Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 34 - 38)

1.3. Những yếu tố tác động đến QLNN về công tác dân tộc

1.3.1. Yếu tố khách quan

1.3.1.1. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi đối tượng quản lý

Phạm vi, đối tƣợng QLNN về công tác dân tộc là vùng dân tộc, miền núi: từ những xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (xã khu vực I, khu vực II) đến xã, thôn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất (xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn). Khu vực này thƣờng thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển chƣa cao; dân cƣ phần lớn thuộc nhóm có thu nhập thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao; một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc Tiếng Việt; trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập quán lạc hậu; là địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi dụng tạo nên “vấn đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”...

Vì thế, việc QLNN về công tác dân tộc thƣờng khó khăn, phức tạp. Công tác dân tộc có tính đa ngành, đa lĩnh vực. Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp của đối tƣợng quản lý càng cao bao nhiêu; quy mô, phạm vi đối tƣợng quản lý càng rộng bao nhiêu thì yếu tố tác động, ảnh hƣởng của nó đối với QLNN về công tác dân tộc càng lớn bấy nhiêu.

1.3.1.2. Yếu tố kinh tế, mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc chịu sự tác động, ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố kinh tế, nhất là chịu sự tác động bởi mức độ phát triển kinh tế

của đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Tƣ tƣởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS đƣợc hƣởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...

Mục tiêu QLNN về công tác dân tộc là phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững; đẩy mạnh giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc; giảm dần vùng ĐBKK... Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu này phải nhờ vào sự phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn tài chính đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi. Kinh tế là tiền đề cơ sở, là công cụ, là động lực QLNN về công tác dân tộc.

Thực tế cho thấy, ở những giai đoạn kinh tế nƣớc nhà phát triển thì nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi đƣợc dồi dào, mục tiêu QLNN về công tác dân tộc trong giai đoạn đó dễ dàng đƣợc thực hiện. Giai đoạn kinh tế đất nƣớc khó khăn thì nguồn lực đầu tƣ, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi sẽ khó khăn; mục tiêu QLNN về công tác dân tộc trong giai đoạn đó khó thực hiện.

Trong những năm qua, nƣớc ta đã có bƣớc tiến dài về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trƣớc hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trƣờng, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ nhau cùng phát triển. Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta ngày nay không hề mâu thuẫn với mục tiêu QLNN về công tác dân tộc vì nền

kinh tế đó có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ đề cao, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trƣờng mà coi nhẹ công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội thì mọi hoạt động QLNN về công tác dân tộc chắc sẽ bị tác động, ảnh hƣởng tiêu cực.

Ở tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua, nhờ có sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh ở mức cao, công tác quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc đã đƣợc tỉnh quan tâm đúng mức. Vì tỉnh tự cân đối đƣợc ngân sách nên vùng dân tộc, miền núi ngày càng đƣợc tỉnh quan tâm hỗ trợ, đầu tƣ phát triển. Các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc do Ban Dân tộc tỉnh tham mƣu, quản lý và tổ chức thực hiện đều đƣợc đảm bảo về nguồn lực và hiệu quả. Vì thế, mức độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng đƣợc xác định là yếu tố tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân tộc.

1.3.1.3. Yếu tố chính trị, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi.

Cùng với yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị, nhất là về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi cũng là một trong những yếu tố tác động, ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Yếu tố chính trị định hƣớng hoạt động QLNN về công tác dân tộc. Sự định hƣớng tích cực, tiến bộ sẽ giúp cho hoạt động QLNN về công tác dân tộc theo hƣớng tích cực, tiến bộ. Cổ nhân có câu: “An cƣ, lạc nghiệp”; sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi phụ thuộc rất nhiều vào tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng. Thực tiễn 03 vùng dân tộc, miền núi: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ trong thập kỷ qua đã chứng minh điều đó. Ở Quảng Ninh, nhờ tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, miền núi trong những năm qua cơ bản đƣợc ổn định, sự nghiệp QLNN về công tác dân tộc đƣợc diễn tiến bình thƣờng và hiệu quả.

1.3.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi

Cũng nhƣ các yếu tố kinh tế, chính trị, yếu tố văn hóa-xã hội, nhất là đặc

điểm lịch sử, văn hóa, xã hội vùng dân tộc, miền núi có tác động, ảnh hƣởng khá lớn đến QLNN về công tác dân tộc. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, các dân tộc đều bình đẳng, có chung chế độ chính trị, nhà nƣớc, luật pháp, kinh tế, văn hoá nhƣng lại có văn hoá tộc ngƣời (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, cách tƣ duy, lối sống…) riêng của mình. Mỗi dân tộc có nền văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo tín ngƣỡng truyền thống riêng và phát triển không đều nhau; cá biệt, có những dân tộc rất ít ngƣời, không thể tự phát triển. QLNN về công tác dân tộc không thế không quan tâm tới yếu tố văn hóa - xã hội; đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội của từng dân tộc và của vùng dân tộc, miền núi. Trong thực tế, QLNN về công tác dân tộc không chỉ dùng một phƣơng pháp quản lý đơn lẻ mà trong từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và từng vùng dân tộc khác nhau đƣợc sử dụng những phƣơng pháp quản lý phù hợp và thƣờng áp dụng tổng hợp các nhóm phƣơng pháp trong QLNN mới đem lại hiệu quả.

1.3.1.5. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin.

Hoạt động QLNN về công tác dân tộc rất cần các điều kiện, phƣơng tiện để thực thi nhiệm vụ. Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố khách quan tác động, ảnh hƣởng trực tiếp tới QLNN về công tác dân tộc. Việc triển khai tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án, chính sách dân tộc tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; địa hình đi lại khó khăn; việc triển khai công tác thông tin, tuyên truyền tới một bộ phận đồng bào chƣa biết chữ, không thể nghe, nói đƣợc Tiếng Việt; trình độ dân trí nhìn chung còn hạn chế; nhiều nơi còn tồn tại tập quán lạc hậu; là địa bàn thƣờng bị các thế lực phản động lợi

dụng tạo nên “vấn đề dân tộc”, “vấn đề tôn giáo”, “nhân quyền”...; một lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp và nhạy cảm trong thời đại bùng nổ thông tin, nhu cầu thông tin cần phải đƣợc cung cấp kịp thời, nên mức độ hiện đại hóa công sở, đặc biệt là hiện đại hóa trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin tác động, ảnh hƣởng rất lớn đến QLNN về công tác dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)