Kết quả thực hiện di dân các năm 2006-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 45)

Tỷ lệ bố trí dân cƣ các vùng [Biểu đồ 2.2], trong giai đoạn 2006- 2011 việc di dân tập trung vào công tác di dân ra vùng biên giới với 2.358 hộ (chiếm 78%); trí dân cƣ vùng thiên tai với 484 hộ (chiếm 16%); bố trí dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo, rừng phòng hộ, dân cƣ tự do chiếm tỷ lệ rất ít.

Kết quả thực hiện di dân 2006 - 2011 78% 16% 6% 0% 0% 0%

Bố trí dân cƣ biên giới Bố trí dân cƣ vùng thiên tai Bố trí dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn

Bố trí dân cƣ hải đảo

Bố trí dân cƣ vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

Bố trí, sắp xếp ổn định dân cƣ tự do

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ bố trí dân cư các vùng giai đoạn 2006 -2011

Việc di dân ra biên giới chiếm tỷ lệ lớn đã góp phần đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh quốc phòng.

2.1.1.3. Vấn đề nhân dân qua lại biên giới

Do các xã biên giới trên đất liền liền kề nhau, tình trạng qua lại biên giới trái phép giữa nhân dân hai nƣớc ở các khu vực giáp biên vẫn xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây, hiện tƣợng lao động Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê có những dấu hiệu phức tạp. Tƣ̀ năm 2010 đến nay có gần 2.000 lƣợt ngƣời, chủ yếu là đồng bào DTTS ở các địa phƣơng Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Móng Cái sang Trung Quốc lao động làm thuê. (Năm 2010 có 676 ngƣời, năm 2011 có 583 ngƣời, 4 tháng đầu năm 2012 có 733 ngƣời). Có 123 ngƣời bị phía Trung Quốc bắt giữ xử lý (số thực tế còn cao hơn, có thời điểm lên tới ngàn lƣợt ngƣời/ngày). Nguyên nhân của việc xuất cảnh trái phép này chủ yếu là do nhu cầu việc làm và thu nhập; đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, không có việc làm lúc nông nhàn hoặc vào tháng giáp hạt [15].

2.2. Thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua

2.2.1. Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Thực tế hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc của tỉnh gắn liền hoạt động của các cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND các cấp trên địa bàn Quảng Ninh.

2.2.1.1. Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND tỉnh

LÃNH ĐẠO BAN (03) Trƣởng ban và 02 Phó Trƣởng ban VĂN PHÒNG (05 biên chế) THANH TRA (03 biên chế) PHÒNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC (04 biên chế) PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP (03 biên chế) PHÒNG THÔNG TIN -TUYÊN TRUYỀN (02 biên chế)

Biểu 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh năm 2014

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc [57]; là hệ thống cơ quan chuyên mô n đƣợc thành lâ ̣p ở các đi ̣a phƣơng đáp ƣ́ng các tiêu chí đã quy đi ̣nh ta ̣i khoản 2- Điều 9 Nghị

định 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng [10].

Cơ quan Ban Dân tô ̣c đƣợc tổ chƣ́c theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t tổ chƣ́c HĐND và UBND năm 2003 là nhóm cơ quan thuộc UBND tỉnh nhƣng trên thƣ̣c tế la ̣i đƣợc tổ chƣ́c theo nguyên tắc hai chiều (chiều do ̣c và chiều ngang). Tuy nhiên trƣ̣c thuô ̣c chiều ngang là cơ bản.

Xét theo chiều ngang , Ban Dân tô ̣c tham mƣu , giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc, đồng thời thƣ̣c hiê ̣n mô ̣t số nhiê ̣m vụ, quyền ha ̣n theo sƣ̣ ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t. Ban Dân tô ̣c chi ̣u sƣ̣ quản lý về biên chế và công tác của UBND tỉnh.

Xét theo chiều do ̣c , Ban Dân tô ̣c chi ̣u sƣ̣ chỉ đa ̣o , kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác dân tô ̣c ở cấp Trung ƣơng là Ủy ban Dân tô ̣c.

Mối quan hê ̣ hai chiều trƣ̣c thuô ̣c thể hiê ̣n nguyên tắc tâ ̣p trung dân chủ trong bô ̣ máy Nhà nƣớc XHCN nhằm kết hợp tốt giƣ̃a quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ một cách hài hòa và hữu hiệu.

Cơ cấu tổ chƣ́c bô ̣ máy của Ban Dân tô ̣c tỉnh Quảng Ninh gồm có Lãnh đạo Ban Dân tộc và (05) năm đơn vị thuộc Ban Dân tộc [Biểu 2.3].

