Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 38 - 80)

1.3. Những yếu tố tác động đến QLNN về công tác dân tộc

1.3.2. Yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Những yếu tố đặc thù của ngành quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác dân tộc có tính đặc thù; là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực và cần có sự tham gia của nhiều ngành trong hệ thống chính trị. Công tác dân tộc đòi hỏi cán bộ phải hiểu biết chuyên môn đa ngành, có tâm huyết đối với sự nghiệp, có kiến thức quản lý nhà nƣớc và năng lực chuyên môn tốt, hiểu rõ đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của đồng bào; phải gần dân, hiểu dân và trọng dân và có kỹ năng vận động quần chúng. Công tác dân tộc đƣợc thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi, thƣờng là vùng trọng yếu, phên giậu của Tổ quốc, địa hình chia cắt phức tạp, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng thấp kém, tỉ lệ đói nghèo cao, cũng là địa bàn xung yếu, nhạy cảm về an ninh, chính trị. Tần suất công tác của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc đến địa bàn vùng dân tộc, miền núi thƣờng là nhiều hơn các ngành khác. Cơ quan làm công tác dân tộc phải thƣờng xuyên xuống cơ sở, nắm bắt tình hình, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của đồng bào để đề xuất xây dựng chủ trƣơng, chính sách, đồng thời phải tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc; thăm hỏi, động viên, vận động đồng bào, giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi. Yếu tố đặc thù của ngành công tác dân tộc là yếu tố chủ quan tác đông, ảnh hƣởng rất lớn tới QLNN về công tác dân tộc.

1.3.2.2. Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và hệ thống bộ máy quản lý

Hiện nay, hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan công tác dân tộc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và thiếu tính ổn định. Cơ chế quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã đƣợc hình thành, từng bƣớc hoàn thiện. Trong hệ thống bộ máy QLNN về công tác dân tộc, tỷ lệ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao nhất so với các Bộ, ngành khác.

Do biên chế của hệ thống cơ quan công tác dân tộc còn hạn chế nên kinh phí đƣợc giao cũng rất hạn hẹp theo cơ chế khoán chi hiện nay. Ngành công tác dân tộc chƣa xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chức danh theo nghề đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nhƣ một số ngành, nghề khác để đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp nghề theo quy định hiện hành.

Nguyên nhân là do cơ quan công tác dân tộc có nhiều biến động, thiếu ổn định; việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc quy chuẩn nghề nghiệp chung. Mặt khác, công tác dân tộc có tính tổng hợp, mang tính chất đa ngành, đa lĩnh vực nên rất khó trong việc chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh. Thực tế trên khẳng định: Mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và hệ thống bộ máy quản lý có tác động, ảnh hƣởng rất lớn tới QLNN về công tác dân tộc.

1.3.2.3. Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quyết định sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc. Chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức có tính quyết định trong QLNN về công tác dân tộc. Đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng mới thực hiện đƣợc QLNN về công tác dân tộc hiệu quả và ngƣợc lại.

Kết luận Chƣơng 1

Dân tộc là một cộng đồng ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử trên cơ sở có chung phƣơng thức sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có tâm lý và ý thức riêng, kết tinh trong nền văn hóa của dân tộc và cƣ trú trên một vùng lãnh thổ nhất định. Dân tộc là một bộ phận của quốc gia. Ví dụ nhƣ dân tộc Kinh, Tày, Nùng…

QLNN về công tác dân tộc là một bộ phận cấu thành của hệ thống QLNN. Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc (trong đó trƣớc hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nƣớc), cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến pháp, luật và để thi hành Hiến pháp, luật nhằm tác động đến công tác dân tộc để đạt đƣợc mục đích đã đƣợc xác định trƣớc.

Chủ thể quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc là hệ thống cơ quan làm công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác dân tộc từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng (Uỷ ban Dân tộc; UBND tỉnh, Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện, Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã, Cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác dân tộc thuộc UBND cấp xã).

Đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong đời sống gắn với vùng cƣ trú của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cơ sở pháp lý của QLNN về công tác dân tộc là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các văn bản QPPL quy định về công tác dân tộc

Quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc cũng giống nhƣ các hoạt động quản lý nhà nƣớc khác đều bị ảnh hƣởng bởi tác động của các yếu tố nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, mức độ hoàn thiện của cơ chế quản lý và bộ máy quản lý, chất lƣợng, số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức…

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh tỉnh quảng ninh

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới và hải đảo, đƣợc ví nhƣ “đất nƣớc Việt Nam thu nhỏ”. Trung tâm tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 175km. Phía Bắc của tỉnh giáp nƣớc CHND Trung Hoa; phía Tây giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dƣơng; phía Nam và phía Đông giáp thành phố Hải Phòng và Vịnh Bắc bộ.

