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS trong Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam, Trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh cho phạm nhân do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý tại các bệnh viện của Nhà nước.

- Thông tư liên tịch của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc thi hành án phạt trục xuất.

(ii) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Công an

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an về đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các biểu mẫu, sổ sách theo dõi, quản lý người bị kết án phạt tù.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Nội quy trại giam. - Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về danh mục trang thiết bị y tế, bệnh xá trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về vũ trang canh gác bảo vệ, tuần tra, kiểm soát trại giam, trường giáo dưỡng và dẫn giải phạm nhân, học sinh.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình bắt, áp giải người có quyết định thi hành án phạt tù của lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân theo yêu cầu của cơ quan quản lý THAHS.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các hạng mục công trình trong trại giam.

- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THAHS trong Công an nhân dân.

Tuy nhiên, trên thực tế triển khai thực hiện Luật THAHS 2010 tính đến ngày 31/11/2011, Chính phủ mới ban hành 03 Nghị định và 04 thông tư hướng dẫn như sau: Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 “quy định các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù”; Nghị định số 81/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 “quy định chế độ ăn, mặc, chăm sóc và quản lý học sinh trường giáo dưỡng”; Nghị định số 82/2011/NĐ - CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 quy định về “Thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc”; Thông tư số 40/2011/TT – BCA ngày 27 tháng 6 năm 2011 “quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và chế độ xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân”; Thông tư số 46/2011/TT - BCA ngày 30 tháng 6 năm 2011 “quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, nhận, gửi thư, nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân”; Thông tư số 58/2011/TT - BCA ngày 09 tháng 8 năm 2011 “quy định về đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm”; Thông tư số 60/2011/TT - BCA ngày 29 tháng 8 năm 2011 “quy định về biểu mẫu để sử dụng khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục”

Để bảo đảm việc đưa Luật THAHS năm 2010 vào thực tiễn, căn cứ kế hoạch triển khai của Bộ Công an đã được Chính phủ phê duyệt, các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng của ngành mình cần kịp thời nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật THAHS.

Các Bộ, ngành liên quan rà soát lại thông tư liên ngành hướng dẫn thực hiện công tác THAHS theo Pháp lệnh THAHS, sửa đổi, bổ sung những nội dung mới phù hợp với Luật THAHS năm 2010. Việc ban hành các văn bản dưới luật này cần phải được thực hiện kịp thời, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực thi hành những vẫn phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, việc áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Mặt

thiết lập chuyên mục riêng đăng trên Tạp chí Kiểm sát và Báo Bảo vệ pháp luật; đăng tải các bài viết về nội dung của Bộ luật Hình sự, BLTTHS và Luật THAHS, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò kiểm sát thi hành án hình sự của viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh phú thọ) (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)