- Lãnh đạo Ban gồm Trƣởng Ban và các Phó trƣởng Ban . Trƣở ng Ban

là ngƣời đứng đầu cơ quan , lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm trƣớc Uỷ ban Dân tộc, Chủ tịch UBND tỉnh và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Dân tộc Tỉnh.

- Các đơn vị thuộc Ban Dân tộc gồm có : Phòng Chính sách dân tộc ,

Phòng Kế hoạch-Tổng hợp, Phòng Thông tin-Tuyên truyền, Thanh tra Ban và Văn phòng Ban.

+ Phòng Chính sách dân tộc có chức năng tham mƣu , giúp lãnh đạo

Ban thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

+ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp có chƣ́c năng tham mƣu , giúp việc cho lãnh đạo Ban thực hiện chức năng quản lý các chƣơng trình mục tiêu, dự án, đề án, CSDT đƣợc UBND tỉnh hoặc đƣợc các Bộ, ngành Trung ƣơng giao cho Ban.

+ Phòng Thông tin - Tuyên truyền có chức năng tham mƣu, giúp

Trƣởng Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động QLNN của Ban Dân tộc tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu và các hệ thống công nghệ thông tin của Ban Dân tộc tỉnh.

+ Thanh tra Ban giúp Lãnh đạo Ban thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi QLNN về lĩnh vực công tác dân tộc của Ban Dân tộc tỉnh.

+ Văn phòng Ban thƣ̣c hiê ̣n chƣ́c năng tham mƣu , thông tin tổng hợp, điều phối công tác hành chính quản trị để phục vụ chƣơng trình kế hoạch của Lãnh đạo Ban, quản lý tài chính, tài sản của Ban; thƣờng trực Hội đồng thi đua - khen thƣởng, kỷ luật của cơ quan và ngành của tỉnh; tham mƣu công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ là công tác dân tộc ở địa phƣơng.

Biên chế hành chính của Ban Dân tô ̣c do UBND tỉnh quyết đi ̣nh trong tổng biên chế hành chính của tỉnh đƣợc Trung ƣơng giao . Hiê ̣n nay, Ban Dân tô ̣c đƣợc giao 21 biên chế quản lý nhà nƣớc . Biên chế hiê ̣n có của Ban Dân tô ̣c là 20. Trong đó bao gồm: Lãnh đạo Ban 03 biên chế (01 Trƣởng Ban, 02 Phó trƣởng Ban ); Phòng Chính sách dân tô ̣c : 04 biên chế (01 Trƣởng phòng,

01 Phó Trƣởng phòng và 02 chuyên viên ); Phòng Kế hoạch -Tổng hợp : 03

biên chế (01 Trƣởng phòng, 01 Phó Trƣởng phòng và 01 chuyên viên); Phòng Thông tin -Tuyên truyền : 02 biên chế (có 01 Phó Trƣởng phòng phụ trách Phòng và 01 chuyên viên); Thanh tra Ban: 03 biên chế (01 Chánh Thanh tra, 01 thanh tra viên và 01 chuyên viên).

2.2.1.2. Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp huyện

Hiê ̣n nay, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vi ̣ hành chí nh cấp huyện , trong đó có 04 thành phố, 9 huyê ̣n và 01 thị xã. Có 08/14 đơn vi ̣ hành chính cấp huyện đủ tiêu chí thành lâ ̣p Phòng Dân tô ̣c [9], gồm: TP. Móng Cái, huyê ̣n Đầm Hà , huyê ̣n Hải Hà , huyê ̣n Tiên Yên , huyê ̣n Bình Liêu , huyê ̣n Ba Chẽ, huyê ̣n Vân Đồn và huyê ̣n Hoành Bồ . Còn lại 06/14 đơn vi ̣ hành chính cấp huyện gồm: Huyện Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, huyện Cô Tô, thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên chƣa đủ tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc, chỉ bố trí 01 cán bộ công tác dân tộc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện [11].

Phòng Dân tộc cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyê ̣n , có chức năng tham mƣu , giúp UBND cấp huyện thực hiện chƣ́c năng QLNN về công tác dân tô ̣c . Phòng Dân tộc có tƣ cách pháp nhân , có con dấu và tài khoản riêng ; chịu sự chỉ đạo , quản lý về tổ chức , biên chế và công tác của UBND cấp huyện ; đồng thời chi ̣u sƣ̣ chỉ đa ̣o , hƣớng dẫn , kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ của Ban Dân tô ̣c tỉnh.