Là một cực trong tam giác phát triển Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa – xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng trung du Bắc bộ. Quảng Ninh có 118,825km đƣờng biên giới với Trung Quốc, một khu vực đang phát triển rất sôi động với chính sách mở cửa, đặt Quảng Ninh ở vào vị thế vừa cạnh tranh, vừa phải tăng cƣờng tiềm lực kinh tế - quốc phòng để chủ động trong mọi tình huống.

Về địa hình, Quảng Ninh là một tỉnh có địa hình miền núi, trung du và ven biển.

Về cảnh quan, Quảng Ninh có hơn 600 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới, vừa đƣợc vinh danh là kỳ quan, có quần thể di tích thời Trần, tiêu biểu là Khu Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, hàng năm có

2.1.1.2. Kinh tế - xã hội

Quảng Ninh là một vùng có những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội, một vùng đất đƣợc vua Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV mô tả: “ngƣ diêm nhƣ thổ dân xu tiện, hòa đạo vô điền phú bạc chinh”. Cụ Đào Duy Anh dịch là “Đất nhiều cá, muối, dân no đủ. Ruộng thiếu hoa mầu, thuế nhẹ nhàng”. Nhà sử học Phan Huy Chú viết rằng: “Đất trong phủ (Hải Đông) núi biển nhiều mà ruộng nƣơng ít, dân buôn bán kiếm lợi, làm ruộng, trồng dâu ít. Việc đánh thuế không giống nhƣ các trấn”[52, tr.89].

Ngày nay, kinh tế Quảng Ninh có nhiều lợi thế về địa lý và nguồn tài nguyên. Với vị trí địa đầu và có nhiều cửa khẩu nên thuế xuất nhập khẩu ở Quảng Ninh tăng nhanh và chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu của tỉnh. Hệ thống cảng biển và cửa khẩu không chỉ tạo nguồn thu và đẩy mạnh ngoại thƣơng của tỉnh mà còn thúc đẩy sản xuất trong nội địa. Ảnh hƣởng của vùng cửa ngõ đã tác động đến tất cả các ngành kinh tế của tỉnh từ công nghiệp đến du lịch; từ công nghiệp đến nông, lâm, ngƣ nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ. Quảng Ninh đã thực sự trở thành mũi nhọn, một chân kiềng trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đã có ý nghĩa liên kết và làm đầu tầu thúc đẩy kinh tế cho các tỉnh phía Bắc.

Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, nhất là than đá, đá vôi, đất sét, tài nguyên biển... là điều kiện để phát triển trung tâm khai khoáng, trung tâm nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nƣớc.

Con ngƣời và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh Sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với di sản tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm” và có chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) thuộc nhóm cao trong cả nƣớc.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh tiếp tu ̣c phát triển toàn diê ̣n , duy trì tốc đô ̣ tăng trƣởng cao , tiềm lƣ̣c, quy mô nền kinh tế tăng ma ̣nh[51].

2.1.1.3. Quốc phòng, an ninh

Là một tỉnh miền núi, ven biển, biên giới phía Đông Bắc của nƣớc Việt Nam, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông và phía Đông-Nam là biển, các dãy đảo đất và đảo đá vôi vây quanh nhƣ lũy thành. Vị trí tỉnh Quảng Ninh thực hiểm yếu và là địa đầu bảo vệ biên cƣơng phía Đông Bắc Việt Nam [40, tr.89]. Trong những năm qua, công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh luôn đảm bảo. Tỉnh tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên địa bàn Quảng Ninh chƣa để xảy ra khủng bố, bạo loạn, gây rối về an ninh chính trị. Tuy vậy, tình hình an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định, nhất là an ninh nội bộ, tôn giáo.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi; công tác định canh, định cư và vấn đề nhân dân qua lại biên giới tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua

2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi

Trong 186 xã, phƣờng, thị trấn thuộc 14 đơn vị hành chính cấp huyện

(04 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện) ở Quảng Ninh, vùng dân tộc, miền núi

của tỉnh gồm 113/186 xã, phƣờng (trong đó có 22 xã khu vực III, 12 xã khu vực II và 79 xã khu vực I). Dọc tuyến biên giới trên đất liền giáp Trung quốc có 10 xã (gồm 34 thôn, bản) và 07 phƣờng giáp biên [phụ lục 1A, 1B, 1C].

