Bộ máy QLNN về công tác dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 27 - 32)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc

1.2.4. Bộ máy QLNN về công tác dân tộc

Tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc và tổ chức thực hiện CSDT là trách nhiệm của mọi cấp mọi ngành, của cả hệ thống chính trị trong đó các cơ quan công tác dân tộc, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, đề xuất chính sách, xây dựng và tham gia hoạch định hệ thống CSDT; phối hợp cùng các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nƣớc, bao gồm các cơ quan công tác dân tộc trực thuộc Trung ƣơng Đảng, trực thuộc Chính phủ và cơ quan công tác dân tộc của Quốc hội.

Sau Cách ma ̣ng Tháng tám năm 1945, cơ quan công tác dân tộc đầu tiên của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nha Dân tộc thiểu số với chức năng, nhiệm vụ "Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”[41].

Năm 1947, thành lập Tổ Nghiên cứu dân tộc thuộc Ban Mặt trận – Dân vận Trung ƣơng, tiếp tục nhiệm vụ của Nha DTTS với phƣơng hƣớng hoạt động công tác dân tộc phù hợp với tình hình mới. Đầu năm 1955, "Thành lập Tiểu Ban Dân tộc ở Trung ƣơng dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng. Về mặt chính quyền, bộ máy DTTS trực thuộc với Thủ tƣớng Phủ và tạm thời đặt ở Ban Nội chính”. Năm 1959, thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ. “Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và thực hiện CSDT nhằm tăng cƣờng đoàn kết giữa các dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng tƣơng trợ và tạo điều kiện cho các DTTS tiến bộ mau chóng về mọi mặt theo chủ nghĩa xã hội".

Năm 1979, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Quyết đi ̣nh số 38/QĐ-TW, ngày 14/5/1979 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Ban Dân tộc Trung ƣơng và của các tỉnh: “Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương (hoặc cấp ủy địa phương) về vấn đề dân tộc ít người”.

Năm 1988, Ban Bí thƣ Trung ƣơng ra Quyết đi ̣nh số 62/QĐ-TW ngày

25/8/1998 quy định chƣ́c năng nhiê ̣m vu ̣ của Ban Dân tô ̣c Trung ƣơng.

Năm 1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 27- 11-1989 về "Một số chủ trƣơng, chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi". Đây là văn kiện quan trọng của Đảng, mở đƣờng cho sự đổi mới hoạt động công tác dân tộc. Nghị quyết 22 chỉ rõ: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với miền núi; kiện toàn tổ chức và tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tham mƣu, đủ sức giúp Trung ƣơng cả trong công tác

nghiên cứu, ban hành chính sách cũng nhƣ việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện CSDT, chính sách kinh tế, xã hội ở miền núi”.

Năm 1990, Thành lập Văn phòn g Miền núi và Dân tộc, để giúp Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng chỉ đạo công tác miền núi và dân tộc.

Năm 1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ƣơng và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Ủy ban Dân tộc và Miền núi. Lập Ban Cán sự Đảng Ủy ban Dân tộc và Miền núi làm nhiệm vụ tham mƣu cho Đảng về công tác dân tộc và miền núi [1]. Ủy ban Dân tộc và Miền núi có chức năng “quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc, đồng thời là cơ quan tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng và Chính phủ về chính sách chung và chính sách cụ thể đối với miền núi có các DTTS [6].

Năm 1998, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi tiếp tục đƣợc kiện toàn về tổ chức: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là Cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nƣớc, đồng thời là cơ quan tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng về chủ trƣơng, chính sách đối với các DTTS và miền núi [7].

Năm 2002, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trở lại với tên gọi ỦY BAN DÂN TỘC (nhƣ năm 1959) [45]. Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ có chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nƣớc; QLNN các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc Uỷ ban quản lý theo quy định của pháp luật [8]. Uỷ ban Dân tộc có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

tên go ̣i nhƣ trên, đến nay, Ủy ban Dân tộc có vị trí và chức năng “là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật”[7].

Hệ thống cơ quan công tác dân tộc tại địa phƣơng đƣợc quy định tại Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp:

- Thành lập Ban Dân tộc là cơ quan tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc, có con dấu, tài khoản riêng khi có ít nhất một trong ba tiêu chí: “Có trên 20.000 ngƣời DTTS sống tập trung thành cộng đồng làng, bản” hoặc “Có dƣới 5.000 ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại”.

Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng các tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc theo một trong hai mô hình: “Ban Dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác chuyên môn, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, phƣơng tiện và điều kiện làm việc” hoặc “Sở có chức năng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”.

- Thành lập Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện khi có một trong hai tiêu chí: “Có ít nhất 5.000 ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển” hoặc “Có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại”.

Đối với những huyện có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đủ các tiêu chí trên thì tổ chức làm công tác dân tộc thực hiện theo mô hình: “Thành lập Phòng QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có công tác dân tộc và công tác chuyên môn khác có liên quan nhiều đến công tác dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện” hoặc “Bố trí cán bộ chuyên trách công tác dân tộc trong Văn phòng HĐND và Uỷ ban nhân dân hoặc phòng chuyên môn khác hiện có của Uỷ ban nhân dân cấp huyện”.

- Đối với xã, phƣờng, thị trấn có đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn không thành lập tổ chức riêng, nhƣng phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm theo dõi tổ chức thực hiện công tác dân tộc.

Sau 04 năm thực hiện Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18-2-2004 về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, ngày 04/02/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; theo đó Phòng Dân tộc các huyện đƣợc sát nhập vào Văn phòng HĐND - UBND huyện hoặc đơn vị chức năng khác của huyện. Đầu mối tổ chức Phòng Dân tộc thuộc UBND cấp huyện không còn.

Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quyết định tái thành lập “Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc”.

Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; theo đó, Ban Dân tộc là một trong những sở đặc thù đƣợc tổ

chức ở một số địa phƣơng. Ban Dân tộc là cơ quan “tham mưu, giúp UBND

cấp tỉnh QLNN về: Công tác dân tộc”. Ban Dân tộc ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khi đảm bảo có 2 (hai) trong 3 (ba) tiêu chí sau:

Một là, có trên 20.000 (hai mƣơi nghìn) ngƣời DTTS sống tập trung thành cộng đồng, làng, bản;

Hai là, có trên 5.000 (năm nghìn) ngƣời DTTS đang cần Nhà nƣớc tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển;

Ba là, có đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cƣ; biên giới có đông đồng bào DTTS nƣớc ta và nƣớc láng giềng thƣờng xuyên qua lại.

Đối với những tỉnh có đồng bào DTTS sinh sống nhƣng chƣa đáp ứng các tiêu chí nhƣ trên thì thành lập Phòng Dân tộc (hoặc bố trí công chức) làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh. Phòng Dân tộc (hoặc công chức) làm công tác dân tộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh. Văn phòng UBND cấp tỉnh đảm bảo cơ sở vật chất và hành chính quản trị cho hoạt động của Phòng Dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)