Nhu cầu tiếp tục hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 80 - 82)

3.1. Nhu cầu tiếp tục hoạt động QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bàn tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu tổng quát “Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa”. Để thực hiện đƣợc mục tiêu, tỉnh Quảng Ninh cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hẹp khoảng cách giữa vùng đồng bào DTTS miền núi, biên giới, hải đảo với vùng đô thị.

Trong những năm qua , tỉnh Quảng Ninh ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh. Chính quyền các cấp đã cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả. Song, so với mặt bằng chung của tỉnh, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh Quảng Ninh còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có các cơ chế, chính sách đầu tƣ, phát triển mới phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác dân tộc trong thời kỳ mới, ngày 29/5/2013, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Ngày 07/8/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Chƣơng trình hành

động thực hiện nghị quyết trên. Theo đó, mục tiêu chung là tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc phục vụ có hiệu quả kinh tế nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh của tỉnh trong thời kỳ mới. Thu hẹp, hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đô thị với các vùng, miền khác trong tỉnh đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp; tăng cƣờng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã đề ra các mục tiêu cần phải đạt qua các giai đoạn nhƣ sau:

Đến hết năm 2015: cơ bản các xã ra khỏi diện xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK). 20/54 xã khó khăn đạt tiêu chí xã Nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng miền núi, dân tộc gấp 2 lần so với năm 2010; bình quân tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II (các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhƣng đã tạm thời ổn định) dƣới 15%; có 80% số gia đình, 60% sô thôn bản thuộc khu vực miền núi, biên giới đạt chuẩn văn hóa; 100% số xã duy trì và nâng cao chất lƣợng đạt chuẩn phổ cấp giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã có đài truyền thanh, thôn bản có các điểm kết nối đƣợc Internet, các hộ gia đình vùng miền núi, biển đảo xem đƣợc Đài Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Quảng Ninh; 90% trở lên cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn. Quy hoạch, sắp xếp ổn định các cụm khu dân cƣ khu vực biên giới.

Đến hết năm 2020: có 80% xã vùng dân tộc, miền núi đạt tiêu chí Nông thôn mới, các xã còn lại trong vùng có hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí Nông thôn mới; các thôn bản ra khỏi diện ĐBKK; tỷ lệ hộ nghèo các xã khu vực II giảm bình quân từ 2-2,5%/ năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời gấp 2 lần so với năm 2015; duy trì 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân ở nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; xóa nhà ở tạm, nhà dở

Định hƣớng đến năm 2030: tiếp tục thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lƣợng cao; tiếp tục nâng cao các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm từng bƣớc phát triển toàn diện, nhanh, bền vững và hội nhập, đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh.

3.1.2. Đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhƣ vậy, quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu, khách quan trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay.

Trong hoạt động QLNN nói chung và hoạt động QLNN về công tác dân tộc nói riêng, công cụ quản lý cơ bản nhất chính là luật pháp. Đối với QLNN về công tác dân tộc, thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi để thực hiện đƣờng lối của Đảng trong vấn đề dân tộc, từng bƣớc đƣa đời sống của đồng bào các dân tộc sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ngày càng tốt hơn, hòa chung với sự phát triển của miền xuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh Luận văn ThS. Luật 60 38 01 01 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)