Vùng dân tộc, miền núi tỉnh Quảng Ninh chiếm hơn 85% diện tích của tỉnh, có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng và có số dân chiếm hơn 50% dân số của tỉnh.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 ngƣời với 22 thành phần dân tộc. Trong đó, thành phần dân tộc

Kinh có 1.001.103 ngƣời; 21 thành phần DTTS có 143.278 ngƣời, chiếm 12,52% dân số của tỉnh. Trong 21 thành phần DTTS, có 05 thành phần dân tộc có số dân từ 5.000 ngƣời trở lên gồm: Dao (68.540 ngƣời), Tày (29.849 ngƣời), Sán Dìu (20.899 ngƣời), Sán Chay (gồm 02 tộc ngƣời Cao Lan và Sán Chỉ: 16.107 ngƣời), Hoa (5.503 ngƣời); còn lại là các thành phần dân tộc khác. [Phụ lục 2].

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi của tỉnh từng bƣớc ổn định và phát triển, an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh đƣợc cải thiện: 100% số xã có đƣờng ô tô cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã, phƣờng, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 90% số hộ dân ở các xã nghèo đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia; 86% hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; 84% số xã có chợ trung tâm cụm xã. Kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đƣợc giữ vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. Mức sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, ổn định và nâng cao hơn trƣớc. Nếp sống văn hóa đƣợc duy trì, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp đƣợc giữ vững. Hầu hết các DTTS trong tỉnh bảo tồn đƣợc tiếng nói. Hoạt động văn hóa của các DTTS trong các dịp sinh hoạt cộng đồng (nhƣ lễ hội, chợ phiên…) đƣợc khôi phục, duy trì. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới đƣợc bảo vệ vững chắc. Đồng bào các dân tộc luôn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Hệ thống chính trị vùng dân tộc, miền núi luôn đƣợc củng cố.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo, nhất là ở các xã, thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, biên giới còn rất nhiều khó khăn.

2.1.1.2. Tình hình di dân ra biên giới, công tác định canh định cư

Từ năm 2006 đến hết năm 2011, tỉnh bố trí, sắp xếp ổn định 3.018 hộ dân di chuyển ra biên giới hoặc ổn định dân cƣ tại chỗ. Trong đó diện di dân ra biên giới: 2.358 hộ, di dân vùng thiên tại, vùng ĐBKK: 660 hộ, hình thành 07 điểm dân cƣ mới: Khe Lánh I, Khe Lánh II, Cống Mằn Thìn (Hải Hà), Nà Dun, Trình Tƣờng, Phật Chỉ (Bình Liêu), Lục Phủ (Móng Cái) [2], [48].

Kết quả thực hiện di dân các năm 2006 - 2011

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Số hộ

Bố trí dân cƣ biên giới Bố trí dân cƣ vùng thiên tai Bố trí dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn Bố trí dân cƣ hải đảo

Bố trí dân cƣ vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Bố trí, sắp xếp ổn định dân cƣ tự do

Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện di dân các năm 2006-2011

Tỷ lệ bố trí dân cƣ các vùng [Biểu đồ 2.2], trong giai đoạn 2006- 2011 việc di dân tập trung vào công tác di dân ra vùng biên giới với 2.358 hộ (chiếm 78%); trí dân cƣ vùng thiên tai với 484 hộ (chiếm 16%); bố trí dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo, rừng phòng hộ, dân cƣ tự do chiếm tỷ lệ rất ít.

Kết quả thực hiện di dân 2006 - 2011 78% 16% 6% 0% 0% 0%

Bố trí dân cƣ biên giới Bố trí dân cƣ vùng thiên tai Bố trí dân cƣ vùng đặc biệt khó khăn

Bố trí dân cƣ hải đảo

Bố trí dân cƣ vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

Bố trí, sắp xếp ổn định dân cƣ tự do

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ bố trí dân cư các vùng giai đoạn 2006 -2011

Việc di dân ra biên giới chiếm tỷ lệ lớn đã góp phần đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh quốc phòng.

2.1.1.3. Vấn đề nhân dân qua lại biên giới

Do các xã biên giới trên đất liền liền kề nhau, tình trạng qua lại biên giới trái phép giữa nhân dân hai nƣớc ở các khu vực giáp biên vẫn xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây, hiện tƣợng lao động Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê có những dấu hiệu phức tạp. Tƣ̀ năm 2010 đến nay có gần 2.000 lƣợt ngƣời, chủ yếu là đồng bào DTTS ở các địa phƣơng Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Móng Cái sang Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 38 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)