3.3. Các giải pháp khác
3.3.3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
sự phối hợp của các ngành liên quan trong hoạt động kiểm sát THAHS của VKSND
Việc nắm vững đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước là một yêu cầu khách quan bắt buộc trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS trong đó có hoạt động kiểm sát THAHS. VKS các cấp sẽ không thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu trong nhận thức và áp dụng pháp luật không quán triệt đầy đủ, thấu đáo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Bởi lẽ, bản chất của công tác kiểm sát các việc THAHS đòi hỏi VKS phải bảo đảm tính có căn cứ, đúng pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong việc THAHS. Để làm tốt điều này, các VKS phải nắm vững pháp luật, quán triệt đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và trước hết là trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật hình sự nhưng đồng thời cũng bảo đảm nguyên tắc nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc cải tạo người có tội trở thành công dân có ích cho xã hội, sớm hòa nhập với cộng đồng.
Cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương cần bám sát và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp; xây dựng tổ chức Đảng, quán triệt, đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng đối với công tác tư pháp, đặc biệt là công tác thi hành bản án, quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án; tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân đối với công tác này.
Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân" được xây dựng trên tiêu chí Nhà nước pháp quyền XHCN nên có những đặc thù. VKS nước ta sẽ do Quốc hội lập ra để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp mà chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, theo chúng tôi, là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN để đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, của công lý, công bằng xã hội trong lĩnh vực tư pháp.
Vì vậy, về mặt tổ chức, hoạt động của VKS nước ta phải đổi mới theo định hướng: "Vừa theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo thống nhất trong Ngành về nghiệp vụ" tức là các VKS sơ thẩm địa phương (hoặc khu vực) sẽ chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp (hoặc khu vực) để phục vụ yêu cầu chính trị địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vừa chịu sự quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ của VKS cấp trên.
Từ thực tiễn hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND địa phương ở nước ta từ trước đến nay cho thấy: "Nguyên tắc song trùng" đã thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Nếu VKSND các địa phương không báo cáo kết quả công tác, không tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp uỷ địa phương cũng như không tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí hoạt động, sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân địa phương cùng cấp trong việc yêu cầu các cơ quan tư pháp địa phương cùng
cấp khắc phục, sửa chữa các việc làm vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thì các kiến nghị, kháng nghị của VKSND địa phương sẽ trở nên ít hiệu quả, ít có tác dụng giáo dục, phòng ngừa sâu rộng trên địa bàn.
Vì vậy, cần tiếp thu hạt nhân hợp lý của Viện công tố nước ta thành lập vào trước năm 1960 để xác định mối quan hệ giữa VKS địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp và VKS cấp trên là quan hệ song trùng trực thuộc.