Tại 06 huyện (thị xã, thành phố) của tỉnh chƣa đủ tiêu chí thành lập Phòng Dân tộc, tuy chỉ biên chế 01 cán bộ công tác dân tộc trong Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, nhƣng 01 biên chế này cũng phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp huyện tại địa phƣơng.

2.2.1.3. Cán bộ công tác dân tộc thuộc UBND cấp xã

Đối với cấp xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn ,

không thành lập tổ chức riêng , nhƣng phân công một ủy viên UBND cấp xã

2.2.2. Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc

2.2.2.1. Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành văn bản về công tác dân tộc

Từ năm 2008 đến nay, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành nhiều nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các nghị quyết liên quan đến phát triển vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo và thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể nhƣ sau:

Một là, Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 15/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành các tiêu chí làm căn cứ xác định mức phân bổ vốn đầu tƣ cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006-2010) tỉnh Quảng Ninh.

Hai là, Nghị quyết số 14/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng các xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2010-2020). Mục tiêu của Nghị quyết này là ƣu tiên hỗ trợ nguồn lực đầu tƣ để tạo sự chuyển biến nhanh về phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo phục vụ có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống và phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc miền núi một cách bền vững, hạn chế tái nghèo ở các xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Cơ chế này áp dụng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển của ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Đối tƣợng thụ hƣởng là 53 xã nằm trong danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn của tỉnh. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi địa phƣơng đƣợc cân đối theo số xã thuộc đối tƣợng trên.

Ba là, Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về việc hỗ trợ tiền ăn cho đối tƣợng học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở. Đối tƣợng thụ hƣởng chính sách này là học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục trung học cơ sở, đƣợc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt cho

phép ở lại trƣờng để học tập trong tuần do không thể đi đến trƣờng và trở về nhà trong ngày, trừ các đối tƣợng đã đƣợc hƣởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trƣờng phổ thông dân tộc bán trú. Mức hỗ trợ là 40% mức lƣơng tối thiểu chung/học sinh/tháng, bằng mức hỗ trợ tiền ăn quy định tại Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Thời gian thụ hƣởng đƣợc tính theo thời gian học thực tế nhƣng không quá 9 tháng trong một năm học. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.

Bốn là, Nghị quyết số 40/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về việc hỗ trợ tiền ăn trƣa tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. Đối tƣợng thụ hƣởng chính sách này gồm: trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thƣờng trú tại các xã, phƣờng, thị trấn trong Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ), trừ các đối tƣợng đã đƣợc hƣởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ- TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ; trẻ em mẫu giáo 3, 4 và 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nƣớc. Mức hỗ trợ là 120.000 đồng/trẻ/tháng, bằng mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Thời gian hƣởng theo thời gian học thực tế. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.

Năm là, Nghị quyết số 59/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 về việc hỗ trợ tiền ăn cho đối tƣợng học sinh bán trú đang học trung học phổ thông, học trung cấp nghề hoặc học văn hóa trung học phổ thông kết hợp với học nghề trong cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020 đang học tại các cơ sở giáo dục trung học phổ thông (trừ trƣờng chuyên biệt), học trung cấp nghề hoặc học văn hóa trung học phổ thông kết hợp học nghề tại các cơ sở giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh đƣợc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt cho phép ở lại trƣờng để học tập trong tuần do không thể đi đến trƣờng và trở về nhà trong ngày (gọi là học sinh bán trú). Mức hỗ trợ bằng 40% mức lƣơng tối thiểu chung/học sinh/tháng. Thời gian hƣởng theo thời gian học thực tế nhƣng không quá 9 tháng trong một năm học. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.

2.2.2.2. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc theo từng năm và từng giai đoạn, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, cụ thể nhƣ:

Một là, Quyết định số 2892/2008/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành các tiêu chí làm căn cứ xác định mức phân bổ vốn đầu tƣ cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006-2010) tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết số 11/2008/NQ-HĐND ngày 15/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh

Hai là, Quyết định số 1246/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 về phân công giúp đỡ 26 xã nghèo trên địa bàn tỉnh thực hiện chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn 2007-2010.

Ba là, Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 05/3/2008 về việc phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008- 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Mục tiêu của Đề án là nhằm nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lƣới cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào

dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Tổng kinh phí thực hiện Đề án này đến năm 2015 là 351 tỷ đồng, trong đó: đầu tƣ xây dựng cơ bản 336 tỷ đồng, trang thiết bị và đào tạo 25 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)